Zanamivir

Hoạt Chất

Zanamivir

    Đóng gói: Ống hít bằng miệng

    Công ty đăng ký: GlaxoSmithKline Pte., Ltd

    Loại thuốc: Thuốc phòng và điều trị cúm

Tác giả: Cập nhật: 5:48 pm , 09/08/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Zanamivir là thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề do virut cúm gây ra khi các triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, khoảng 2 ngày. Để hiểu rõ hơn về thuốc, cách sử dụng, những thông tin về giá thuốc và địa chỉ cung cấp, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin sau đây.

Tác dụng của thuốc Zanamivir là gì?

Zanamivir là hoạt chất thuốc nhóm kháng khuẩn, phân nhóm thuốc kháng virus. Thuốc này được dùng để điều trị các triệu chứng cúm như mệt mỏi, đau đầu, sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng trong thời gian ngắn 2 ngày hoặc ít hơn. Thuốc cũng có thể sử dụng để phòng ngừa cúm khi tiếp xúc với người bị cúm hoặc khi có dịch cúm trong cộng đồng.

Thuốc Zanamivir giúp điều trị những vấn đề do virus cúm gây ra trong thời gian ngắn
Thuốc Zanamivir giúp điều trị những vấn đề do virus cúm gây ra trong thời gian ngắn

Thuốc phát huy tác dụng bằng các ngăn chặn virus cúm phát triển. Tuy nhiên thuốc này không thay thế vắc – xin cúm và không có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.

Cách dùng thuốc Zanamivir

Cách sử dụng Zanamivir như thế nào?

  • Thuốc hoạt động tốt khi sử dụng sớm sau khi tiếp xúc với những bệnh nhân bị cúm. Nếu đã bị cúm người bệnh nên tiếp tục sử dụng thuốc cho dù đã cảm thấy tốt hơn sau một vài ngày điều trị. Làm như vậy để chữa tận gốc tình trạng nhiễm trùng do virus gây ra. Thuốc nên được sử dụng trong 5 ngày.
  • Thuốc được dùng bằng cách hít qua miệng
  • Không trộn Zanamivir với bất kỳ thuốc nào. Đồng thời không sử dụng thuốc này với các máy phun sương hoặc máy thở cơ học.
  • Đọc thông tin thông tin về thuốc Zanamivir trên tờ hướng dẫn và hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ bất kỳ băn khoăn nào.
  • Hướng dẫn dùng thuốc: Tháo nắp trên ống hít, kiểm tra ống ngậm xem có dính bụi bẩn hay không. Lắp đĩa thuốc vào ống hít. Dùng tay nhấn làm vỡ một vỉ thuốc. Giữ đúng mức bơm thuốc của đĩa để không làm tràn thuốc ra ngoài. Đặt ống hít vào miệng và hít bằng miệng càng sâu càng tốt. Giữ hơi thở trong vài giây. Với những lần hít tiếp theo, đưa vỉ thuốc khác và lặp lại quá trình này.
  • Sau khi đã sử dùng thuốc xong, người dùng lau sạch ống ngậm và thay thế nắp để giữ cho ống ngậm sạch sẽ.
  • Nếu không hiểu cách sử dụng ống hít theo tờ hướng dẫn hãy hỏi bác sĩ để sử dụng đúng cách nhất.

Cần làm gì khi dùng quá liều?

Khi sử dụng Zanamivir quá liều, người bệnh cần gọi đến Trung tâm cấp cứu hoặc sớm đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ Yumangel tế kịp thời.

Nên làm gì nếu quên một liều Zanamivir?

Nếu quên sử dụng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu liều dùng gần với thời gian liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên. Không hít thuốc gấp đôi số lần quy định trong một liều.

Liều dùng của Zanamivir như thế nào?

  • Đối với điều trị bệnh cúm

Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: Liều 10mg, 2 lần hít bằng miệng (1 vỉ 1 lần). Thực hiện 2 liệu trình thuốc mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ và thực hiện 5 ngày.

  • Đối với dự phòng bệnh cúm

Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi: Liều 10mg, 2 lần hít bằng miệng, mỗi ngày thực hiện 1 lần. Duy trì sử dụng thuốc 10 ngày khi phòng tránh lây nhiễm trong gia đình và 28 ngày nếu cộng đồng bùng phát dịch.

Cảnh báo/ điều thận trọng cần chú ý khi sử dụng Zanamivir là gì?

Khi có ý định sử dụng thuốc, người dùng cần cân nhắc rủi ro và lợi ích khi sử dụng thuốc. Người bệnh và bác sĩ phải cùng cân nhắc dựa trên những điều sau:

Dị ứng

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu có phản ứng bất thường hoặc bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào đã sử dụng. Đồng thời người bệnh cần nói rõ với bác sĩ những dị ứng gặp phải do sử dụng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản…

Dùng thuốc cho trẻ em

Độ an toàn, hiệu quả của thuốc Zanamivir chưa được xác định trong điều trị cúm ở trẻ dưới 7 tuổi và trong phòng ngừa cúm ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở Canada, thuốc không được khuyến cáo với trẻ em dưới 12 tuổi.

Người mắc các bệnh lý

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Từng mắc bệnh hen suyễn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Người bị dị ứng với lactose hoặc protein trong sữa
  • Bệnh về não
  • Bệnh tâm thần;
  • Động kinh, hoặc có tiền sử bệnh
  • Bệnh tim
  • Vấn đề về đường thở (ví dụ như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD)

Dùng thuốc Zanamivir cho người già

Các nghiên cứu đã được thực hiện chứng minh rằng, các vấn đề lão khoa làm giảm tính hữu ích của Zanamivir ở người cao tuổi. Tuy nhiên bệnh nhân cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc so với người trẻ. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng Zanamivir cho người cao tuổi.

Cẩn trọng khi dùng Zanamivir cho người lớn tuổi
Cẩn trọng khi dùng Zanamivir cho người lớn tuổi

Người đang mang thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý điều gì?

Zanamivir được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa vào nhóm thuốc C, nhóm thuốc có thể có nguy cơ đối với thai kỳ. Phụ nữ có thai hoặc người đang nuôi con bằng sữa nên tránh sử dụng thuốc này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Tương tác thuốc

Zanamivir tương tác với những thuốc nào?

Sử dụng các thuốc kết hợp với nhau có thể dẫn đến các phản ứng không mong đợi trong một số trường hợp. Vì vậy hãy thông báo với bác sĩ điều trị những loại thuốc đang hoặc đã được sử dụng trong thời gian gần đây. Bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, sản phẩm chức năng, sản phẩm bổ sung.

Zanamivir có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin cúm. Vì vậy nên đợi ít nhất 2 ngày sau khi kết thúc điều trị bằng Zanamivir rồi mới tiêm vắc xin cúm.

Thực phẩm đồ uống tương tác với Zanamivir là gì?

Các loại thực phẩm, rượu và thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của Zanamivir. Vì vậy người bệnh nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và rượu khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn, đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tác dụng phụ của Zanamivir là gì?

Khi sử dụng Zanamivir, người dùng có thể gặp phải những tác dụng phụ dễ gặp như:

Sử dụng Zanamivir có thể gay đau đầu, chóng mặt
Sử dụng Zanamivir có thể gay đau đầu, chóng mặt
  • Nhức đầu , chóng mặt ;
  • Triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.
  • Buồn nôn , nôn , tiêu chảy ;
  • Ho, khò khè, khó thở;
  • Đau tai;

Người bệnh cần nhận trợ giúp Y tế kịp thời khi có các dấu hiệu phản ứng dị ứng như: Nổi mề đay, khó thở, sưng ở môi, lưỡi, mặt và cổ họng.

  • Người bệnh cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các vấn đề như:
  • Nhầm lẫn đột ngột, khó nói
  • Run, có một cơn động kinh
  • Ảo giác

Người bệnh cần dừng sử dụng Zanamivir và tìm đến sự hỗ trợ ngay của bác sĩ nếu bị thở khò khè, khó thở nghiêm trọng hoặc có cảm giác muốn ngất.

Trên đây chưa phải là tổng hợp đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Zanamivir. Vì vậy người bệnh cần tìm đến liên hệ ngay đến bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào khi sử dụng thuốc.

Bảo quản Zanamivir như thế nào?

  • Thuốc Zanamivir nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi có ánh sáng, nơi có độ ẩm cao. Không nên để thuốc ở ngăn đá tủ lạnh hoặc trong phòng tắm
  • Để thuốc ở nơi tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng hoặc người dùng không còn nhu cầu sử dụng, nên tiêu hủy thuốc theo hướng dẫn ghi trong tờ thông tin thuốc hoặc hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ và những người phụ trách xử lý chất thải ở địa phương.

Thuốc Zanamivir giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Hiện nay thuốc zanamivir đã được đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Người bệnh có thể mua thuốc tại những hiệu thuốc của bệnh viện, đại lý thuốc số 1. Giá thuốc trung bình khoảng 1.700.000 VND. Mức giá bán lẻ có thể ngang bằng hoặc thay đổi tùy theo các cơ sở và thời điểm mua thuốc.

Trên đây là những thông tin về thuốc Zanamivir dành cho những người đang có ý định mua thuốc hoặc muốn hiểu rõ hơn về thuốc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Để đảm bảo được chữa trị an toàn và đúng cách, bệnh nhân nên nhờ tới sự hỗ trợ y tế từ các bác sĩ thay vì tự mua thuốc.

Wikibacsi.com không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, hay những phương pháp điều trị y khoa.

Top