Thuốc Paraldehyde

Paraldehyde
Hoạt Chất

Paraldehyde

    Đóng gói: Siro, thuốc tiêm, dung dịch uống

    Loại thuốc: Điều trị các cơn co giật có liên quan đến chứng nghiện rượu hoặc các bệnh về thần kinh

Tác giả: Cập nhật: 2:15 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, động kinh hoặc nghiện rượu nặng nhất định cần phải biết tên một loại thuốc có tên gọi là Paraldehyde. Theo các chuyên gia y tế, Paraldehyde sẽ giúp hạn chế tối đa sự xuất hiện của các cơn co giật, giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, thường xuyên ngủ ngon giấc hơn và tinh thần ổn định trở lại.

Thuốc Paraldehyde có công dụng gì?

Paraldehyde là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các cơn co giật có liên quan đến chứng nghiện rượu hoặc các bệnh về thần kinh như động kinh, tâm thần phân liệt. Thuốc có tác dụng điều chỉnh tinh thần của bệnh nhân, giúp họ bớt căng thẳng, hạn chế tối đa các cơn co giật.

Không chỉ vậy, Paraldehyde có thể được coi là một viên thuốc an thần dành riêng cho các đối tượng bệnh nhân này, giúp họ có được một giấc ngủ ngon và ổn định tinh thần.

Thuốc Paraldehyde dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt
Thuốc Paraldehyde dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt

Nên sử dụng thuốc Paraldehyde như thế nào?

Thuốc Paraldehyde được sản xuất dưới dạng siro, dung dịch uống hoặc là thuốc tiêm. Tùy vào tình trạng bệnh, liều dùng của mỗi người sẽ là khác nhau chính vì thế bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng chung đơn thuốc với người khác cho dù tình trạng sức khỏe tương tự nhau.

Đây là một loại thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh – một cơ quan quan trọng trên cơ thể người, do đó, tất cả mọi thông tin về cách dùng cũng như liều lượng cần phải được bệnh nhân tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Bất cứ hành động tự ý tăng liều hoặc ngừng dùng thuốc khi chưa thông báo cho bác sĩ sẽ khiến cho tình trạng bệnh có chuyển biến xấu.

Đối với thuốc Paraldehyde dạng tiêm, chúng tôi khuyên mọi người không nên tự thực hiện tại nhà. Thay vào đó, người bệnh hãy đến trực tiếp bệnh viện để được những người có chuyên môn tiến hành tiêm thuốc vào bên trong cơ thể. Sau khi tiêm, thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên ở lại bệnh viện ít nhất 30 phút để bác sĩ theo dõi mọi phản ứng.

Về liều dùng, sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát và nắm được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn cụ thể. Thông tin quan trọng này sẽ được chính các bác sĩ chịu trách nhiệm chính về sức khỏe của người bệnh cung cấp.

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Dẫu biết Paraldehyde có thể giúp hạn chế tối đa các cơn co giật ở bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, tuy nhiên bên cạnh lợi ích này, thuốc cũng để lại cho người dùng không ít rắc rối. Cụ thể là:

  • Ho
  • Phát ban, nổi mề đay trên da
  • Đỏ sưng hoặc đau tại chỗ tiêm
  • Vàng da
  • Nước tiểu đục
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn
  • Khó thở
  • Chân tay bị run rẩy
  • Buồn nôn và nôn
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt
  • Nhịp tim chậm
  • Co thắt dạ dày
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đau dạ dày
  • Mồ hôi tiết ra nhiều
  • Sinh ra ảo giác
  • Hơi thở có mùi khó chịu
Mọi người có thể bị nổi mề đay khi sử dụng thuốc Paraldehyde
Mọi người có thể bị nổi mề đay khi sử dụng thuốc Paraldehyde

Không phải bất cứ trường hợp bệnh nhân nào dùng Paraldehyde cũng xuất hiện các triệu chứng bất thường kể trên tuy nhiên mọi người vẫn nên đề phòng. Chỉ cần một dấu hiệu khác lạ “lộ diện” sau một thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, nếu có thể hãy đi bệnh viện kiểm tra cho chắc chắn nhất.

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Paraldehyde?

Nếu thuộc các trường hợp dưới đây, người bệnh không nên tự ý mua thuốc Paraldehyde về sử dụng:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Có tiền sử dùng ma túy
  • Bệnh nhân đang bị viêm đại tràng
  • Người bị hen suyễn, viêm phế quản hoặc mắc bệnh phổi mãn tính không nên dùng thuốc Paraldehyde
  • Nồng độ men gan trong máu cao cũng là tình trạng sức khỏe được khuyến cáo có thể xảy ra phản ứng xấu nếu có sự can thiệp của thuốc Paraldehyde
  • Trường hợp bệnh nhân đang bị đau dạ dày hoặc loét dạ dày, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định kê đơn Paraldehyde
  • Các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định chắc chắn liệu loại thuốc này có an toàn cho đối tượng người bệnh là trẻ em hoặc người cao tuổi trên 65 tuổi hay không
  • Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, suy tim, từng đột quỵ nên cẩn thận khi dùng thuốc

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Paraldehyde?

Khi sử dụng Paraldehyde để điều trị các cơn co giật liên quan đến bệnh về thần kinh, người dùng cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

  • Nói không hoàn toàn với rượu, thuốc lá hoặc các đồ uống có cồn khác
  • Trước khi dùng Paraldehyde, mọi người cần kiểm tra thuốc cẩn thận. Không sử dụng thuốc nếu như chất lỏng đã chuyển sang màu nâu hoặc có mùi chua như giấm
  • Không sử dụng muỗng nhựa hoặc cốc nhựa để chứa Paraldehyde thì các thành phần có trong thuốc sẽ có phản ứng không tốt với nhựa. Chính vì thế, mọi dụng cụ động đến Paraldehyde cần phải được làm từ kim loại hoặc thủy tinh
  • Mọi người có thể trộn chung Paraldehyde với sữa chua hoặc nước ép trái cây cho dễ uống
  • Nếu chẳng may quên liều, mọi người cần phải uống bổ sung lại ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm ấy quá gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo, tốt nhất bệnh nhân hãy bỏ qua luôn liều đã quên
  • Hạn chế ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Paraldehyde
  • Mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xác định xem thuốc có hiệu quả hay không
  • Không lái xe hoặc làm việc nặng ngay sau khi vừa uống Paraldehyde

Paraldehyde tương tác với các loại thuốc nào?

Không phải bất cứ loại thuốc nào khi dùng chung với Paraldehyde cũng được đánh giá là an toàn. Theo các chuyên gia y tế, sự tương tác lẫn nhau giữa các thuốc hoàn toàn có thể xảy ra và để lại rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Chính vì thế, trước khi dùng Paraldehyde hay bất cứ sản phẩm dược phẩm nào khác, người bệnh cần phải liệt kê danh sách cho tên thuốc hiện đang sử dụng và cung cấp cho bác sĩ. Những người có chuyên môn sẽ dựa vào đó để xác định xem việc uống Paraldehyde ở thời điểm này có an toàn tuyệt đối hay không.

Nếu giữa các thuốc hiện người bệnh đang sử dụng không tương thích với Paraldehyde, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh liều lượng từng loại thuốc đồng thời chỉ định thời gian uống cụ thể. Đây là vấn đề quan trọng, do đó, mọi người cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Dưới tên là một số thuốc có tương tác không tốt với Paraldehyde:

  • Mefloquine: Hiệu quả của Paraldehyde sẽ giảm khi sử dụng chung với loại thuốc này
  • Tetracosactide: Làm tăng nguy cơ gan bị tổn thương
  • Caffeine: Paraldehyde có thể làm tăng tốc độ bài tiết của Caffeine từ đó khiến cho mức độ huyết thanh thấp và làm giảm hiệu quả cũng như cơ chế hoạt động của thuốc
  • Reserpine: Sự lết hợp của Paraldehyde cùng với Reserpine có thể dẫn đến những tổn thương nhất định cho hệ thần kinh
Paraldehyde có tương tác với thuốc Mefloquine
Paraldehyde có tương tác với thuốc Mefloquine

Ngoài 4 loại thuốc trên, Paraldehyde còn tương tác với:

  • Nalbuphine
  • Methylphenobarbital
  • Perphenazine
  • Levorphanol
  • Benzphetamine
  • Flupentixol
  • Granisetron
  • Triazolam
  • Remifentanil
  • Ondansetron
  • Tiagabine
  • Zonisamide
  • Almotriptan
  • Cyclobenzaprine
  • Mesoridazine
  • Maprotiline
  • Lidocaine
  • Chlorambucil
  • Bupivacaine
  • Phenylpropanolamine
  • Cefalotin
  • Cefotaxime
  • Chloroquine
  • Procaine
  • Trimipramine
  • Nalidixicacid
  • Methdilazine
  • Cocaine
  • Quinidine
  • Metronidazole
  • Isoniazid
  • Ganciclovir
  • Azlocillin
  • Amiodarone
  • Halofantrine
  • Imipenem

Bảo quản thuốc như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ phòng
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Paraldehyde ở đâu? Giá bao nhiêu?

Tùy vào từng thời điểm và địa chỉ bán, Paraldehyde sẽ có mức giá khác nhau. Mọi người có thể đến trực tiếp hiệu thuốc hoặc bệnh viện để được cung cấp chính xác giá thành của loại dược phẩm này.

Top