Thuốc Lamotrigine

Lamotrigine
Hoạt Chất

Lamotrigine

    Đóng gói: Viên nén (25mg, 100mg, 150mg, 200mg) , viên nhai

    Loại thuốc: Thuốc chống co giật

    Công ty sản xuất: Công ty GlaxoSmithKline Pharmaceuticals SA chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

    Quốc gia sản xuất: Ba Lan

Tác giả: Cập nhật: 2:11 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Lamotrigine là một trong những loại thuốc chống co giật cho các những người mắc bệnh động kinh. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận. Mọi đối tượng bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên đều có thể được bác sĩ chỉ định cho sử dụng loại thuốc này.

Thuốc Lamotrigine có công dụng gì?

Lamotrigine (Lamictal) là loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những người bị động kinh để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa những cơn co giật. Lamotrigine có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác để tăng mức độ hiệu quả.

Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực cũng có thể sử dụng thuốc Lamotrigine để điều trị bệnh. Thuốc sẽ giúp cân bằng một số hoạt chất tự nhiên trong não bộ, từ đó giúp người bệnh ổn định cảm xúc.

Thuốc Lamotrigine dùng cho người bị động kinh
Thuốc Lamotrigine dùng cho người bị động kinh

Thuốc Lamotrigine thích hợp cho đối tượng bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mọi người cần nhớ, Lamotrigine không nên dùng độc lập như một loại thuốc duy nhất điều trị bệnh động kinh cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 16 tuổi.

Nên sử dụng thuốc như thế nào?

Thuốc Lamotrigine được sản xuất dưới dạng viên nén tức thời và viên nén giải phóng kéo dài. Liều dùng Lamotrigine cho từng đối tượng cụ thể như sau:

1. Liều dùng thông thường cho người lớn

Dự phòng động kinh:

  • Liều khởi đầu: 25mg/ngày
  • Liều duy trì: 100-400mg/ngày, chia làm 1-2 lần uống
  • Sau 1-2 tuần liều dùng thuốc có thể tăng lên nếu bác sĩ nhận thấy cơ thể người bệnh có phản ứng tốt với thuốc
  • Người bệnh có thể kết hợp Lamotrigine vơi thuốc chống động kinh có chứa axit valproic

Rối loạn lưỡng cực:

  • Dùng kết hợp Lamotrigine với thuốc khác
  • Hỏi thêm bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết

2. Liều dùng Lamotrigine cho trẻ em

Không giống như người lớn, cơ thể trẻ em tương đối yếu, hệ miễn dịch kém chính là một trong những nguyên nhân chính khiến các con thường gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc. Chính vì thế, liều dùng Lamotrigine của trẻ em cần phải được bác sĩ xem xét thật cẩn thận trước khi kê đơn

Tác dụng phụ của Lamotrigine là gì?

Khi sử dụng thuốc Lamotrigine, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng bất thường như:

  • Phát ban, nổi mề đay nghiêm trọng
  • Sốt, sưng hạch, đau cơ
  • Mọc các mụn nước trên da
  • Miệng xuất hiện các vế loét bất thường
  • Nhức đầu, cứng cổ
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Buồn nôn và nôn
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn, giảm khả năng tập trung
  • Buồn ngủ
  • Vàng da, da nhợt nhạt
  • Chân tay dễ bị lạnh, bầm tím
  • Có các hiện tượng chảy máu bất thường
  • Tầm nhìn mờ
  • Đau lưng
  • Đau họng, sổ mũi
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
Thuốc có dạng viên nén
Thuốc có dạng viên nén

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Lamotrigine?

Thuốc Lamotrigine có thể giúp kiểm soát những cơn co giật ở bệnh nhân bị động kinh, thế nhưng không phải trường  hợp nào cũng có thể được điều trị bằng loại thuốc này. Dưới đây một số đối tượng cần phải được bác sĩ thăm khám cẩn thận trước khi quyết định dùng Lamotrigine.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người đã từng dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Bệnh nhân có chức năng gan và thận không khỏi, đang dùng thuốc điều trị bệnh suy gan, suy thận…
  • Người bệnh có dấu hiệu trầm cảm, đã từng có ý nghĩa tự tử
  • Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc đối phó với bệnh viêm màng não
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

  • Thuốc tránh thai có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của Lamotrigine. Chính vì thế để ngăn ngừa việc “dính bầu” trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Lamotrigine, người bệnh nên tránh thai bằng cách cấy que hoặc đặt vòng
  • Tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng hàng ngày bởi nó có thể dẫn đến hiện tượng phát ban nghiêm trọng
  • Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để giúp bác sĩ biết được thuốc có đang thực sự phát huy tác dụng hay không
  • Nuốt cả viên thuốc trong mỗi lần sử dụng, không nghiền nát hoặc nhai thuốc trong miệng
  • Không ngừng dùng Lamotrigine đột ngột ngay cả khi tình trạng bệnh đã có dấu hiệu tốt
  • Lamotrigine có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Do đó, trước khi xét nghiệm, người bệnh cần nói cho bác sĩ biết việc bản thân đang dùng loại thuốc này
  • Thuốc cần được uống đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ cố định
  • Hạn chế tối đa tình trạng quên liều, nếu chẳng may quên thì cần phải bổ sung ngay lại khi nhớ ra
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê trong thời gian này
  • Người nhà cần theo dõi cẩn thận mọi hành vi của bệnh nhân khi điều trị bệnh động kinh hoặc rối loạn lưỡng cực bằng thuốc Lamotrigine. Nếu thấy họ có hành động hoặc suy nghĩ bất thường, hãy thông báo ngay cho bác sĩ
  • Không lái xe hoặc làm việc nặng ngay sau khi vừa sử dụng thuốc Lamotrigine

Lamotrigine tương tác với những loại thuốc nào?

Lamotrigine có tương tác với một số thuốc dưới đây:

  • Carbamazepine
  • Valproate
  • Dofetilide
  • Atazanavir/ritonavir
  • Estrogens
  • Lopinavir/ritonavir
  • Phenobarbital
  • Phenytoin
  • Primidone
  • Rifampin
  • Succinimide
Lamotrigine có tương tác với thuốc Lopinavir
Lamotrigine có tương tác với thuốc Lopinavir

Lamotrigine nên được bào quản như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, từ 15 độ C đến 30 độ C
  • Không lưu trữ thuốc ở những nơi ẩm ướt, nấm mốc
  • Tránh ánh nắng mặt trời
  • Không để thuốc quá gần với tầm với của trẻ

Nên mua thuốc ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Lamotrigine có giá khoảng 147.000 – 235.000VNĐ/hộp. Mức giá này có thể sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán. Tốt nhất, mọi người nên mua trực tiếp thuốc tại bệnh viện để có được mức giá hợp lý.

Thuốc Lamotrigine không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh động kinh hoặc rối loạn lưỡng cực. Nó chỉ có thể kiểm soát bệnh và hạn chế tối đa sự xuất hiện của các cơn co giật. Bên cạnh việc uống thuốc mỗi ngày, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Mọi người hãy cố gắng giữ cho tâm trạng của mình luôn thoải mái, vui vẻ nhé.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Top