Letrozole
Đóng gói: Viên nén
Loại thuốc: Dùng để điều trị bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh
Công ty sản xuất: Novartis – một công ty dược phẩm đa quốc gia của Thụy Sĩ
Quốc gia sản xuất: Thụy Sĩ
Đóng gói: Viên nén
Loại thuốc: Dùng để điều trị bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh
Công ty sản xuất: Novartis – một công ty dược phẩm đa quốc gia của Thụy Sĩ
Quốc gia sản xuất: Thụy Sĩ
Thuốc Letrozole được sản xuất lần đầu tiên bởi Novartis – một trong những công ty dược phẩm đa quốc gia nổi tiếng của Thụy Sĩ. Được biết, năm 1997, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt cho phép Letrozole lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới với vai trò điều trị bệnh ung thư vú cho phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm trong xã hội ngày nay khi tỉ lệ người mắc bệnh không ngừng tăng cao. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh (trên 50 tuổi) càng có nguy cơ cao trở thành đối tượng tấn công của loại bệnh này. Theo các chuyên gia, nếu không sớm phát hiện, bệnh sẽ chuyển biến nặng, di căn vào xương và khó có thể điều trị được.
Một trong những loại thuốc thường được bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị ung thư vú sau tuổi mãn kinh nên sử dụng đó chính là Letrozole (Femara) – thuốc trị liệu bằng hormone. Nó nằm trong một nhóm thuốc có tên gọi là thuốc ức chế aromatase không steroid.
Theo các chuyên gia y tế, khi Letrozole được đưa vào cơ thể, nó sẽ hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme aromatase (được tìm thấy trong cơ, da, vú và chất béo của cơ thể) được sử dụng để chuyển hóa androgen (hormone do tuyến thượng thận sản xuất) thành estrogen. Khi không có estrogen, các khối u phụ thuộc vào hormone này cho sự tăng trưởng sẽ co lại và từ đó kiểm soát được mức độ phát triển của bệnh.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England, Tạp chí Wall Street Journal, Letrozole đã giảm 43% tỷ lệ tái phát ung thư vú ở những phụ nữ sau mãn kinh đã được điều trị bằng tamoxifen – một loại thuốc cũng được dùng cho căn bệnh quái ác này. Kết quả này đã được bác sĩ Paul Goss của Bệnh viện Princess Margaret ở Toronto và 18 đồng nghiệp từ các bệnh viện Canada, châu Âu và Hoa Kỳ chứng nhận.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số bệnh nhân dùng Letrozole sẽ có tuổi thọ nhiều hơn so với bệnh nhân sử dụng các giả dược khác để điều trị bệnh. Thuốc Letrozole có thể được sử dụng cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu hoặc đã di căn tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả ở đối tượng người bệnh là phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận vào năm 1997.
Letrozole được sản xuất dưới dạng viên nén 2.5mg nên người bệnh rất dễ sử dụng. Để có thể giúp kiểm soát bệnh ở mức độ an toàn, Letrozole sẽ trở thành vật bất li thân không thể thiếu của người bệnh trong vài năm. Mỗi ngày, bệnh nhân sẽ đều đặn uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ với liều lượng là 2.5mg một lần/ngày.
Giống như các loại thuốc khác, Letrozole cũng khiến cho người dùng đối mặt với không ít tác dụng phụ. Một trong số đó là đau cứng xương khớp và loãng xương. Theo FDA, đây chính là lý do phổ biến nhất khiến không dưới 24% phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị ung thư vú quyết định ngừng uống thuốc Letrozole sau một thời gian sử dụng. Các chất ức chế có trong Letrozole có thể thúc đẩy hiện tượng mất xương diễn ra nhanh chóng, từ đó dẫn đến chứng loãng xương.
Thứ hai, nhiều người bệnh sau khi dùng Letrozole đều nhận thấy một vấn đề rõ ràng là thân nhiệt của họ tăng lên một cách bất ngờ. Điều này khiến cho mọi người bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ở khu vực nách, bàn tay, bàn chân.
Tuy rắc rối này có thể làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, thế nhưng theo các chuyên gia đây lại là dấu hiệu cho thấy thuốc đang hoạt động tốt. Lúc này, chúng tôi khuyên mọi người nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh thực hiện những hoạt động mạnh và vào mùa hè, nếu có điều kiện tốt nhất nên ở trong môi trường mát mẻ có điều hòa.
Thứ ba, cholesterol tăng cao cũng được xem là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Letrozole. Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng cholesterol cao chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch vàng, tăng huyết áp, đau tim, đột tụy. Tình trạng này chỉ được phát hiện ra thông quan việc xét nghiệm mấy.
Bên cạnh 3 tác dụng phụ ghê gớm trên, phụ nữ sau mãn kinh dùng Letrozole để điều trị bệnh ung thư vú nên ngừng uống thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu như gặp phải một số vấn đề như:
Nếu người bệnh đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả vitamin lẫn thảo dược, hãy thông báo cho bác sĩ để họ có những chỉ định về liều lượng cũng như thời gian dùng cho hợp lý. Bởi lẽ theo các chuyên gia y tế, nếu một số thuốc khi dùng chung với Letrozole có thể dẫn đến sự tương tác xấu, không những làm thay đổi chất lượng thuốc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Dưới đây là danh sách tên các loại thuốc có sự tương tác với Letrozole:
Tất cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh ung thư vú, trong đó có bao gồm Letrozole, chúng tôi khuyên mọi người nên mua trực tiếp tại các bệnh viên tuyến trên – nơi chuyên điều trị các căn bệnh về ung thư. Tại đó, người bệnh sẽ được thăm khám sức khỏe và được các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam hướng dẫn cách sử dụng thuốc sao cho chính xác nhất.
Một lần nữa nhắc lại thuốc Letrozole không thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư vú. Nó chỉ có tác dụng giúp kiểm soát bệnh ở mức độ an toàn, ngăn chặn mức độ di căn từ đó kéo dài thêm tuổi thọ cho người bệnh. Chính vì thế bên cạnh việc uống Letrozole, bệnh nhân cần kết hợp với một chế độ ăn uống điều độ, khoa học và không quên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm bắt được tình trạng bệnh tình của chính mình.
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.
Xem thêm: Palbociclib điều trị ung thư vú có hiệu quả không? Thận trọng khi sử dụng