Thuốc Lepirudin

Thuốc Lepirudin
Hoạt Chất

Lepirudin

    Đóng gói: Viên nén, thuốc bột pha tiêm

    Loại thuốc: Thuốc chống đông máu

Tác giả: Cập nhật: 2:15 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Qua các thử nghiệm lâm sàng, Lepirudin đã được chứng nhận là loại thuốc giúp điều trị và ngăn ngừa cục máu đông xuất hiện trong cơ thể của những bệnh nhân thường xuyên bị giảm tiểu cầu. Thuốc sử dụng như thế nào? Cơ chế hoạt động ra sao? Mọi người hãy đọc bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhất.

Thuốc Lepirudin có công dụng gì?

Lepirudin là thuốc được tiêm vào tĩnh mạch để ngăn ngừa tiểu cầu trong máu dính lại với nhau và hình thành các cục máu đông – một tình trạng vô cùng nguy hiểm nếu nó xuất hiện trong các động mạch. Thuốc cũng có thể được sử dụng cho một số vấn đề sức khỏe khác nhưng cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Thuốc Lepirudin được sản xuất dưới dạng viên nén và thuốc bột pha tiêm tĩnh mạch. Với người lớn bị giảm tiều cầu, liều khởi đầu của thuốc sẽ là 0,4 mg/kg tiêm tĩnh mạch (không vượt quá 44 mg) chậm từ 15 đến 20 giây.

Liều tiếp theo sẽ là 0,15 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (không vượt quá 16,5 mg/giờ). Người bệnh sẽ được truyền liên tục từ 2 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Không tiêm thuốc Lepirudin dưới da
  • Tránh tiêm Lepirudin vào cơ bởi nó có thể khiến đường huyết bị hạ đột ngột
Thuốc chống đông máu Lepirudin vô cùng hiệu quả
Thuốc chống đông máu Lepirudin vô cùng hiệu quả

Tác dụng phụ của thuốc Lepirudin là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, Lepirudin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến mất mạng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Bởi vậy, trong thời gian sử dụng Lepirudin, người bệnh cần nhớ tránh các hoạt động có thể gây thương tích cho chính bản thân mình.

Người dùng cần gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu chảy máu đột ngột diễn ra và khó có thể cầm được máu. Được biết, hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra ở bên trong cơ thể, chẳng hạn như ở dạ dày hoặc ruột. Nếu thấy phân có màu đen kèm theo máu; ho ra máu thì mọi người đừng chần chừ gì nữa, hãy đến bệnh viện ngay trước khi quá muộn.

Ngoài ra, theo báo cáo về các thử nghiệm lâm sàng với Lepirudin, có đến khoảng 10% bệnh nhân có phản ứng nghiêm trọng sau khi dùng thuốc. Đa số họ đều xuất hiện một số hiện tượng như phát ban trên da, ngứa, nổi mề đay, đỏ bừng mặt, ớn lạnh, ho, co thắt phết quản, khó thở…Các tình trạng này có thể khiến người bệnh bị sốc nặng và rủi ro nhất là dẫn đến tử vong.

Tác dụng phụ của thuốc Lepirudin liên quan đến hệ tim mạch được các chuyên gia y tế đề cập đến. 1% bệnh nhân dùng Lepirudin đã gặp hiện tượng tràn dịch màng ngoài tim, rung tâm thất.

Để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu như cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây khi sử dụng Lepirudin:

  • Dễ bị bầm tím
  • Chân tay đột nhiên bị tê, khó cử động
  • Một cơn đau đầu đột ngột có thể đến
  • Khả năng ghi nhớ, sự tập trung bị giảm
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau cứng các cơ
  • Khó giữ thăng bằng

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi dùng Lepirudin?

  • Dị ứng với thuốc Lepirudin hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Nếu người bệnh bị dị ứng với một thuốc có tên gọi là bivalirudin (Angiomax), lúc này bác sĩ khuyến cáo bạn không nên dùng Lepirudin
  • Mắc bệnh thận và đang tiến hành chạy thận nhân tạo
  • Bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe ở gan chẳng hạn như xơ gan, ung thư gan
  • Đã từng chảy máu ồ ạt khi bị bất kỳ một chấn thương nào đó hoặc tham gia phẫu thuật
  • Có tiền sử bị băng huyết không rõ lí do
  • Người bệnh có tình trạng sức khỏe liên quan đến huyết áp cao
  • Thuốc Lepirudin không thích hợp cho bệnh nhân bị loét dạ dày, chảy máu đường ruột
  • Nếu vừa mới trải qua một ca phẫu thuật cột sống, gây tê ngoài màng cứng hoặc bị đột quỵ, đau tim thì người bệnh cũng không nên dùng thuốc Lepirudin ngay lập tức
  • Nếu gần đây bệnh nhân mới đặt một ống thông tĩnh mạch trong cơ thể thì sẽ dễ có phản ứng không tốt nếu như dung nạp Lepirudin vào người
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng cần xem xét cẩn thận trước khi quyết định dùng Lepirudin
Người bị bệnh thận không nên dùng Lepirudin
Người bị bệnh thận không nên dùng Lepirudin

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Lepirudin?

  • Cố gắng không để bản thân gặp phải bất cứ một chấn thương nào trong thời gian sử dụng thuốc Lepirudin
  • Thuốc không có khả năng gây nghiện
  • Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như phản ứng của cơ thể đối với thuốc mà liệu trình sử dụng của mỗi người sẽ khác nhau
  • Người dùng không nên ngừng điều trị bệnh bằng thuốc Lepirudin khi chưa thông báo cho bác sĩ
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các đồ uống có cồn khác
  • Với Lepirudin dạng viên nén, mọi người tuyệt đối không cắn, nhai, nghiền nát viên thuốc trong miệng
  • Với Lepirudin dạng bột pha tiêm, nếu không biết cách làm, mọi người nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để những người có chuyên môn thực hiện
  • Mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để xác định được mức độ hiệu quả của thuốc, đồng thời sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể (nếu có)

Lepirudin tương tác với những loại thuốc nào?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh không nên dùng đồng thời cùng một lúc Lepirudin với các loại thuốc được liệt kê dưới đây:

  • Bivalirudin
  • Dabigatran
  • Desirudin
  • Fondaparinux
  • Rivaroxaban
  • Heparin
  • Dalteparin
  • Enoxaparin
  • Tinzaparin
  • Mifepristone
  • Abciximab
  • Amobarbital
  • Anagrelide
  • Bemiparin
  • Bivalirudin
  • Butabarbital
  • Cefoxitin
  • Cefpodoxim
  • Ceftriaxone
  • Dalteparin
  • Dipyridamole
  • Enoxaparin
  • Eptifibatide
  • Liothyronine
  • Ketoprofen
  • Ketorolac
  • Mestranol
  • Phenindione
  • Phenobarbital
  • Quinine
  • Roxithromycin
  • Secobarbital
  • Sulfadiazine
  • Tirofiban
  • Warfarin
  • Rifabutin
  • Tetracycline
  • Verteporfin
Không dùng chung Lepirudin với thuốc Ketoprofen
Không dùng chung Lepirudin với thuốc Ketoprofen

Bảo quản thuốc Lepirudin ra sao?

  • Mọi người cần nhớ bảo quản thuốc Lepirudin ở điều kiện nhiệt độ phòng, từ 20 đến 30 độ C
  • Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt, nấm mốc
  • Thuốc sẽ dễ bị hỏng nếu bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì san phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Trên đây là một số thông tin về thuốc Lepirudin. Hy vọng thông qua bài viết này, các bệnh nhân gặp vấn đề về mạch máu sẽ có cái nhìn đầy đủ về thuốc Lepirudin và biết cách sử dụng đúng cách nhất để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành các cục máu đông trong cơ thể.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Xarelto® chống đông máu như thế nào? Giá thuốc là bao nhiêu?

Top