Lamictal®

Lamictal®
Hoạt Chất

Lamictal®

    Đóng gói: Viên nén, viên nhai, viên nén ngậm tan nhanh

    Loại thuốc: Thuốc chống co giật, động kinh

    Công ty sản xuất: Công ty GlaxoSmithKline Pharmaceuticals SA chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

    Quốc gia sản xuất: Ba Lan

Tác giả: Cập nhật: 2:35 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Lamictal® là một loại thuốc chống co giật được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn vào năm 2003 để điều trị cho các bệnh nhân bị động kinh hoặc bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm ở đối tượng từ 2 tuổi trở lên. Lamictal® có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác để tăng tính hiệu quả trong quá trình hạn chế tần suất xuất hiện của các cơn động kinh.

Thuốc Lamictal® có công dụng gì?

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Epilepsia đã đánh giá tác dụng của việc điều trị bệnh động kinh bằng thuốc Lamictal® đối với 28 bệnh nhân. Theo kết quả, sau một năm sử dụng Lamictal®, 23 trong tổng số 28 người bệnh đã có những phản ứng tích cực.

Số lần lên cơn động kinh cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này đã giảm rất nhiều so với thời điểm trước khi bắt đầu quá trình điều trị. 18 bệnh nhân cho thấy họ vô cùng hạnh phúc khi được biết đến liệu pháp chữa bệnh bằng thuốc Lamictal®.

Khi được đưa vào bên trong cơ thể, Lamictal® sẽ tạo thành một liên kết bên trong hệ thần kinh để ngăn chặn sự giải phóng của một phân tử tín hiệu có tên gọi là glutamate, từ đó góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất của các cơn động kinh.

Không những vậy, các thành phần trong thuốc Lamictal® sẽ ức chế và làm suy yếu một số thụ thể tín hiệu khác bên trong não, nhờ đó tín hiệu trong não được điều chỉnh giúp hiện tượng co giật giảm xuống tối đa.

Thuốc được bào chế dưới dạng:

  • Viên nén: 25mg, 100mg, 150mg, 200mg
  • Viên nhai: 2mg, 5mg, 25mg
  • Viên nén ngậm tan nhanh trong miệng: 25mg, 50mg, 100mg, 200mg

Cách sử dụng Lamictal® như thế nào?

Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng bệnh, người dùng sẽ có liều lượng sử dụng thuốc Lamictal® là tương đối khác nhau. Cụ thể là:

Liều lượng sử dụng thuốc Lamictal® cho bệnh nhân từ 2-12 tuổi:

Thời gian Bệnh nhân có sử dụng kết hợp với thuốc Valproatea Bệnh nhân không sử dụng kèm Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital, Primidoneb, hoặc Valproatea Bệnh nhân dùng kèm thuốc Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital, or Primidoneb nhưng không dùng  Valproatea
Tuần 1 và 2 0,15 mg/kg/ngày, chia 1-2 lần 0,3 mg/kg/ngày chia làm 1 hoặc 2 lần 0,6 mg/kg/ngày chia làm 2 lần
Tuần 3 và 4 0,3 mg/kg/ngày chia làm 1 hoặc 2 lần 0,6 mg/kg/ngày chia làm 2 lần 1,2 mg/kg/ngày chia làm 2 lần
Tuần 5 trở đi 0,3 mg /kg/ngày, có thể tăng liều ở những tuần tiếp theo 0,6 mg/kg/ngày, có thể tăng liều ở những tuần tiếp theo 1,2 mg/kg/ngày, có thể tăng liều ở những tuần tiếp theo
Liều dùng duy trì 1-5mg/kg/ngày (tối đa 200mg/ngày) 4,5-7,5mg/kg/ngày (tối đa 300mg/ngày chia 2 lần) 5-15mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày, chia 2 lần)

Liều lượng dùng thuốc Lamictal® cho bệnh nhân trên12 tuổi:

Thời gian Bệnh nhân có sử dụng kết hợp với thuốc Valproatea Bệnh nhân không sử dụng kèm Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital, Primidoneb, hoặc Valproatea Bệnh nhân dùng kèm thuốc Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital, or Primidoneb nhưng không dùng  Valproatea
Tuần 1 và 2 25mg/ngày 25mg/ngày 50mg/ngày
Tuần 3 và 4 25mg/ngày 50mg/ngày 100mg/ngày (chia đều 2 lần)
Tuần 5 trở đi 25mg-50mg/ngày Cứ sau 1 đến 2 tuần lại tăng liều lượng thêm 50mg Cứ sau 1 đến 2 tuần lại tăng liều lượng thêm 100mg
Liều dùng duy trì 100mg-200mg 225mg-375mg/ngày, chia 2 lần 300 đến 500 mg / ngày (chia làm 2 lần)

Liều lượng dùng thuốc cho bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực:

Thời gian Bệnh nhân có sử dụng kết hợp với thuốc Valproatea Bệnh nhân không sử dụng kèm Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital, Primidoneb, hoặc Valproatea Bệnh nhân dùng kèm thuốc Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital, or Primidoneb nhưng không dùng  Valproatea
Tuần 1 và 2 25mg/ngày 25mg/ngày 50mg/ngày
Tuần 3 và 4 25mg/ngày 50mg/ngày 100mg/ngày (chia đều 2 lần)
Tuần 5 50 mg mỗi ngày 100 mg mỗi ngày 200mg/ngày, chia làm nhiều lần
Tuần 6 100mg/ngày 200mg/ngày 300 mg/ngày
Tuần 7 100mg/ngày 200mg/ngày Có thể lên đến 400mg/ngày

Thuốc Lamictal® có những tác dụng phụ gì?

Đây là những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc Lamictal®

  • Giảm cân
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón
  • Mất thăng bằng
  • Khó kiểm soát được chuyển động của mắt
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện, nói lắp, khó phát ra tiếng
  • Mất kinh hoặc đau bụng kinh dữ dội
  • Tầm nhìn ngày càng kém
  • Giảm sự tập trung
  • Ăn không ngon miệng
  • Phát ban
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thường xuyên mệt mỏi

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu gặp phải một số hiện tượng như:

  • Đau tức ngực
  • Cứng cổ, gặp khó khăn khi cử động cổ
  • Tay chân bị sưng bất thường
  • Đau đầu thường xuyên
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Thay đổi về hành vi và suy nghĩ, nhiều lần có ý định tự tử hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm
  • Các cơn động kinh xảy ra thường xuyên và thời gian mỗi lần kéo dài một cách bất thường
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu
  • Khó thở
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Các hạch bị sưng
  • Viêm loét miệng hoặc xung quanh mắt
  • Da nhợt nhạt, tay chân dễ bị rung
  • Trí nhớ bị ảnh hưởng
  • Thường xuyên rùng mình
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Tim đập nhanh, ngất xỉu

Khi dùng Lamictal®, người bệnh cần lưu ý những gì?

Khi dùng thuốc Lamictal®, người bệnh cần nhớ một số lời khuyên dưới đây:

  • Không sử dụng nếu đã từng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Thuốc có thể uống 1-2 lần/ngày tùy theo liều lượng chỉ định của bác sĩ
  • Với viên nén ngậm tan trong miệng có thể để tan trong nước rồi uống
  • Nếu người bệnh đang dùng một loại thuốc chống động kinh khác và chuyển sang dùng Lamictal®, hãy thông báo với bác sĩ để điều chỉnh, giảm dần liều lượng thuốc cũ và tăng liều Lamictal®
  • Có thể mất vài tuần người bệnh mới có thể cảm nhận thấy tác dụng của thuốc vì thế hãy kiên nhẫn chờ đợi
  • Không ngừng uống thuốc mà chưa thông báo cho bác sĩ
  • Nếu gặp bất cứ hiện tượng nào bất thường trong thời gian uống thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ
Có thể uống thuốc 1-2 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ
Có thể uống thuốc 1-2 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ

Lamictal® tương tác với những loại thuốc nào?

Đôi khi người bệnh sẽ không an toàn khi sử dụng một số loại thuốc cùng một lúc bởi nó có thể ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân. Điều này có thể khiến người bệnh đối mặt nhiều hơn với các tác dụng phụ kể trên hoặc làm thuốc kém hiệu quả. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống động kinh bao gồm axit valproic, natri divalproex, carbamazepine, phenytoin, phenobarbital hoặc primidone
  • Thuốc kháng sinh như rifampin
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc điều trị suy giảm miễn dịch ở người (HIV) bao gồm lopinavir/ ritonavir hoặc atazanavir/lopinavir

Bảo quản thuốc Lamictal® ra sao?

  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C
  • Tránh để ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Không để thuốc trong phòng tắm hoặc những chỗ ẩm ướt
  • Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ

Thuốc Lamictal® có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Tùy từng dạng bào chế, thuốc Lamictal® sẽ có giá thành khác nhau. Chẳng hạn như thuôc Lamictal® 50mg sẽ có giá khoảng 220.000/hộp 3 vỉ x 10 viên. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi khuyên người bệnh nên đến tận bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc. Tại đó, mọi người sẽ được cung cấp thông tin về giá cả một cách chính xác nhất.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Lamictal® mà chúng tôi đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài. Hy vọng sau bài viết này, người dùng sẽ nắm bắt được những kiến thức quan trọng liên quan đến thuốc Lamictal®.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Sử dụng Levetiracetam để hạn chế co giật cho các bệnh nhân bị động kinh như thế nào

Top