Isradipin

Thuốc Isradipin
Hoạt Chất

Isradipin

    Đóng gói: Viên nang

    Loại thuốc: Thuốc điều trị cao huyết áp

Tác giả: Cập nhật: 2:34 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Isradipin thuộc nhóm thuốc có tên gọi là thuốc chẹn kênh canxi (calcium channel blockers) được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp – một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đã và đang được ngành y tế vô cùng quan tâm. Thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tăng cao huyết áp một cách đột ngột, từ đó kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc Isradipin có công dụng gì?

Huyết áp cao là một trong những căn bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó không thể hiện ra bên ngoài nhiều triệu chứng như các bệnh khác. Theo các chuyên gia, cao huyết áp được chẩn đoán khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với mức độ bình thường.

Huyết áp ổn định thường ở mức thấp hơn 120/80mmHg. Nếu kết quả đo huyết áp đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn thì điều đó có nghĩa bạn đang mắc phải tình trạng cao huyết áp. Các bác sĩ cho biết nếu huyết áp thường xuyên ở mức trên 180/110mmHg, người bệnh rất có thể sẽ phải đi cấp cứu, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc Isradipin dùng để điều trị bệnh cao huyết áp
Thuốc Isradipin dùng để điều trị bệnh cao huyết áp

Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, huyết áp cao nếu không được chữa trị, nó có thể khiến người bệnh gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: Suy tim, đột quỵ, suy thận, phình bóc tách động mạch, nhồi máu cơ tim, gặp các vấn đề về mắt… Những hiện tượng này hoàn toàn có thể cướp đi mạng sống của người bệnh bất cứ lúc nào. Chính vì thế việc điều trị huyết áp cao là một điều vô cùng quan trọng.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để ngăn không cho huyết áp lên cao một cách đột ngột. Điển hình trong số đó phải kể đến Isradipin. Isradipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi (calcium channel blockers) được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp. Thuốc được cấp bằng sáng chế vào năm 1978 và được chấp thuận cho sử dụng trong ngành y tế vào năm 1989.

Thuốc Isradipin hoạt động bằng cách giúp các cơ tim và mạch máu được thư giãn, không phải hoạt động quá sức. Việc uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bị bệnh huyết áp cao hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng. Thuốc đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

Liều lượng, cách dùng thuốc Isradipin

Thuốc hiện được bào chế dưới dạng viên nang. Liều lượng dùng thuốc mỗi ngày sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi có kết quả kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như huyết áp của người bệnh.

Tuy nhiên, thông thường, thuốc Isradipin sẽ được sử dụng khoảng 2 lần một ngày với liều lượng khoảng 2.5g trong trường hợp bệnh nhân là người lớn. Sau một thời gian, bác sĩ có thể tiến hành điều chỉnh liều sao cho thuốc có thể đem lại hiệu quả nhất đối với người bệnh.

Còn đối với trẻ em, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định chính xác lượng dùng thích hợp để tránh tối đa tác dụng phụ cho các bé. Do đó, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho con sử dụng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc Isradipin có những tác dụng phụ gì?

Giống như các loại thuốc khác, khi đưa vào bên trong cơ thể người bệnh, Isradipin sẽ hoạt động hết công suất để phát huy tối đa tác dụng của mình trong việc điều trị bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, mọi người cần biết rằng cái gì cũng có hai mặt là lợi và hại. Đi cùng với lợi ích giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức độ bình thường, thuốc Isradipin còn kéo theo một số hệ lụy khác. Chẳng hạn như:

  • Tứ chi, mặt, bụng bị sưng
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường
  • Đau tức ngực
  • Khó thở
  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Rối loạn nhịp tim
  • Thường xuyên bị đầy hơi
  • Táo bón kéo dài
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Đâu óc quay cuồng

Các hiện tượng này có thể nhanh chóng biến mất nhưng ở một số trường hợp bệnh nhân, do sức đề kháng, hệ miễn dịch kém nên chúng sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ. Do đó, việc đi bệnh viện kiểm tra là điều mà mọi người bệnh nên làm nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện.

Thuốc được cấp bằng sáng chế vào năm 1978
Thuốc được cấp bằng sáng chế vào năm 1978

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Isradipin?

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em
  • Đã từng bị tắc nghẽn đường ruột
  • Mắc các bệnh liên quan đến ti như suy tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim
  • Chức năng hoạt động của thận và gan không tốt
  • Đã từng bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Người lớn tuổi
  • Hệ miễn dịch kém

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc Isradipin?

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Isradipin có thể được sử dụng kèm với một số loại thuốc khác, tuy nhiên cần phải hỏi thật kỹ chuyên gia về vấn đề này
  • Không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có yêu cầu của bác sĩ
  • Thuốc viên nang cần được nuốt chửng cùng với một cốc nước đầy, việc nghiền, nhai, cắn thuốc trong việc là không nên
  • Một số dạng Isradipin dạng viên được bào chế với lớp vỏ bên ngoài khó có thể tan chảy hoàn toàn bên trong cơ thể. Do đó, thỉnh thoảng người bệnh sẽ thấy sự xuất hiện của một phần vỏ thuốc con nhộng xuất hiện trong chất thải của mình. Đây là vấn đề không có gì đáng lo ngại cả.
  • Thuốc nên được uống vào một khung giờ nhất định trong ngày, trước và sau khi ăn đều được
  • Ngay cả khi huyết áp đã ổn định, các triệu chứng chóng mặt, đau đầu đã dần biến mất nhưng người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng thuốc cho đến khi bác sĩ yêu cầu ngừng
  • Người bệnh cần thường xuyên đo huyết áp để biết chính xác thuốc Isradipin có đang phát huy tác dụng hay không
  • Ngoài việc sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần kiểm soát cân nặng thật tốt, tránh để thừa cân béo phì bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Vấn đề này, mọi người có thể nhờ bác sĩ tư vấn
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc cà phê trong thời gian sử dụng thuốc
  • Thuốc Isradipin có thể khiến người dùng bị chóng mặt vì thế mọi người cần lưu ý lái xe cẩn thận trong khoảng thời gian này
  • Nếu đang ngồi hoặc nằm, người bệnh tránh bật dậy một cách quá nhanh vì có thể dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu

Isradipin tương tác với những loại thuốc nào?

Trước khi dùng Isradipin, người bệnh hãy cho bác sĩ biết nếu bản thân đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào dưới đây:

  • Cimetidin: Thuốc điều trị bệnh loét dạ dày
  • Fentanyl: Thuốc giảm đau có chứa chất gây mê
  • Rifampin: Thuốc kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa bệnh lao phổi
  • Itraconazole: Điều trị một số bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra
  • Rifabutin: Sử dụng để điều trị một số loại bệnh nhiễm khuẩn như bệnh lao, phong…
  • Carbamazepine, Phenytoin: Dùng cho các bệnh nhân thường xuyên bị co giật, mắc chứng bệnh động kinh
  • Pseudoephedrine, Phenylephrine, Ibuprofen, Naproxen: Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Isradipin có tương tác với thuốc Cimetidin
Isradipin có tương tác với thuốc Cimetidin

Bảo quản thuốc Isradipin như thế nào?

  • Thuốc cần được bảo quản ở môi trường có nhiệt độ khoảng 15 độ C đến 30 độ C
  • Không để thuốc ở nơi ẩm ướt như nhà tắm
  • Tránh để thuốc ở vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Thuốc không được để gần tầm với của trẻ

Thuốc Isradipin có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá thuốc Isradipin sẽ không cố định bởi nó sẽ có sự thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào địa chỉ bán cũng như từng thời điểm. Để đảm bảo mua được đúng thuốc an toàn, chúng tôi khuyên mọi người nên mua trực tiếp tại bệnh viện hoặc các hiệu thuốc lớn, uy tín.

Hãy nhớ rằng thuốc Isradipin không chữa được bệnh cao huyết áo, nó chỉ có tác dụng kiểm soát bệnh ở mức độ an toàn. Không ít trường hợp đã phải sử dụng thuốc suốt cả cuộc đời của mình để ngăn ngừa những hiểm họa rủi ro liên quan đến đột quỵ, suy tim có thể xảy ra.

Bên cạnh việc dùng thuốc Isradipin, người bệnh nên dành ít nhất mỗi ngày khoảng 30 phút để tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Thay đổi chế độ ăn để kiểm soát cân nặng cũng là một cách tốt để giúp ổn định huyết áp. Và một điều quan trọng mà mọi người, đặc biệt là các cánh mày râu cần phải nhớ đó là ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Top