Thuốc Tăng Khả Năng Thụ Thai
Trong cuộc sống hiện đại, có quá nhiều những yếu tố cả bên trong lẫn ngoài tác động khiến hành trình sinh con của nhiều cặp vợ chồng càng thêm xa vời. Với mong muốn sinh con sớm, nhiều người đã thử sử dụng các loại thuốc tăng khả năng thụ thai. Có những loại thuốc hỗ trở thụ thai nào phổ biến và cần lưu ý gì khi dùng thuốc? Là những vấn đề các cặp đôi cần tìm hiểu khi có ý định dùng thuốc.
Vì sao thuốc tăng khả năng thụ thai được nhiều người lựa chọn?
Có thể nói, vô sinh, hiếm muộn là điều mà không ai mong muốn xảy ra với mình. Nhưng có nhiều tác động từ bên ngoài như ô nhiễm, chất độc hại,… hay các yếu tố bên trong như sức khỏe, lối sống tác động khiến khả năng trở thành bố mẹ của nhiều cặp vợ chồng trở nên khó khăn hơn.
Bởi vậy, sử dụng thuốc tăng khả năng thụ thai được coi là các hỗ trợ, giúp tỷ lệ thụ thai thành công tăng lên. So với nhiều phương pháp điều trị khác, sử dụng thuốc hỗ thụ thai được đánh giá là cách đơn giản, lại có tỷ lệ thành công cao hơn.
Các loại thuốc uống dễ thụ thai cơ bản hoạt động bằng cách khiến cơ thể bạn giải phóng hormone kích hoạt hoặc điều chỉnh sự rụng trứng, giải phóng trứng từ buồng trứng ở nữ giới.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã sử dụng một phương pháp khác để tăng khả năng mang thai, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm hay sử dụng thuốc tăng khả năng thụ thai, bạn cần chú ý tới sự tham vấn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân mình.
Những loại thuốc tăng khả năng thụ thai phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hỗ trợ thụ thai được bác sĩ khuyến cáo các cặp đôi gặp vấn đề trong việc sinh con nên sử dụng dụng. Các loại thuốc này có thể sử dụng dưới dạng viên uống, dạng tiêm,… tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ được khuyến nghị dùng thuốc phù hợp. Một số loại thuốc khá phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:
Uống thuốc gì để tăng khả năng thụ thai? – Clomid hoặc Serophene
Clomiphene citrate (Clomid) đã được sử dụng trong hơn 40 năm. Bác sĩ có thể kê đơn trong trường hợp người phụ nữ có chu kỳ rụng trứng không bình thường.
Clomid và Serophene, tên thương hiệu của clomiphene, được biết đến như là thuốc chống estrogen. Chúng tác động tới vùng dưới đồi và tuyến yên, nằm trong não của bạn nhằm giải phóng các hormone gọi là GnRH (hormone giải phóng gonadotropin), FSH (hormone kích thích nang trứng) và LH (hormone luteinizing). Những hormone này kích hoạt buồng trứng tạo ra trứng.
Những loại thuốc này thường được sử dụng cùng với các phương pháp sinh sản khác, như kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc thụ tinh nhân tạo.
– Cách sử dụng:
Liều khởi đầu điển hình của clomiphene là 50 miligam mỗi ngày trong 5 ngày đầu. Thông thường, thuốc uống dễ thụ thai này thường bắt đầu được sử dụng vào ngày thứ ba, thứ tư hoặc thứ năm sau khi bạn bắt đầu kinh nguyệt.
Sau khi bạn bắt đầu rụng trứng, hầu hết các bác sĩ khuyên nên dùng clomiphene không quá 6 tháng. Nếu vẫn không có thai sau nửa năm sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể sẽ kê toa một loại thuốc khác hoặc đề nghị bạn đi khám bác sĩ chuyên khoa vô sinh.
– Hiệu quả của những loại thuốc này:
Khoảng 60% đến 80% phụ nữ dùng clomiphene sẽ rụng trứng và khoảng một nửa sẽ có thể mang thai. Hầu hết các trường hợp mang thai xảy ra trong vòng ba chu kỳ.
– Tác dụng phụ:
Các loại thuốc này có thể khiến bạn cảm thấy “bốc hỏa”, mờ mắt, buồn nôn, đầy hơi và đau đầu. Clomid cũng có thể gây ra những thay đổi trong chất nhầy cổ tử cung của bạn, điều này có thể khiến bạn khó biết khi nào bạn có khả năng thụ thai và có thể ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung của bạn. Giống như nhiều loại thuốc sinh sản, Clomid có thể nâng cao khả năng sinh nhiều con của bạn.
Hormone tiêm – thuốc thụ thai nhanh
Nếu Clomid tự nó không hoạt động, bác sĩ có thể đề nghị kích thích tố để kích thích rụng trứng. Một số loại hormone tiêm phải kể đến là:
- Hormone thai kỳ (hCG) chẳng hạn như Novarel, ovidrel, Pregnant và Profasi. Những loại thuốc này thường được sử dụng cùng với các loại thuốc hỗ trợ thụ thai khác để kích hoạt buồng trứng của bạn giải phóng trứng.
- Hormon kích thích nang trứng (FSH) như Bravelle, Fertinex, Follistim và Gonal -F. Những loại này kích hoạt sự phát triển của trứng trong buồng trứng của người phụ nữ.
- Gonadotropin mãn kinh ở người (hMG) như Menopur, Metrodin, Pergonal và Repronex. Thuốc này thường được sử dụng kết hợp với FSH và LH (hormone luteinizing).
- Hormone giải phóng Gonadotropin (GnRH) như Factrel và Lutrepulse. Hormone này kích hoạt giải phóng FSH và LH từ tuyến yên.
- Thuốc đối kháng hormon giải phóng Gonadotropin (chất đối kháng GnRH) như Antagon và Cetrotide.
– Liều dùng của thuốc
Những loại thuốc này không phải là thuốc dùng để uống. Liều lượng sử dụng của mỗi người cũng khác nhau, tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng. Một số được tiêm dưới da, trong khi số khác được tiêm vào cơ bắp. Bạn có thể tiêm thuốc vào bụng, cánh tay trên, đùi trên hoặc mông.
Bạn thường bắt đầu dùng chúng trong chu kỳ, ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi bạn thấy có kinh và tiếp tục dùng chúng trong 7 đến 12 ngày liên tục. Đôi khi, bạn có thể cần tiêm cùng với Clomid mà bạn uống.
– Hoạt động của thuốc:
Cũng như clomiphene, hormone được tiêm có tỷ lệ thành công cao trong việc giúp người phụ nữ rụng trứng. Trong số những phụ nữ bắt đầu rụng trứng, có đến 50% có thể mang thai.
– Tác dụng phụ:
Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và bao gồm các vấn đề như đau, nhiễm trùng và phồng rộp, sưng hoặc bầm tím tại chỗ tiêm. Cũng có nguy cơ xảy ra tình trạng gọi là quá kích buồng trứng, làm cho buồng trứng của bạn phát triển hơn. Các loại thuốc cũng nâng cao cơ hội sinh nhiều con của bạn.
Các loại thuốc hỗ trợ thụ thai khác
Một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ thụ thai cho hiệu quả tốt có thể kể đến như:
– Aspirin: Các nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm nguy cơ sảy thai trong một số trường hợp nhất định. Mặc dù vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc nó có phù hợp với mình không.
– Heparin: Đây là một loại thuốc dùng để giảm nguy cơ sảy thai trong một số trường hợp.
– Dostinex (cabergoline) và Parlodel (bromocriptine): Đây là những loại thuốc được sử dụng để giảm mức độ hormone nhất định và giảm kích thước của khối u tuyến yên có thể gây ra các rối loạn rụng trứng. Chúng thường được sử dụng với liều lượng nhỏ, nhưng số lượng có thể tăng lên nếu bác sĩ yêu cầu. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt và khó chịu dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tăng khả năng thụ thai
Các loại thuốc tăng khả năng thụ thai có thể giúp một số cặp vợ chồng sớm hoàn thành được mong muốn có một thiên thần nhỏ bé trong gia đình. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ thụ thai và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe nên khi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và lưu ý một số vấn đề:
Nên sử dụng thuốc hỗ trợ thụ thai như thế nào?
Sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu đều phụ thuộc vào người phụ nữ và nguyên nhân khiến họ gặp khó khăn khi mang thai. Ví dụ, những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường thích hợp sử dụng clomiphene.
Nhưng cũng có những người không được sử dụng thuốc metformin do nhạy cảm với insulin. Một số phụ nữ bị PCOS đáp ứng tốt với sự kết hợp của metformin và clomiphene.
Trong trường hợp phụ nữ bị tăng prolactin máu hay có quá nhiều hormone prolactin trong máu muốn thụ thai rất có thể sẽ dùng bromocriptine hoặc cabergoline để khôi phục sự rụng trứng. Được biết, prolactin là hormon bắt nguồn từ thùy trước của tuyến yên (nằm ở não). Tăng prolactin trong máu nguyên nhân xuất phát từ những bất thường ở tuyến yên làm rối loạn chức năng cơ thế. Đây được coi mà là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh do vô kinh ở nữ.
Những rủi ro của thuốc hỗ trợ thụ thai là gì?
Nhiều loại thuốc trong số này đã được sử dụng an toàn và thành công trong hơn 40 năm. Nhưng giống như các phương pháp điều trị sinh sản khác, những loại thuốc này có thể làm tăng cơ hội thụ thai gấp bội và giúp phụ nữ mang thai nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều nguy cơ biến chứng bao gồm sảy thai và sinh non.
Sử dụng các loại thuốc tăng khả năng thụ thai là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tiện lợi và giá thành cũng không quá đắt đỏ so với những phương pháp khác. Tuy nhiên, những loại thuốc này vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn, bởi vậy, bạn không nên tự ý sử dụng mà không có sự tham vấn của bác sĩ. Hãy hỏi tư vấn bác sĩ để có lời khuyên phù hợp với mình nhất.