Thai 2 Tuần Tuổi Có Siêu Âm Được Không?
Ở tuần đầu tiên, thai nhi mới chỉ là một chấm nhỏ li ti trong bụng mẹ nên chúng ta khó có thể nhìn thấy hình ảnh của con thông qua hoạt động siêu âm. Khi bước sang một tuần nữa, nhiều mẹ lại “đứng ngồi không yên” và muốn nhanh chóng được ngắm nhìn con yêu nên không quản đường xa tìm đến bệnh viện để siêu âm. Vậy thai 2 tuần tuổi có siêu âm được không?
Thai 2 tuần có siêu âm được không?
Nhiều mẹ hiếm muộn nhiều năm chưa có con, khi đã biết mình mang thai 2 tuần, họ vội vàng tìm đến bệnh viện để xét nghiệm, siêu âm. Thế nhưng khi có thai 2 tuần, kích thước thai nhi lúc này nhỏ bằng một hạt giống và vẫn đang tiếp tục hình thành, phát triển từng ngày. Vậy liệu có thai 2 tuần siêu âm đã thấy chưa?
Theo ý kiến của các chuyên gia sản phụ khoa, với kích thước nhỏ như vậy, mọi người sẽ rất khó có thể nhìn thấy hình ảnh của thai nhi trên màn hình thiết bị siêu âm. Tuy nhiên, một số thống kê đã chỉ ra rằng có hơn 30% trường hợp tiến hành siêu âm thai nhi 2 tuần tuổi và kết quả nhận được chỉ là hình ảnh túi phôi.
Chính vì thế, trong thời điểm này, các mẹ không nên quá nóng vội. Mẹ nên kiên nhẫn đợi cho thai nhi được khoảng 5-7 tuần tuổi, khi ấy hình ảnh siêu âm sẽ cho mẹ thấy rõ kích thước của bé yêu.
Lịch siêu âm và khám thai chuẩn nhất cho mẹ bầu
Khi mang thai, ngoài việc chú ý tẩm bổ nhiều đồ ăn dinh dưỡng, hạn chế vận động mạnh, nói không với rượu bia… thì còn một việc quan trọng khác mẹ bầu không được phép quên đó là đi siêu âm, khám thai theo đúng định kỳ. Ngoài thắc mắc thai 2 tuần tuổi có siêu âm được không, vậy liệu mẹ có biết trong suốt 9 tháng 10 ngày “mang nặng đẻ đau”, mẹ cần thực hiện những siêu âm, xét nghiệm nào không?
- Lần thứ nhất (6-8 tuần): Siêu âm, xét nghiệm xác định xem có phải bạn đã mang thai hay không. Ở lần kiểm tra này, mẹ sẽ được làm các xét nghiệm để xác định nhóm máu, yếu tố Rh và một số vấn đề khác để chẩn đoán mẹ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm không.
- Lần thứ hai (11-14 tuần): Siêu âm âm đo độ mờ da gáy thực hiện khi thai nhi được 11-13 tuần tuổi để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm có thể khiến thai nhi bị bệnh Down hoặc dị dạng tim và tứ chi.
- Lần thứ ba (16 tuần): Siêu âm để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi về cân nặng, chu vi vòng đầu, chiều dài cơ thể. Đồng thời mẹ sẽ được làm xét nghiệm sàng lọc Triple test (tuần 14-17) để giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.
- Lần thứ tư (22-23 tuần): Mẹ sẽ được tiến hành siêu âm 4D giúp phát hiện các bất thường ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, khiếm khuyết bộ phận trên cơ thể…
- Lần thứ năm (26 tuần): Ở tuần thai này, mẹ sẽ được siêu âm để kiểm tra xem thai nhi có gặp vấn đề bất thường nào không. Đồng thời mẹ sẽ được tiêm phòng vắc xin uốn ván.
- Lần thứ sáu (31-32 tuần): Siêu âm 4 D để kiểm tra hình thái thai nhi
- Lần thứ bảy (36 tuần): Mẹ sẽ được khám thai, siêu âm. Đến tuần thứ 36, mẹ nên chuẩn bị tinh thần vì ngày con yêu chào đời sẽ không còn xa nữa đâu.
Có thai 2 tuần siêu âm được không? – Địa chỉ siêu âm, khám thai uy tín, chất lượng cao
Dưới đây, chúng tôi xin mách bạn một số địa chỉ siêu âm, khám thai uy tín, chất lượng hàng đầu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chính Mình để mọi người tham khảo.
Tại Hà Nội:
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương (43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội)
- Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội)
- Phòng Khám Dịch Vụ BV Phụ Sản Trung Ương (Số 56 Hai Bà Trưng)
- Bệnh viện Việt Pháp (Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Tại Tp.HCM:
- Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, TPHCM)
- Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (Cơ sở 1 số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM)
- Bệnh viện Hùng Vương (128 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh)
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn – 63 Bùi Thị Xuân, Q1
- Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương – Số 9 Lý Thường Kiệt, Q.5
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn – 63 Bùi Thị Xuân, Q1
Nếu mẹ không sống tại Hà Nội hoặc TP. HCM, các mẹ nên đi khám thai tại các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín của huyện, tỉnh. Mọi người tránh tìm đến những phòng khám không rõ tên tuổi để bị “tiền mất tật mang”.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi dành cho các mẹ bầu trước câu hỏi: “Thai 2 tuần tuổi có siêu âm được không”. Ở thời điểm này, nếu mẹ vẫn quyết định đi siêu âm và nếu như không nhận được kết quả gì, các mẹ đừng buồn nhé. Chỉ cần đợi thêm khoảng 3-4 tuần nữa, mẹ sẽ sớm được gặp thai nhi lần đầu tiên thông qua hình ảnh siêu âm cực rõ nét.