Sinh Mổ Lần 2 Nên Mổ Ở Tuần Bao Nhiêu?

Tác giả: Cập nhật: 10:34 am , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Sinh mổ lần 2 vào tuần bao nhiêu là tốt nhất cho mẹ và bé là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Theo các chuyên gia, thời điểm sinh mổ thường rơi vào tuần 38 tới 40. Cũng như sinh mổ lần 1, các bà bầu hoàn toàn có thể chủ động được thời gian sinh mổ lần 2 nhưng bên cạnh lịch trình đặt sẵn, vẫn có một số vấn đề phát sinh khiến có thể khiến các bà mẹ sinh mổ sinh sớm hoặc muộn hơn dự định.

Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định thời điểm mổ đẻ phù hợp với từng người. Tuy nhiên, thông thường, nếu có sức khỏe tốt và bé phát triển ổn định, các bà mẹ thường được chỉ định mổ đẻ vào tuần 39 của thai kỳ.

Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người
Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người

Trong trường hợp mẹ gặp các biến chứng thai kỳ như nhau bong non, nhau tiền đạo,… sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tùy từng tình huống mà các bác sĩ có thể cân nhắc thời điểm sinh an toàn nhất cho mẹ và con.

Nếu xác định sẽ mổ đẻ lần 2, các bà bầu nên cân nhắc tới bệnh viện đặt lịch mổ vào những tháng cuối của thai kỳ nhằm tránh các tình trạng bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, việc lên lịch mổ đẻ lần 2 cũng giúp các bà mẹ chuẩn bị kỹ càng hơn, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Vì sao nên mổ đẻ vào tuần 39?

Việc sinh mổ vào tuần 39 giúp em bé có thêm thời gian phát triển và tạo điều kiện cho việc sinh bé thuận lợi. Ngay cả khi có các biến chứng khi mang thai, các bác sĩ cũng sẽ nỗ lực nhằm trì hoãn việc sinh nở cho đến sau 37 tuần miễn là nó không gây hại cho mẹ và bé.

Nên sinh mổ lần 2 vào tuần 39 của thai kỳ
Nên sinh mổ lần 2 vào tuần 39 của thai kỳ

Em bé sinh sau tuần thứ 37 của thai kỳ được coi là đủ tháng. Những bé sinh trước 37 tuần là sinh non (sinh non) và có nguy cơ cao bị biến chứng sau sinh , bao gồm:

  • Hội chứng suy hô hấp (RDS)
  • Nhịp thở nhanh thoáng qua (thở nông nhanh)
  • Viêm phổi
  • Điều chỉnh nhiệt kém
  • Ngưng thở (không thở)
  • Rối loạn nhịp tim (giảm nhịp tim)
  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết
  • Vàng da kéo dài
  • Hệ tiêu hóa non nớt
  • Thiếu máu

Do vậy, khi lên lịch sinh mổ, các bà mẹ cần kết hợp với bác sĩ để hiểu được lợi ích cũng như rủi ro của quá trình. Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng của thai nhi. Mặc dù sau tuần thứ 37, các bé có khả năng tự thở và sống sót bên ngoài nhưng sau tuần 39, các bé sẽ khỏe mạnh hơn.

Những thai nhi sinh sau tuần 39 cũng phát triển đầy đủ về các cơ quan quan trọng như não, phổi, tim,…  Trong khi đó, các bác sĩ cho biết, trẻ sinh ở tuần thứ 35 có não bộ cũng như một số cơ quan khác chỉ nặng bằng 2/3 não của thai nhi khi sinh ở tuần 39 – 40. Cận nặng của trẻ khi sinh sau tuần 39 của thai kỳ cũng cao hơn, lớp mỡ dưới da cũng nhiều hơn từ đó giúp bé giữ thân nhiệt tốt hơn so với những trẻ sinh sớm nhẹ cân.

Nên sinh mổ lần 2 vào tuần 39 của thai kỳ
Sinh mổ lần 2 từ tuần tuần 39 tạo điều kiện cho bé phát triển tốt hơn

Ngoài ra, sinh bé vào tuần thứ 39 của thai kỳ cũng giúp trẻ tránh được được các bệnh thường gặp ở trẻ sinh sớm như khó thở, dễ nhiễm lạnh, tiêu hóa không tốt,… Các nguy cơ mắc suy hô hấp, một trong những bệnh khiến nhiều trẻ sinh sớm tử vong, cũng được giảm đáng kể.

Mặc dù sinh mổ được đánh giá là phương pháp an toàn cho mẹ và bé, nhưng đây là một cuộc phẫu thuật lớn và có thể đi kèm với rủi ro. Phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau sinh mổ. Do vậy, các bà mẹ cũng cần chú ý khoảng cách giữa sinh mổ lần 1 và sinh mổ lần 2. Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu là vấn đề mà các bà bầu cần hết sức chú ý. Trước khi lên kế hoạch cho lần sinh mổ thứ 2, cần liên hệ với các bác sĩ để có tư vấn phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc