Dấu Hiệu Thụ Thai Thành Công
Một số phụ nữ không có dấu hiệu thụ thai ở tuần đầu tiên, trong khi những phụ nữ khác có các dấu hiệu thụ thai thành công sau 3 – 7 ngày, chẳng hạn như mệt mỏi, căng tức ngực hoặc chuột rút nhẹ. Nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm là điều cần thiết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
7 dấu hiệu thụ thai thành công sau 3 – 7 ngày
Sự thụ thai xảy ra khi trứng được thụ tinh bởi một tế bào tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh sẽ biến đổi thành hợp tử, cuối cùng hợp tử di chuyển xuống các ống dẫn trứng để tạo thành phôi. Đây là giai đoạn đầu của phôi thai. Khi một phôi thai đã làm tổ trong niêm mạc tử cung, bạn được xem là đã mang thai thành công.
Theo các nghiên cứu, quá trình tạo thành phôi thai thường mất khoảng 6 – 7 ngày sau khi thụ thai. Quá trình này có thể gây phá vỡ các mạch máu trong niêm mạc thành tử cung, dẫn đến chảy máu nhẹ và chuột rụt.
Trong tuần đầu, bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu thụ thai thành công khác, chẳng hạn như:
1. Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo là một dấu hiệu sớm của việc mang thai. Tình trạng này không giống với chu kỳ kinh nguyệt, thay vào đó bạn sẽ bị chảy máu nhẹ, bao gồm một đốm máu hoặc một lượng dịch tiết nhỏ màu hồng.
Vết đốm máu này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc trong vài ngày.
2. Chuột rút nhẹ
Một trong các dấu hiệu thụ thai thành công sớm là chuột rút ở nhẹ khi phôi thai bám vào thành tử cung. Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể có thể cảm thấy đau nhẹ ở bụng, xương chậu hoặc vùng thắt lưng.
Chuột rút có thể mang đến cảm giác kéo căng, ngứa ran hoặc châm chích. Một số phụ nữ chỉ bị đau nhẹ trong khi những người khác có thể cảm thấy khó chịu kéo dài trong vài ngày.
3. Thay đổi tâm trạng
Khi các hormone đạt đỉnh, giảm xuống và thay đổi trong cơ thể để thích ứng với thai nhi đang phát triển, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng của nhiều phụ nữ. Bạn có thể cảm thấy bực bội, khó chịu, cáu gắt, thậm chí là thay đổi cảm xúc một cách đột ngột.
4. Đau đầu
Cùng với việc thay đổi tâm trạng, đau đầu là một dấu hiệu mang thai thành công sau 3 – 7 ngày phổ biến nhất. Một số phụ nữ thậm chí có thể bị đau nửa đầu kéo dài suốt cả ngày hoặc kéo dài trong vài ngày.
Nguyên nhân gây đau đầu là do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nếu cơn đau vượt quá khỏi sự chịu đựng, bạn có thể chườm đá hoặc uống thuốc giảm đau. Nếu đang cố gắng thụ thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
5. Đầy hơi
Các vấn đề tiêu hóa cũng là một dấu hiệu thụ thai thành công phổ biến. Những thay đổi trong sự cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa ở một số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ được cải thiện khi thai nhi ổn định.
6. Buồn nôn
Buồn nôn là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ, xảy ra do lượng hormone tăng cao. Thông thường, có khoảng 50% – 80% phụ nữ mang thai sẽ bị buồn nôn, trong đó có một nữ thai phụ sẽ bị nôn. Các triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày, với hơn 80% các trường hợp sẽ kéo dài cả ngày.
7. Ngực mềm mại
Ngực có thể trở nên mềm mại và cực kỳ nhạy cảm khi thay đổi nội tiết tố trong thời gian đầu của thai kỳ.
Trong những tuần đầu của thai kỳ, ngực có thể bị đau nhẹ, cảm thấy nặng và sưng lên. Ngực cũng có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào, chơi thể thao hoặc hoạt động tình dục. Đôi khi cơn đau ngực cũng có thể khiến bạn mất ngủ hoặc khó ngủ vào ban đêm.
Triệu chứng khi mang thai tuần 1
Các triệu chứng khi mang thai tuần 1 thường không rõ ràng. Dấu hiệu thụ thai thành công phổ biến nhất là trễ kinh, tuy nhiên dấu hiệu này sẽ không xảy ra trong một tuần.
Một số triệu chứng có thể xảy ra khi thụ thai thành công bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa
- Tăng thân nhiệt
- Đau đầu và đau nửa đầu
- Mệt mỏi
- Thèm ăn và không thích một số thực phẩm hoặc mùi cố định
- Khứu giác tốt hơn
- Cảm thấy có vị kim loại trong miệng
Các dấu hiệu thụ thai thành công này có thể xuất hiện trong 3 – 7 ngày. Tuy nhiên một số phụ nữ có thể không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bị trễ chu kỳ kinh nguyệt.
Những thay đổi ở bụng khi mang thai 3 – 7 ngày
Trong tuần đầu sau khi mang thai thành công, tử cung sẽ chuẩn bị cho quá trình mang thai. Trong thời gian này không có dấu hiệu nào đáng chú ý ở bụng. Ngoài ra, các kết quả thử thai trong giai đoạn này cũng có thể chưa chính xác. Do đó, nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc tin rằng đã mang thai, hãy chăm sóc sức khỏe và duy trì cân nặng hợp lý để đảm bảo cơ thể đang chuẩn bị tốt cho thai kỳ.
Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử sảy thai hoặc có vấn đề với khả năng sinh sản, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm trong thời gian này để kiểm tra các bất thường trong giải phẫu sinh sản.
Lời khuyên cho phụ nữ mang thai 3 – 7 ngày
Trong những ngày đầu tiên sau khi mang thai, cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình mang thai kéo dài suốt 10 tháng. Điều quan trọng là phải đảm bảo một quá trình mang thai khỏe mạnh. Bạn có thể bắt đầu bằng cách bổ sung vitamin trước khi sinh và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Dưới đây là một số lời khuyên để có thai kỳ khỏe mạnh:
1. Bổ sung Folate
Folate là dạng vitamin B9 tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm, cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Việc đảm bảo nhận đủ lượng Folate cần thiết có thế giúp bé phát triển toàn diện các cơ quan quan trọng.
Tuy nhiên đôi khi thai phụ không nhận đủ lượng folate cần thiết thông qua thực phẩm. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê một dạng tổng hợp của folate là Axit folic. Thông thường bác sĩ có thể kê đơn bổ sung 400 – 600 mcg folate mỗi ngày kết hợp với nguồn thực phẩm tự nhiên để tăng cường lượng vitamin cần thiết.
Uống bổ sung axit folic có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, bao gồm sứt môi, hở hàm ếch và các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống bổ sung axit folic, như một phần của vitamin tổng hợp hàng ngày, để tăng cường sức khỏe cũng như chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.
2. Xây dựng lối sống lành mạnh
Khi cố gắng thụ thai hoặc có dấu hiệu mang thai thành công, bạn cần tránh sử dụng rượu, ma túy, thuốc lá, bao gồm thuốc lá điện tử. Các thói quen này có thể ảnh hưởng đến em bé và dẫn đến nhiều rối loạn di truyền, các vấn đề hô hấp, trẻ sinh ra nhẹ cân, hội chứng nghiện rượu ở thai nhi cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
3. Chuẩn bị về mặt tinh thần
Khi mang thai, bên cạnh việc chuẩn bị thể chất, bạn cũng cần sự chuẩn bị về tinh thần. Sự thay đổi hormone, căng thẳng, lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn và ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Do đó bạn cần suy nghĩ về nhu cầu của bản thân và quan tâm đến sức khỏe tinh thần để có thai kỳ khỏe mạnh.
Đảm bảo bạn dành thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ, quản lý căng thẳng, lo lắng, đồng thời lập kế hoạch thư giãn phù hợp. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần.
4. Uống vitamin
Uống vitamin trước và trong khi mang thai là điều cần thiết để giúp phát triển tủy sống và não của em bé trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Do đó, bạn nên bổ sung vitamin, chẳng hạn như canxi và sắt, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu cảm thấy buồn nôn hoặc khó chịu khi sử dụng vitamin, bạn có thể nhai một viên kẹo cao su hoặc ngâm kẹo cứng ngay sau đó.
5. Tập thể dục
Duy trì hoạt động thể chất là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe nói chung, giúp kiểm soát căng thẳng, cân nặng, tuần hoàn máu, nâng cao tâm trạng và giúp bạn ngủ ngon. Bạn có thể tham gia lớp tập thể dục cho thai phụ hoặc đi bộ 15 – 20 phút mỗi ngày ở tốc độ vừa phải, ở những khu vực mát mẻ, bóng râm hoặc đi trong nhà để tránh nóng.
Các môn thể thao khác chẳng hạn như yoga, bơi lội cũng phù hợp đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.
Một thai kỳ khỏe mạnh bắt đầu từ trước khi bạn mang thai và ngay sau khi quá trình thụ thai thành công. Do đó, nắm rõ các dấu hiệu mang thai và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: