Trinh Nữ Hoàng Cung
Trinh nữ hoàng cung là một trong những thảo dược quý giá của nước ta cũng như một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cây trinh nữ hoàng cung chữa viêm lộ tuyến, tiêu khối u, điều trị đa nang buồng trứng cùng vô vàn những tác dụng tuyệt vời khác đã được các lương y cũng như chuyên gia y tế thừa nhận.
Trinh nữ hoàng cung là cây gì?
Trinh nữ hoàng cung là một trong những cây thực vật có hoa thuộc họ Amaryllidaceae. Nó còn có một số tên gọi khác là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, vạn châu lan, tỏi Thái Lan, tây nam văn châu lan…
Theo các tài liệu ghi chép lại, loại cây này có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Sau đó, nó được trồng nhiều ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á chẳng hạn như Lào, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Và hiện nay, tại Việt Nam, cây trinh nữ hoàng cung cũng trở thành giống cây quen thuộc với vô vàn tác dụng trong điều trị bệnh liên quan đến phụ khoa.
Được biết, cây có thân như củ hành tây to, đường kính 10-15cm. Lá cây có màu xanh, mỏng dài khoảng 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá có hình lượn sóng. Trong khi đó, hoa của cây thực vật có hoa thuộc họ Amaryllidaceae này sẽ có màu trắng, mọc trên 1 cành hoa dài 30-60cm, mỗi cành sẽ có 6-18 hoa.
Nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã bắt tay vào công cuộc nghiên cứu các thành phần hóa học ẩn chứa bên trong loại cây thực vật đẹp mắt này. Kết quả thu được là trong trinh nữ hoàng cung có một số alcalroid có tác dụng kháng ung thư như crinafolin, crinafolidin, lycorin và β –epoxyambellin.
Bên cạnh đó, một số thành phần như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin), aldehyd, acid hữu cơ, terpen, glucan A và glucan B có tác dụng kháng khuẩn vô cùng hiệu quả.
Cây trinh nữ hoàng cung có mấy loại?
Trinh nữ hoàng cung có 7 loại trong họ náng nhìn gần giống nhau nhưng không phải cây nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng?
Dựa vào hình ảnh trên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm phân biệt điển hình là:
- Thân cây: Nếu quan sát kỹ, với cây trinh nữ hoàng cung, mọi người sẽ nhận thấy phần thân cây nơi tiếp giáp với lá sẽ có màu tím trong khi đó những loại tráng nắng thì không như vậy
- Lá cây: Thông thường lá của cây tráng nắng sẽ có màu đậm hơn so với lá của trinh nữ hoàng cung.
- Hoa: Thông qua hình ảnh trên, có lẽ mọi người cũng dễ dàng nhận thấy hoa của loại thảo dược này to, đẫy đà và dày, có màu phớt hồng trên từng cánh hoa. Trong khi ấy, hoa các loại cây tráng nắng thường nở từng bông một, đối nhau và có khoảng cách thưa thớt.
Trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì?
Tác dụng lớn nhất của cây dược liệu này trong điều trị bệnh phải kể đến là khả năng tác động và khắc phục các bệnh phụ khoa. Trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa, viêm lộ tuyến, đang nang buồng trứng,… là những bài thuốc được sử dụng từ xa xưa trong y học cổ truyền và cho hiệu quả điều trị rất tốt. Đặc biệt, loại thảo dược này còn được dùng trong điều trị bệnh ung thư cho hiệu quả rất tốt. Cụ thể là:
1. Trinh nữ hoàng cung chữa viêm lộ tuyến
“Trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?” chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Một trong những tác dụng điển hình nhất của loại cây lá xanh hoa trắng này là điều trị bệnh viêm lọ tuyến – một trong những căn bệnh ngày càng phổ biến ở chị em phụ nữ đã lập gia đình, từng trải qua thời kỳ sinh nở hoặc từng nạo hút thai.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tuy chỉ là một tổn thương lành tính. Thế nhưng nếu để lâu ngày và không được chữa dứt điểm, bệnh sẽ có chuyển biến nguy hiểm dẫn đến viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung…
Từ xa xưa, dân gian đã có rất nhiều bài thuốc hay giúp điều trị căn bệnh này bằng loại thực vật gần giống với cây hoa huệ. Nó được coi là loại cây “thần dược” tuy rẻ tiền nhưng lại giá trị vô cùng lớn. Vậy mọi người nên dùng trinh nữ hoàng cung trị viêm lộ tuyến như thế nào?
Chuẩn bị:
- Lá cây trinh nữ hoàng cung đã được phơi khô, sao vàng: 3-5g
- Tam thất sống: 20-30g
Cách làm:
- Tam thất rửa sạch, thái lát mỏng
- Lá cây trinh nữ được sắc cùng với nước
- Mỗi ngày uống loại nước này và ăn kèm với tam thất sống
- Dùng liên tục như vậy trong vòng 1 tuần
- Đến tuần tiếp theo, người bệnh chỉ ăn tam thất sống mỗi ngày
- Đến 7 ngày tiếp theo, hãy uống lại nước sắc thảo dược kia. 7 ngày sau đó, hãy quay trở lại việc làm giống như ở tuần thứ 2.
Ngoài viêm lộ tuyến, trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa khác như viêm nhiễm âm đạo, nấm âm đạo. Đây đều là những căn bệnh phổ biến mà chị em phụ nữ từng gặp ít nhất một lần trong đời. Trước khi sử dụng loại thảo dược này để điều trị bệnh, mọi người cần có sự tư vấn của chuyên gia nhé.
2. Trinh nữ hoàng cung trị đa nang buồng trứng
Không chỉ các thầy thuốc Đông y mà ngay cả nhiều nhà khoa học cũng thừa nhận tác dụng tuyệt vời này của loại cây có tên gọi mỹ miều và đầy tính cao sang. Trinh nữ hoàng cung chữa u nang buồng trứng hoặc đa nang buồng trừng bởi lẽ trong cây thuốc này có chứa lycorin – một chất giúp ức chế tổng hợp protein và DNA của các tế bào khối u.
Cách dùng trinh nữ hoàng cung trị đang nang buồng trứng vô cùng đơn giản. Người bệnh hãy thực hiện theo 2 cách dưới đây:
Cách 1:
- Lấy lá cây trinh nữ hoàng cung, rửa sạch
- Cắt thành từng đoạn nhỏ
- Đem sắc với nước lọc
- Uống hàng ngày
Cách 2:
- Lá của thảo dược này sau khi được rửa sạch, cắt nhỏ hãy mang đi sao vàng
- Mỗi ngày sắc khoảng 20g thảo dược với nước lọc
- Uống hàng ngày
Người bị đa nang buồng trừng nên áp dụng cách điều trị này liên tục trong vòng 7 ngày. Sau đó, mọi người hãy nghỉ uống khoảng 3 ngày rồi lại tiếp tục lặp lại hành trình như trên cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
3. Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh ung thư
Vào giữa năm 2018, mạng xã hội bắt đầu xôn xao trước thông tin một người phụ nữ chữa khỏi bệnh ung thư giai đoạn cuối nhờ lá cây trinh nữ hoàng cung. Đó là trường hợp của bà Đoàn Thị Mơ (thông Lạc Thiện, xã Trực Thái, Nam Trực, tỉnh Nam Định) bị ung thư não giai đoạn cuối.
Như người chết đuối vớ được cọc, nghe lời mách sử dụng lá đu đủ sắc cùng với lá trinh nữ hoàng cung, bà Mơ bắt tay vào thực hiện. 3 tháng sau khi sử dụng phương thuốc này, tình trạng bệnh của bà đã có nhiều chuyển biến tích cực và khiến cho các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên. Vậy thực hư việc loại cây lá xanh hoa trắng này chữa bệnh ung thư như thế nào?
Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM và một số cơ sở khác đã từng tiến hành nghiên cứu để xác định xem lá cây trinh nữ hoàng cung có điều trị được các triệu chứng của bệnh ung thư hay không. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào chứng thực 100% về vấn đề này.
Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã thực hiện đề tài nghiên cứu dùng lá của loại dược liệu này sắc lấy nước uống cho bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt trong 7 năm và thu được kết quả tương đối tốt.
Loại cây này có tác dụng chống viêm nên thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt, u xơ cổ tử cung… Bài thuốc điều trị bệnh như sau:
Bài thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt
- Bài thuốc 1: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung thành một thang để uống mỗi ngày
- Bài thuốc 2: Sắc uống 20g lá vạn châu lan cộng với 12g hạt mã đề và 6g cam thảo dây, chia làm 2-3 lần uống trong ngày
- Bài thuốc 3: Kết hợp 20g lá của loại thảo dược này cùng với 20g huyết giác, 12g rễ cỏ xước, 10g dây ruột gà, 6g cam thảo dược để được một thang thuốc uống
Chữa u xơ tử cung
- Sắc lấy nước uống từ 20g lá cây trinh nữ cùng với một ấm nước đầy, chia 2-3 lần uống mỗi ngày
- Chuẩn bị 20g lá thảo dược, 20g hạ khô thảo, 12g rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm, 6g cam thảo dây để sắc thành một thang thuốc uống
- Cho tất cả 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g huyết giác, 12g ích mẫu, 20g ngải cứu tươi, 20g lá sen tươi, 6g cam thảo dây vào nồi và sắc lên
- 20g lá thảo dược, 12g lá trắc bách sao đen, 6g cam thảo dây sẽ tổng hòa lại thành một thang thuốc giúp điều trị bệnh
Có thể trinh nữ hoàng cung sẽ làm tiêu u rất tốt nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ giúp trị dứt điểm hoàn toàn bệnh. Chính vì thế, trước khi áp dụng mẹo, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh tự kết hợp thuốc linh tinh kẻo tiền mất tật mang.
Một số bài thuốc trị bệnh khác
Ngoài những lợi ích kể trên, cây trinh nữ hoàng cung còn được các lương y, các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng trong một số trường hợp sau:
1. Chữa ho, viêm phế quản
- Thành phần: 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g tang bạch bì, 10g xạ can, 6g cam thảo dây.
- Cách làm: Tất cả các nguyên liệu cần phải rửa sạch, sau đó cho vào nổi sắc cùng với nước sạch. Thuốc sắc được chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Làm tương tự như vậy ở những ngày sau cho đến khi khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, mọi người có thể áp dụng theo một cách khác là chuẩn bị 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá bồng bồng, 12g lá táo chua, 6g cam thảo dây. Tất cả sắc lên thành thuốc rồi chia 2-3 lần uống mỗi ngày.
2. Bài thuốc chữa đau khớp, chấn thương tụ máu
Người bệnh có thể áp dụng 3 bài thuốc dưới đây:
- Lấy một lượng nhỏ lá của loại cây thảo dược này, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho lên chảo xào nóng. Để nguội bớt rồi mọi người hãy dùng nó đắp vào chỗ bị đau
- Chuẩn bị 20g củ của cây trinh nữ, 20g dây đau xương, 20g huyết giác, 20g lá cối xay, 6g cam thảo dây. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi sắc uống mỗi ngày một thang
- Nướng củ của cây cho nóng, đập dập rồi đắp vào khu vực xương khớp bị tổn thương
3. Chữa viêm loét dạ dày
- Cách 1: Rửa sạch, cắt khúc ngắn khoảng 3 chiếc lá dược liệu. Cho vào nồi sắc cùng với 2 bát nước cho đến khi nước trong nồi cạn còn lại nửa bát. Mọi người hãy chia đều bát thuốc thành 3 phần uống bằng nhau. Uống sau 3 bữa ăn chính trong ngày để có tác dụng tốt nhất.
- Cách 2: Lấy khoảng 200g lá đã được sao khô, sắc uống tương tự như cách trên. Một liệu trình điều trị bệnh như vậy có thể kéo dài 20-25 ngày. Sau khi kết thúc 25 ngày, mọi người hãy ngừng khoảng 10 ngày rồi lại tiếp tục uống liệu trình mới
4. Trị mụn nhọt
Để chữa mụn nhọt bằng loại thảo dược này, mọi người có thể áp dụng một trong haicách dưới đây:
- Cách 1: Lấy một ít lá trinh nữ hoàng cung tươi, có thể dùng củ, rửa sạch rồi giã nát. Mọi người hãy đắp vào vị trí có mụn nhọt vài lần là những nốt mụn đó sẽ tự động biến mất và không để lại sẹo
- Cách 2: Dùng kết hợp 20g lá dược liệu cộng với 6g cườm thảo đỏ và 20g kim ngân hoa. Tất cả các nguyên liệu được cho vào nồi và sắc cùng với 2 bát nước. Thuốc sau khi sắc sẽ còn khoảng nửa bát, hãy chia đều làm 2-3 lần uống mỗi ngày là được
5. Điều trị dị ứng da, nổi mẩn ngứa
Bệnh dị ứng trên da, nổi mẩn ngứa hoàn toàn có thể được điều trị nếu mọi người biết cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung.
- Chuẩn bị: 20g lá của loại thảo dược này, 20g ngân hoa thán, 12g ké đầu ngựa và 6g cườm thảo đỏ
- Cách làm: Sau khi làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, hãy cho chúng vào nồi để sắc thành một thang thuốc rồi chia làm 3 lần uống. Mọi người hãy uống thuốc trước mỗi bữa ăn sáng, trưa và chiều tối một thời gian sẽ nhận thấy bệnh có chuyển biến tốt.
Những lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh
- Cần phải phân biệt và nhận dạng được trinh nữ hoàng cung với các loại cây náng khác để tránh nhầm lẫn
- Không dùng thảo dược này cho phụ nữ có thai
- Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc thận cũng nên tránh dùng trinh nữ hoàng cung
- Mọi người cần nhớ kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình điều trị bệnh bằng dược liệu này
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi dùng để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn
- Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm thuốc được bào chế từ loại thảo dược này
- Mỗi thang thuốc được sắc nên được uống hết trong ngày, không nên để qua đêm trong tủ lạnh
- Sau khi dùng trinh nữ hoàng cung, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đi bệnh viện kiểm tra ngay
- Không tự ý kết hợp các thành phần của loại cây có cái tên mỹ miều với các nguyên liệu khác
Trên đây là một số thông tin quan trọng về trinh nữ hoàng cung. Thông qua bài viết này, có thể mọi người đã nhận thấy loại cây có danh xưng cao quý này mang đến vô vàn tác dụng. Nếu biết cách sử dụng, đây có thể được coi là “thần dược” cứu nguy cho nhiều vấn đề sức khỏe vì thế đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về nó nhé.
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.