Thuốc Trị Khô Khớp Gối
Việc tìm ra được một loại thuốc trị khô khớp gối hiệu quả là mong mỏi của nhiều bệnh nhân khi phải thường xuyên đối mặt với cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Vậy khô khớp gối uống thuốc gì tốt? Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để lựa chọn được một loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Bị khô khớp gối uống thuốc gì?
Khô khớp gối là hiện tượng giảm tiết dịch khớp hoặc dịch nhầy hoàn toàn không được sản xuất khiến cho các đầu xương không được bôi trơn đầy đủ. Hậu quả là mỗi khi vận động, lực ma sát giữa các đầu xương trong khớp gối sẽ tăng lên khiến cho bệnh nhân đau đứng và làm giảm đáng kể phạm vi vận động của khớp. Khi bị khô khớp gối, các mô sụn cũng không được nuôi dưỡng, tái tạo tốt và dễ bị tổn thương, ăn mòn hoặc bong tróc gây ra tiếng kêu lục cục khi vận động.
Bệnh khô khớp gối chủ yếu ảnh hưởng đến người già, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, người lao động nặng nhọc, bị béo phì hoặc chấn thương đầu gối. Quá trình điều trị khô khớp gối chủ yếu nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng bệnh và thúc đẩy quá trình sản sinh dịch nhầy trong khớp. Bệnh nhân chủ yếu được chỉ định chữa trị bằng các phương pháp nội khoa như vật lý trị liệu, dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống.
Các loại thuốc trị khô khớp gối thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường
- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID)
- Thuốc làm tăng tiết dịch khớp
- Thuốc kích thích tái tạo sụn và xương dưới sụn…
Tùy theo mức độ khô khớp gối và các triệu chứng đang gặp phải, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chữa trị phù hợp.
8 thuốc trị khô khớp gối được tin dùng
Bệnh nhân bị khô khớp gối thường được chỉ định các thuốc sau:
1. Thuốc chữa khô khớp gối Acid hyaluronic
Acid hyaluronic là thuốc kê đơn được chỉ định phổ biến trong điều trị khô khớp gối. Thuốc được bào chế theo dạng uống hoặc tiêm.
Khi sử dụng, Acid hyaluronic tham gia vào quá trình sản xuất chất nhờn để bôi trơn sụn khớp, giảm lực ma sát giữa các đầu xương trong khớp gối khi vận động. Thuốc chủ yếu được chỉ định cho những bệnh nhân bị khô khớp gối ở mức độ vừa đến nặng xuất phát từ tình trạng thoái hóa khớp gối tiến triển hoặc do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp.
Khi dùng thuốc Acid hyaluronic, phạm vi hoạt động của khớp sẽ được cải thiện. Người bệnh cũng giảm được đáng kể các cơn đau và tình trạng cứng khớp, khớp gối kêu lục cục do ảnh hưởng của khô khớp. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Chống chỉ định tuyệt đối cho những bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc Acid hyaluronic.
Sau khi dùng thuốc Acid hyaluronic, bệnh nhân thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ, vết tiêm bị đau hoặc phát triển phản ứng viêm tại vị trí tiêm. Những tác dụng phụ trên thường xảy ra ở những người tiêm thuốc lần đầu và có thể biến mất sau 2 – 3 ngày.
Liều lượng – Cách sử dụng:
- Thuốc dạng tiêm: Mỗi tuần tiêm 1 ống 2 – 2,5ml trong thời gian khoảng 5 tuần liên tục.
- Thuốc dạng uống: Dùng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.
2. Thuốc Glucosamine trị khô khớp gối
Glucosamine chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho những ai đang thắc mắc “khô khớp gối uống thuốc gì?”. Nghiên cứu thành phần của các mô đệm và chất lỏng trong khớp, y học đã phát hiện ra một lượng lớn Glucosamine. Đây là một loại đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh dịch nhầy cho khớp. Trong tự nhiên, Glucosamine có thể được tìm thấy trong lớp vỏ cứng của các loại động vật giáp xác, chẳng hạn như tôm, cua.
Các dạng thuốc trị khô khớp gối Glucosamine thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Glucosamine hydrochloride
- N-acetyl glucosamine
- Glucosamine sulfate.
Thông qua việc gia tăng lượng chất nhờn được sản sinh trong khớp gối, lớp sụn chêm sẽ được bôi trơn và luôn duy trì độ nhờn cần thiết để không bị khô cứng và có phạm vi vận động rộng hơn. Sử dụng thuốc bổ sung Glucosamine đúng cách còn giúp làm chậm quá trình lão hóa các mô sụn theo tuổi tác, cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối.
Đối tượng được chỉ định sử dụng Glucosamine là người trưởng thành, bệnh nhân bị khô khớp do chấn thương hoặc do viêm xương khớp, người cao tuổi. Các trường hợp bị dị ứng với động vật có vỏ không nên dùng loại thuốc này để chữa khô khớp.
Thuốc Glucosamine có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hoặc táo bón, nhức đầu, nổi mề đay, dị ứng da, ợ nóng,… Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.
Liều lượng:
- Uống 1500mg Glucosamine mỗi ngày
- Dùng thuốc trong hay sau khi ăn no để tránh gây kích ứng cho dạ dày.
3. Thuốc Acetaminophen giảm đau, chống viêm do khô khớp gối
Bệnh khô khớp gối thường làm gia tăng lực ma sát giữa các đầu xương khiến cho người bệnh bị đau nhức nhiều khi vận động. Tình trạng này kéo dài còn khiến các mô mềm bị tổn thương và làm tăng nguy cơ bị sưng viêm khớp gối. Thuốc Acetaminophen thường được bác sĩ kê đơn để giảm cảm giác đau nhức khó chịu và ức chế phản ứng viêm tại khớp.
Acetaminophen là thuốc thuộc nhóm NSAID được chỉ định phổ biến trong đơn thuốc của bệnh nhân bị khô khớp gối. Khi sử dụng, thuốc phát huy tác dụng giảm sưng đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng loại thuốc này kéo dài nhằm tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày, tăng men gan, suy giảm chức năng thận…
Thuốc Acetaminophen thích hợp cho người bị khô khớp có các cơn đau ở mức độ nhẹ tới trung bình. Chống chỉ định dùng loại thuốc chữa khô khớp gối này cho các đối tượng bị dị ứng với thành phần Acetaminophen, bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Các đối tượng nghiện rượu, thiếu máu mãn tính, suy giảm chức năng gan thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Liều lượng – Cách sử dụng:
- Mỗi lần uống 2 viên 500mg
- Sử dụng liều tiếp theo sau ít nhất 4 tiếng nếu cơn đau tái phát trở lại.
- Không uống quá 4 liều/ngày.
4. Thuốc Hyasyn Forte tăng chất nhầy, chống khô khớp gối
Hyasyn Forte cũng nằm trong danh sách các loại thuốc trị khô khớp gối đang được chỉ định rộng rãi. Thuốc do công ty Shinpoong Daewoo sản xuất.
Thuốc Hyasyn Forte bổ sung thành phần Natri hyaluronate, một chất có tác dụng làm tăng khả năng liên kết giữa các mô, làm tăng lượng axit hyaluronic, giúp dịch khớp được sản xuất ra nhiều hơn. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, người bệnh sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng cứng, sưng đau khớp gối liên quan đến bệnh khô khớp. Thuốc cũng giúp làm tăng khả năng đi lại, vận động cho khớp gối.
Hyasyn Forte được sử dụng theo đường tiêm. Thuốc được sử dụng để điều trị khô khớp gối do ảnh hưởng của chấn thương hoặc các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp. Mặc dù thuốc Hyasyn Forte có ít tác dụng phụ nhưng không thích hợp cho phụ nữ mang thai hoặc người nuôi con bằng sữa mẹ. Khi sử dụng, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức và sưng ở vị trí tiêm nhưng không đáng kể.
Liều lượng – Cách sử dụng:
- Tiêm 20ml/lần/tuần.
- Trong thời gian đầu điều trị, bệnh nhân được tiêm thuốc trong 3 tuần liên tục. Trường hợp khớp gối có biểu hiện khô và đau lại thì có thể tiêm liệu trình tiếp theo sau 6 tháng.
5. Thuốc bổ sung Collagen type 2 trị khô khớp gối
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bổ sung Collagen type 2 để khắc phục tình trạng khô khớp gối cho bệnh nhân. Chất này tập trung chủ yếu ở sụn và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng đàn hồi của các mô sụn, giảm thiểu tổn thương do khô khớp gây ra, đồng thời giúp khớp gối dẻo dai và vận động linh hoạt hơn.
Các trường hợp được kê đơn Collagen type 2 chủ yếu là người già, người bị khô khớp gối hoặc có hệ xương khớp suy yếu nhưng khả năng tự tổng hợp Collagen type 2 kém. Sử dụng thuốc collagen type 2 đúng cách không chỉ giúp cải thiện tình trạng khô khớp mà còn có tác dụng duy trì sự ổn định cho khớp gối, làm tăng tiết chất nhầy và kích thích tái tạo các mô sụn khỏe mạnh.
Thuốc trị khô khớp gối Collagen type 2 được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân tuổi từ 15 trở lên bị khô khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, còn cho con bú hoặc bị dị ứng với thành phần của thuốc.
Liều lượng – Cách sử dụng:
- Mỗi ngày uống 40mg hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ
- Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là sau bữa ăn tối 3 tiếng.
- Duy trì uống trong 6 tháng liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
6. Thuốc trị khô khớp gối dạng tiêm Corticosteroid
Corticosteroid được chỉ định cho bệnh nhân bị khô khớp gối không đáp ứng được với các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường. Khi được tiêm trực tiếp vào trong khớp gối, thuốc sẽ phát huy tác dụng ức chế miễn dịch, qua đó làm giảm phản ứng viêm và giúp bệnh nhân bớt đau nhức đầu gối.
Hiệu lực của thuốc Corticosteroid thường chỉ kéo dài từ 3 – 6 tháng và bệnh nhân có thể bị đau trở lại. Tránh lạm dụng thuốc quá liều hoặc tiêm liên tục khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như mất ngủ, buồn nôn hoặc nôn ói, loãng xương, mờ mắt, tăng huyết áp.
Liều dùng:
- Tiêm thuốc theo liều lượng được bác sĩ kê đơn.
- Quy trình tiêm được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tại phòng vô khuẩn.
7. Thuốc chữa khô khớp gối Hyalgan
Hyalgan được chỉ định trong điều trị khô khớp gối nhờ có tác dụng làm tăng tiết chất nhầy cho khớp. Thuốc được bào chế từ thành phần sodium Hyaluronate. Chất náy có nhiều trong dịch khớp và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất dịch, giúp duy trì lượng dịch khớp ổn định để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp khi vận động.
Thuốc Hyalgan được sử dụng theo đường tiêm. Sau khi tiêm thuốc vị trí tiêm thường bị tấy đỏ và đau nhẹ. Người bệnh nên giữ gìn vệ sinh cho khu vực này để tránh bị nhiễm trùng.
Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc trị khô khớp gối Hyalgan bao gồm:
- Người có thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 18 tưởi
- Người quá mẫn với thành phần sodium Hyaluronate.
Liều lượng – Cách sử dụng:
- Tiêm 1ml/tuần/lần
- Tùy theo tình trạng khô khớp gối mà một liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 3 – 5 tuần.
- Lặp lại sau 6 tháng nếu cơn đau tái phát.
8. Khô khớp gối uống thuốc gì? – Chondroitin Sulfate
Nằm cuối cùng trong danh sách các loại thuốc trị khô khớp gối đang được chỉ định phổ biến đó là Chondroitin Sulfate. Thuốc có tác dụng tái tạo, phục hồi các mô sụn bị tổn thương, đồng thời giảm đau, làm gia tăng lượng dịch nhờn bôi trơn khớp được sản sinh.
Thuốc Chondroitin Sulfate có thể được chỉ định một cách đơn độc hoặc phối hợp với Glucosamine để giảm khô khớp gối và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh hơn. Chống chỉ định thuốc cho các trường hợp có tiền sử bị tai biến, trẻ em, bà bầu, người đang trong thời gian phục hồi sau phẫu thuật, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân bị bỏng nặng hoặc thường xuyên hoạt động thể lực mạnh.
Liều lượng – Cách sử dụng:
- Ngày dùng 1000 – 1200mg. Chia đều thuốc uống làm 2 – 3 lần sau bữa ăn.
- Uống thuốc với nhiều nước.
Dùng thuốc chữa khô khớp gối như thế nào cho hiệu quả?
Thuốc trị khô khớp gối cần phải được sử dụng đúng cách mới đạt được hiệu quả tốt, đồng thời giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Để đảm bảo an toàn và nhanh chóng thu được kết quả tốt nhất, khi dùng thuốc bạn cần lưu ý:
- Chỉ dùng thuốc chữa khô khớp gối được bác sĩ kê đơn. Không tự tiện mua thuốc về nhà uống khi chưa qua thăm khám và được bác sĩ chỉ định.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc, về liều lượng, cách sử dụng và thời gian điều trị.
- Uống thuốc đúng liều, đủ thời gian.
- Không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng. Việc uống thuốc với liều lượng thấp hơn khiến cho dược phẩm không phát huy được hiệu lực tốt và kéo dài thời gian điều trị. Trong khi đó, nếu lạm dụng kéo dài hoặc cố ý tăng liều lượng quá mức cho phép, bạn sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao.
- Đối với các loại thuốc chữa khô khớp gối dạng tiêm, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế có phòng tiêm vô khuẩn và bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để được giúp đỡ. Việc tự tiêm thuốc tại nhà hay điều trị tại các phòng khám kém chất lượng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng khớp cùng nhiều tai biến nguy hiểm.
- Thuốc trị khô khớp gối sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi được kết hợp với một lối sống lành mạnh. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên uống nhiều nước, giảm cân nếu béo phì, tránh hoạt động mạnh hoặc khuôn vác đồ nặng làm gia tăng áp lực lên khớp gối. Ngoài ra cần chú ý tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu và duy trì chức năng vận động bình thường cho khớp gối.
Có thể bạn quan tâm