Điều Trị Sa Trực Tràng Bằng Đông Y
Các phương pháp điều trị sa trực tràng bằng Đông y sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc châm cứu, để cải thiện căn nguyên gây bệnh, từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị phổ biến trong phần dưới đây và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất.
Bệnh sa trực tràng trong Đông y
Sa trực tràng còn được gọi là chứng thoát giang, lòi trôn trê, thường phổ biến ở người lớn khí hư hạ hãm. Bệnh xảy ra khi một hoặc nhiều lớp của trực tràng và ống hậu môn sa ra ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở trẻ em, người già, phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người sinh con nhiều lần.
Khi bị sa trực tràng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:
- Cảm thấy căng phồng, áp lực ở hậu môn
- Có cảm giác không thể đi hết phân sau khi đại tiện
- Xuất hiện một khối thịt đỏ, mọng lồi ra khỏi hậu môn
- Rò rỉ chất nhầy, phân hoặc máu từ hậu môn
- Đau hoặc ngứa hậu môn
Các triệu chứng sa trực tràng thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho, đi bộ, đứng, chạy bộ, dùng sức rặn khi đi đại tiện hoặc thực hiện các hoạt động gắng sức khác.
Theo Đông y, sa trực tràng xảy ra khi khí huyết không đầy đủ, tạng phủ hư tổn, táo bón ở đại tràng hoặc thấp nhiệt ở hạ chú. Điều này dẫn đến khí hư hạ hãm, cân cơ không vững. Ở trẻ em, huyết khí chưa thịnh vượng, phụ nữ sau sinh rặn đẻ nhiều sẽ gây tổn hao khí, người cao tuổi khí huyết hư hao, trung khí không đầy đủ, dẫn đến khí hư hãm, mất điều khiển các chức năng cô nhiếp, sẽ dẫn đến phát sinh các triệu chứng sa trực tràng.
Sa trực tràng là bệnh lý mãn tính, không gây đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong giai đoạn đầu, trực tràng có thể tự co lên, tuy nhiên bệnh mãn tính sẽ không thể tự co lên. Điều này làm tăng nguy cơ co xát, dẫn đến loét da, dị ứng da, viêm xuất tiết, chảy dịch, ngứa quanh hậu môn và các biến chứng khác.
Điều trị sa trực tràng bằng Đông y được chỉ định và hướng dẫn bởi thầy thuốc chuyên môn. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và bốc thuốc điều trị phù hợp nhất.
4 cách điều trị sa trực tràng bằng Đông y
Các cách điều trị sa trực tràng bằng Đông y phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh. Điều quan trọng là đến cơ sở Đông y uy tín để được bắt mạch và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dưới đây là một số cách điều trị sa trực tràng bằng Đông y hiệu quả nhất, người bệnh có thể tham khảo.
1. Đông y chữa sa trực tràng theo thể bệnh
– Sa trực tràng thể thấp nhiệt:
Triệu chứng: Vị trí sa trực tràng sưng tấy đỏ, đau rát, chảy nước, người bệnh có thể phát sốt.
Bài thuốc: Bổ trung ích khí
- Dùng Ngân hoa, Sài hồ, Đẳng sâm, mỗi vị 16 g; Hoàng kỳ, Hoàng bá 10 g; Thăng ma, Bạch truật, mỗi vị 12 g; Qui đầu 6g; Trần bì, Chích thảo, mỗi vị 4 g.
- Mang các loại dược liệu rửa sạch, sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng một thang.
– Sa trực tràng thể khí hư hạ hãm:
Triệu chứng: Người bệnh thường hay mệt mỏi, đau đầu, đoản khí, đại tiện nhão (loãng, phân rời rạc, không kết dính), người thường hồi hộp, mạch nhược, tự hãn.
Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm
- Dùng Thăng ma, Hoàng kỳ, mỗi vị 20 g; Đẳng sâm 16 g; Qui đầu, Bạch truật, đều 12 g; Sài hồ, Sâm lô, mỗi vị đều 10 g; Trần bì, Chỉ xác, mỗi vị 8 g; Chích thảo 4 g.
- Mang các loại dược liệu rửa sạch, sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng một thang.
Ngoài ra có thể dùng bài thuốc Thu giang tán để bôi vào.
Bài thuốc Thu giang: Dùng Ngũ bội, Long cốt, Phù bình, Mộc tặc, mỗi vị đều 50 g. Tán tất cả các vị thuốc thành bột, trộn với dầu vừng, bôi vào khu vực sưng đau.
2. Đông y điều trị sa trực tràng trong giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, trực tràng có thể sa ra khỏi hậu môn khi người bệnh đi đại tiện, tuy nhiên có thể tự co lại. Khi người bệnh mệt mỏi, vận động mạnh, trực tràng có thể sa xuống, khi cơ thể bình thường trực tràng sẽ tự co lên.
Điều trị sa trực tràng bằng Đông y trong giai đoạn đầu sử dụng bài thuốc Bổ trung ích khí thăng đề.
Bài thuốc: Dùng Hoàng kỳ 24 g; Nhân sâm, Trần bì, Thang ma, Bạch truật, Sài hồ, mỗi vị đều 12 g; Đương quy, Cam thảo, mỗi vị đều 10 g.
Cách thực hiện bài thuốc: Hoàng kỳ hòa với mật sao, Cam thảo chích, Đương quy tửu tẩy, Nhân sâm bỏ cuống, Trần bì khứ sạch. Mang các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm cùng 1.800 ml nước, sắc đến khi còn 200 ml thì lọc lấy nước thuốc, bỏ bã. Chia thuốc thành 3 lần, dùng uống mỗi ngày một thang.
Châm cứu:
- Châm các huyệt: Khúc trì, Bách hội, Đại chùy, Đại tràng du, Đản trung, Thạch môn.
- Châm bổ túc thêm các huyệt: Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải, Nội quan.
- Các huyệt châm cứu dự bị bao gồm: Đản trung, Khí hải, Quan nguyên, Phong trì, Thần môn, Tiền đình.
3. Đông y điều trị sa trực tràng trong giai đoạn sau
Trong giai đoạn 2, sa trực tràng trở nên nghiêm trọng, trực tràng sa ra khỏi hậu môn, không thể tự co lại và người bệnh cần dùng tay để đưa trực tràng quay về vị trí ban đầu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, sau khi người bệnh vận động mạnh, trực tràng có thể không ấn được vào bên trong hậu môn, dẫn đến sưng đau, khó chịu, chảy dịch nhầy và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị sa trực tràng bằng Đông y có thể giúp giảm đau, hỗ trợ co trực tràng tự nhiên và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan. Trong giai đoạn 2, Đông y chữa sa trực tràng theo phương pháp bổ trung ích khí thăng đề, thanh nhiệt trừ thấp.
Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia
- Dùng Hoàng kỳ, Thương truật, Ngũ bội, Hoàng bá, mỗi vị đều 24 g; Nhân sâm, Trần bì, Sài hồ, Thăng ma, Bạch truật, mỗi vị đều 12 g; Cam thảo, Hoàng bá, Ngũ bội tử , Đương quy, mỗi vị đều 10 g.
- Cách thực hiện bài thuốc: Hoàng kỳ hòa mật sao, Nhân sâm bỏ cuống, Cam thảo chích, Đương quy tửu tây, Thương truật tẩm nước vo gạo vi sao, Trần bì khứ bạch. Mang các vị thuốc cho vào ấm, hòa cùng 1.800 ml nước, sắc đến khi còn 200 ml thì lọc lấy nước thuốc, bỏ phần bã. Mỗi ngày sắc một thang thuốc, chia thành 3 lần, dùng uống.
Châm cứu:
- Châm tả các huyệt Bạch hội, Nhị bạch, Trường cường, Thích cung, Hợp cốc.
- Châm bổ các huyệt Nội quan, Túc tam lý, Huyết hải, Khúc trì, Đại tràng du, Quan nguyên.
- Châm dự bị các huyệt Khí hải, Phong trì, Thần môn, Quan nguyên, Hậu đính, Đản trung, Dương lăng tuyền.
– Cách xác định các huyệt châm cứu điều trị sa trực tràng bằng Đông y:
- Đại chùy: Huyệt ở giữa đốt sống cổ thứ 7 và mỏm gai đốt sống lưng.
- Bách hội: Huyệt nằm cách đường chân tóc sau 7 tấc, tại các điểm giữa đường nói vòng hai chóp tai.
- Đản trung: Điểm giữa đường nối hai đầu ti (núm vú). Cần xác định huyệt khi bệnh nhân đang nằm ngửa để có độ chính xác cao nhất.
- Khúc trì: Huyệt nằm tại chỗ lõm đầu ngoài nếp khuỷu tay, tại điểm chính giữa đường nối huyệt xích trạch và mỏn trên của lồi cầu ngoài cánh tay.
- Thạch môn: Huyệt nằm ở dưới rốn 2 tấc, trên đường giữa bụng.
- Đại tràng du: Huyệt nằm cách bờ mỏm dưới gai đốt sống thắt lưng số 4, 1,5 tấc đi về phía ngoài.
- Nhị bạch: Huyệt nằm thẳng trên làn chỉ cổ tay, cách 4 tấc ở 2 mé gân cơ gan tay lớn. Có hai huyệt nằm ở tay trái và hai huyệt nằm ở tay phải, do đó có tất cả bốn huyệt Nhị bạch.
- Trường cường: Huyệt nằm tại điểm giữa đường nối đầu xương cụt và hậu môn. Xác định huyệt khi người bệnh nằm úp sấp.
- Hợp cốc: Huyệt nằm ở giữa xương đốt mu bàn tay, tại vị trí lòi nhất khi ngón trỏ và ngón cái khép chặt.
- Túc tam lý: Huyệt nằm tại vị trí dưới lõm khớp gối 3 thốn.
- Nội quan: Cách lằn chỉ cổ tay khoảng 2 tấc.
- Tâm âm giao: Huyệt nằm trên mỏm mắt cá 3 tấc, sát phía bờ sau của xương chày.
- Quan nguyên: Huyệt nằm tại dưới rốn 3 tấc, trên đường giữa bụng. Xác định huyệt khi người bệnh nằm ngửa.
- Huyết hải: Huyệt cách bờ xương bánh chè 2 tấc, ngay chỗ phình của cơ rộng bên trong.
4. Bài thuốc dùng ngoài chữa sa trực tràng
Bài thuốc điều trị sa trực tràng bằng Đông y dùng ngoài chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp thăng đề, nhằm mục đích giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ phục hồi chức năng co lại của trực tràng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Thuốc dùng ngoài bao gồm bài thuốc ngâm rửa và đắp tại chỗ.
Ngâm rửa:
- Dùng Thạch lựu bì, Khổ sâm, Kim ngân hoa, Ngũ bội tử, Hoàng bá, Hương phụ, mỗi vị đều 10 g.
- Mang các vị thuốc đi rửa sạch, sắc kỹ với 1000 ml nước, ngâm rửa trong 10 phút, mỗi ngày 2 lần.
Đắp tại chỗ: Bài thuốc Thăng đề tán
- Dùng Ngũ bội tử 10 g và Ngũ hoa long cốt 60 g.
- Mang các vị thuốc tán thành bột mịn, hòa với cao sinh cơ, trộn đều, dùng bôi và đẩy dần trực tràng vào bên trong hậu môn sau khi ngâm rửa.
Các phương pháp điều trị sa trực tràng bằng Đông y phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh. Phương pháp mang lại hiệu quả tương đối tốt, an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được chẩn mạch, bốc thuốc và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý khi điều trị sa trực tràng bằng Đông y
Điều trị sa trực tràng bằng Đông y là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, Đông y thường điều trị bệnh từ căn nguyên, do đó cần một khoảng thời gian nhất định để đạt hiệu quả tốt nhất, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc, châm cứu và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần lưu ý các mẹo phòng tránh cũng như thực hiện các biện pháp duy trì sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa sa trực tràng tái phát. Để ngăn ngừa sa trực tràng, người bệnh cần lưu ý:
- Tránh táo bón bằng cách sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt nguyên cám, các loại đậu và uống nhiều nước.
- Giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp trong chế độ ăn uống.
- Uống nhiều nước và chất lỏng cần thiết mỗi ngày.
- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần với các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp, chẳng hạn như đi bộ.
- Quản lý căng thẳng bằng cách thiền định và các kỹ thuật thư giãn khác, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với người thân, bạn bè.
Điều trị sa trực tràng bằng Đông y mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch tự chăm sóc và phòng ngừa phù hợp. Điều này có thể ngăn ngừa táo bón và áp lực lên đại trực tràng mỗi khi đi đại tiện.
Sa trực tràng có thể gây khó chịu và đau đớn, nhưng có thể điều trị được. Người bệnh nên sắp xếp thời gian đến cơ sở y học cổ truyền uy tín, chẳng hạn như Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, để kiểm tra các triệu chứng và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm: