Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân Tay
Mẩn ngứa ở chân tay thường gây ra bởi nhiễm trùng, dị ứng, hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da. Theo các nghiên cứu, tình trạng mẩn ngứa ở tay chân không chỉ là các bệnh lý da liễu mà còn cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh lý khác trong cơ thể. Vậy nhận biết và điều trị căn bệnh này như nào? Cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Các bệnh liên quan khi bị mẩn ngứa ở chân tay
Tình trạng mẩn ngứa ở tay chân không đơn thuần là bệnh da liễu do da nấm, vi khuẩn, dị ứng gây ra mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác trong cơ thể. Các bệnh liên quan tới mẩn ngứa chân tay gồm có:
- Nổi mề đay, viêm da cơ địa: Mẩn ngứa tay chân có thể là dấu hiệu bệnh nổi mề đay hay viêm da cơ địa. Người bệnh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hóa chất gây dị ứng, bị côn trùng cắn,… có thể dẫn tới sưng, ngứa rát, những vết sưng này có thể lan rộng sang các vùng khác của cơ thể.
- Nóng gan, suy giảm chức năng gan: Nóng gan, chức năng gan suy giảm không thể giải độc cơ thể dẫn tới mẩn ngứa ở chân tay. Bệnh nhân gặp tình trạng này cần cần cải thiện chức năng gan, bổ sung chất dinh dưỡng và phục hồi ngay lập tức.
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Đây là căn bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể. Chức năng gan bị tấn công các yếu tố nguy hiểm dẫn tới ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, ngứa chân tay là một trong các dấu hiệu của bệnh này.
- Hội chứng đường hầm cổ tay và chân: Đây là tình trạng xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép do ngồi lâu, hoạt động sai tư thế. Bệnh dẫn ra một số triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tê cứng chân tay,…
Cách xử lý khi tay chân nổi mẩn ngứa
Khi gặp các dấu hiệu mẩn ngứa ở chân, mẩn ngứa ở tay, người bệnh có thể xử lý bằng một số phương pháp sau:
- Nếu tình trạng ngứa ngáy khó chịu, người bệnh có thể chườm đá hoặc ngâm tay chân trong nước để giảm ngứa. Ngoài ra, có thể sử dụng một số phương pháp dân gian để giảm ngứa như đắp bã tía tô, mướp đắng, dùng chuối xanh thái lát chà xát lên vết ngứa,…
- Cần rửa tay, chân bằng nước mát, không nên dùng nước nóng vì có thể khiến da khô, ngứa ngáy hơn.
- Nên sử dụng các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm nhằm tránh khô da và gây kích ứng da. Cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như lông thú, vải len, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thực phẩm như hải sản, các loại đậu,….
- Nếu tình trạng ngứa chân tay liên quan tới phản ứng dị ứng, có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Một số loại thuốc histamine không cần kê đơn và có thể mua tại các hiệu thuốc.
Lưu ý khi nổi mẩn ngứa chân tay
Bị nổi mẩn ngứa chân tay có thông thường sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nhưng một số trường hợp tình trạng này không thể tự khỏi thậm chí còn nặng hơn. Khi đó, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp hơn. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ:
- Mẩn ngứa chân tay đi liền với sốt cao, sốt lặp lại nhiều lần.
- Tình trạng ngứa chân tay lan rộng khắp cơ thể.
- Mẩn đỏ ở tay chân xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh chóng sang các khu vực khác
- Khó chịu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng, xuất hiện mủ vàng hoặc xanh ở chỗ ngứa.
Mẩn ngứa ở chân tay gây khó chịu, bứt rứt cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày do vậy cần điều trị ngay lập tức. Nếu tình trạng này là biểu hiện của các bệnh da liễu khác, cần liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.