Thuốc Rimantadine

Rimantadine
Hoạt Chất

Rimantadine 

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Dùng để ngăn ngừa và điều trị một số loại virus cúm

Tác giả: Cập nhật: 2:09 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Thuốc Rimantadine được dùng cho các bệnh nhân bị cúm A. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 1994. Để biết thêm thông tin về Rimantadine, mọi người hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Rimantadine có công dụng gì?

Rimantadine (Flumadine) là một loại thuốc kháng virus được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh do virus gây ra, điển hình là cúm A. Theo các chuyên gia y tế, Rimantadine hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của virus cúm bên trong cơ thể con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Flumadine là thuốc thiết yếu, không thể thiếu trong bất cứ hệ thống y tế nào. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 1994.

Rimantadine dùng cho bệnh nhân bị cúm A
Rimantadine dùng cho bệnh nhân bị cúm A

Trước khi sử dụng Rimantadine, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến của bác sĩ bởi có một số trường hợp đã sinh ra hiện tượng kháng thuốc. Rimantadine  có hiệu quả nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng liên quan đến cúm A.

Thuốc Rimantadine  không phải là vắc xin ngừa bệnh nên để tránh bị virus cúm tấn công, mọi người nên tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm một lần.

Nên sử dụng Rimantadine như thế nào?

Rimantadine được sản xuất dưới dạng viên nén. Liều dùng cụ thể của thuốc như sau:

Đối với người lớn:

+ Điều trị bệnh cúm A: 100mg uống 2 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 7 ngày

+ Dự phòng bệnh cúm: 100mg, chia 2 lần uống mỗi ngày

+ Người cao tuổi dự phòng bệnh cúm: Cần phải giảm liều và chỉ dùng duy nhất một lần trong ngày

Đối với trẻ em:

+ Điều trị bệnh cúm A cho trẻ trên 17 tuổi: 100mg, uống 2 lần/ngày

+ Dự phòng bệnh cúm:

  • Trẻ từ 1-9 tuổi: tối đa 150mg Rimantadine mỗi ngày, uống 1 lần
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Dùng 100mg, uống 2 lần

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Khi dùng thuốc Rimantadine  điều trị bệnh cúm, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban, nổi mề đay
  • Khó thở
  • Mặt, môi, lưỡi, cổ họng bị sưng
  • Co giật
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Đau dạ dày
  • Khô miệng
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Lo lắng
  • Mất tập trung

Trên đây chưa phải là danh sách đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Rimantadine. Chính vì thế, trong thời gian uống thuốc, nếu như thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Tiêu chảy là một trong số những tác dụng phụ của thuốc
Tiêu chảy là một trong số những tác dụng phụ của thuốc

Đối tượng nào không nên dùng Rimantadine?

Rimantadine  có thể điều trị bệnh cúm A hiệu quả nhưng không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể được dùng thuốc. Dưới đây là một số trường hợp nên cẩn trọng khi sử dụng Rimantadine:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người mắc bệnh động kinh, thường xuyên bị co giật
  • Bệnh nhân có chức năng gan và thận không tốt
  • Người bị dị ứng với Rimantadine  hoặc một loại thuốc tương tự là amantadine (Symmetrel)

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng Rimantadine?

Để thuốc phát huy tối đa tác dụng, người dùng cần chú ý một số điểm quan trọng dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với người có hệ thống miễn dịch yếu, đang điều trị bệnh ung thư hoặc rối loạn tủy xương, HIV/AIDS
  • Trong vòng 14 ngày qua, nếu người bệnh đã tiêm một loại vắc xin nào đó thì cần nói cho bác sĩ biết trước khi được kê đơn dùng Rimantadine
  • Dùng thuốc đúng theo liều lượng trong thời gian quy định của bác sĩ, không tự ý tăng liều
  • Không uống rượu bia trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Rimantadine
  • Tránh dùng chung đơn thuốc với người khác
  • Rimantadine  có thể làm ảnh hưởng đến các cuộc kiểm tra, xét nghiệm, do đó người bệnh cần nói cho bác sĩ biết việc bản thân đang sử dụng loại thuốc này
  • Không làm việc nặng hoặc lái xe ngay sau khi vừa uống thuốc
  • Hạn chế ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi vì các thành phần có trong loại quả này có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc
  • Chú ý tẩm bổ sức khỏe, bổ sung các món ăn bổ dưỡng và hạn chế đến chỗ đông người

Rimantadine tương tác với các loại thuốc nào?

Trước khi dùng Rimantadine, người bệnh cần có một cuộc nói chuyện cụ thể với bác sĩ về danh sách các loại thuốc hiện đang sử dụng. Sau khi nắm được thông tin quan trọng này, nếu nhận thấy không có vấn đề gì đáng lo ngại, bác sĩ mới quyết định kê đơn và có sự điều chỉnh liều thích hợp nhất để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tương tác.

Dưới đây là tên một số thuốc có tương tác với Rimantadine:

  • Cimetidin (Tagamet)
  • Aspirin
  • Acetaminophen (Tylenol)
  • Vắc-xin cúm FluMist
  • Bupropion
  • Iohexol
  • Iopamidol
  • Tramadol
  • Metrizamide
Rimantadine có tương tác với thuốc Iopamidol
Rimantadine có tương tác với thuốc Iopamidol

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ánh nắng mặt trời
  • Để thuốc ở khu vực ngoài tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Rimantadine ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Rimantadine hiện đã có ở hầu hết các bệnh viện hoặc hiệu thuốc trên toàn quốc. Tùy vào từng thời điểm, Rimantadine sẽ có giá khác nhau.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Rimantadine. Nếu có bất cứ vấn đề nào, người bệnh có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mọi người.

Top