Idelalisib
Đóng gói: Dạng viên nén
Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh bạch cầu Lympho mãn tính (CLL)
Đóng gói: Dạng viên nén
Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh bạch cầu Lympho mãn tính (CLL)
Idelalisib là thuốc có tác dụng điều trị các tình trạng của bệnh bạch cầu Lympho mãn tính – một dạng ung thư máu. Với cơ chế hoạt động có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu tin rằng thuốc Idelalisib sẽ mang đến một cơ hội sống sót cho các bệnh nhân.
Năm 2015, tại Úc, thuốc Idelalisib chính thức được sử dụng trong điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu Lympho mãn tính (CLL). Trước đó, Idelalisib đã được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh tương tự tại Mỹ. Thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, khiến chúng bị tiêu diệt.
Ông Richard Furman, một nhà khảo cứu ung bướu tại Trường đại học Y khoa Weill Cornell ở Mỹ đã thừa nhận rằng việc uống đều đặn 2 viên thuốc Idelalisib mỗi ngày có thể khiến khối u tan đi. Nghiên cứu do ông Furman đứng đầu đã thu nhận được kết quả khá tốt khi cho người bệnh sử dụng Idelalisib kết hợp với thuốc rituximab.
Một nghiên cứu khác được thực hiện do giáo sư Mark Cragg, trường Đại học Southampton đứng đầu cũng thừa nhận ràng sự ra đời của Idelalisib có thể góp phần làm chậm quá trình tăng trưởng của các khối u.
Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén nên rất dễ dàng sử dụng. Cơ quản quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận cho phép lưu hành loại thuốc này.
Với người lớn bị ung thư hạch (lymphoma) hoặc mắc bệnh bạch cầu lympho mãn tính, u lympho không hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin), người bệnh sẽ được chỉ định uống Idelalisib loại 150mg, ngày 2 lần cho đến khi bệnh tình có tiến triển tốt.
Trong khi đó đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần hỏi bác sĩ thật kỹ về liều lượng cần dùng cho bé.
Khi sử dụng thuốc Idelalisib, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
Hơn 30% bệnh nhân khi sử dụng Idelalisib có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Một số tác dụng phụ khác xuất hiện ở khoảng 10-29% bệnh nhân sử dụng thuốc Idelalisib:
Một số tác dụng phụ không phổ biến nhưng rất nghiêm trọng của thuốc Idelalisi:
Hãy đi bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có những dấu hiệu như:
Trong thời gian sử dụng thuốc Idelalisib, chúng tôi khuyên người bệnh nên theo dõi cơ thể thật cẩn thận. Nếu nhận thấy có bất cứ triệu chứng nào bất thường và ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng, người dùng cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ. Nếu thường xuyên bị chóng mặt sau khi dùng loại thuốc này, mọi người không nên đi lại nhiều và tránh ở một mình.
Y tế Canada đã từng đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ nhiễm trùng nặng ở các bệnh nhân điều trị bệnh bằng thuốc Idelalisib. Do đó, trong thời gian sử dụng Idelalisib, nếu thấy có hiện tượng nhiễm trùng, người bệnh cần phải ngưng uống thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc Idelalisib để điều trị một số bệnh ung thư, điển hình là ung thư máu, người bệnh cần chú ý một số điểm quan trọng dưới đây:
Không phải trường hợp nào mắc bệnh bạch cầu lympho mãn tính cũng được bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc Idelalisib. Dưới đây là một số đối tượng bệnh nhân sẽ có phản ứng không tốt nếu tự ý mua Idelalisib về dùng:
Không phải thuốc uống nào khi dùng đồng thời với Idelalisib cũng hỗ trợ cho nhau. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên tránh kết hợp cùng một lúc thuốc Idelalisib với bất kỳ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây:
Trong một số trường hợp, thuốc Idelalisib có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc dưới đây nhưng bác sĩ sẽ có sự thay đổi về liều lượng hoặc tần suất sử dụng để hạn chế tối đa sự tương tác không tốt.
Để tránh việc sử dụng cùng một lúc các loại thuốc làm giảm tác dụng của Idelalisib, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên lên danh sách cụ thể các loại thuốc hiện đang sử dụng (nếu có) và gửi cho bác sĩ để họ có sự điều chỉnh về liều lượng, đưa ra lời khuyên chính xác nhất.
Các chuyên gia y tế đều khuyến cáo người dùng trong thời gian điều trị bệnh bạch cầu bằng thuốc Idelalisib thì tuyệt đối không nên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng những loại đồ uống có chứa caffeine. Vì các thành phần trong các đồ uống này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, không những vậy còn có thể khiến cho tình trạng sức khỏe có chuyển biến xấu.
Với trường hợp bệnh nhân đang mang thai hoặc đang cho con bú thì phát hiện mắc bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể và xem xét thêm nhiều yếu tố khác mới cho thể đưa ra quyết định có nên cho người bệnh đó sử dụng thuốc Idelalisib hay không. Tuy chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào khẳng định tác hại của Idelalisib với bà bầu, nhưng đối tượng này vẫn cần phải hết sức thận trọng khi quyết định điều trị bệnh bằng phương pháp này.
Giống như các loại thuốc khác, Idelalisib cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Bên cạnh đó, thuốc cần phải để tránh xa tầm với trẻ em vì nếu chẳng may các bé nuốt phải sẽ có thể bị nghẹn hoặc dẫn đến nhiều mối nguy hại không thể lường trước được.
Khi quyết định điều trị bệnh bạch cầu lympho mãn tính hoặc u lympho không hodgkin, người bệnh tốt nhất nên tìm đến bệnh viện uy tín chuyên về chữa bệnh ung thư. Tại đây, bệnh nhân sẽ được cung cấp đủ liều lượng thuốc cần thiết.
Tuy nhiên, giá thành của thuốc Idelalisib tại bệnh viện bao giờ cũng có phần cao hơn so với việc mua bên ngoài nhưng chất lượng thì hoàn toàn đảm bảo. Chính vì thế, chúng tôi khuyên người bệnh không nên đắn đo quá nhiều về việc thuốc có giá bao nhiêu tiền, miễn là nó có tác dụng và giúp hỗ trợ điều trị thật tốt cho bệnh là được. Để biết cụ thể về giá sản phẩm, người bệnh nên tìm đến bệnh viện để khảo sát.
Thuốc Idelalisib sẽ mang đến một cơ hội sống cho bệnh nhân nếu họ thực hiện theo đúng hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ. Chúc mọi người luôn kiên cường để chống chọi thật tốt với bệnh tật!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.
Xem thêm: Thuốc Idarubicin điều trị ung thư máu như thế nào? Có hiệu quả không?