Sau Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Kinh Lại?
Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại phụ thuộc vào nội tiết tố và tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài ra, việc cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thức cũng gây ảnh hưởng đến thời gian kinh nguyệt. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thời gian có kinh nguyệt cũng như các vấn đề liên quan khác, bạn có thể tham khảo.
Sinh mổ bao lâu thì có kinh lại?
Sinh mổ bao lâu thì có kinh lại, các bác sĩ cho biết chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào thời điểm các loại hormone trở lại bình thường trước khi mang thai. Ngoài ra, việc cho con bú hoặc nuôi con bằng sữa mẹ cũng gây ảnh hưởng đến thời gian có kinh nguyệt.
Cụ thể, sinh mổ bao lâu thì có kinh lại được giải thích theo các trường hợp như sau:
1. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Cho con bú sau khi sinh mổ có thể ngăn ngừa việc rụng trứng và kéo dài thời gian có kinh nguyệt trở lại. Nếu bạn cho con bú trong suốt thời gian và không sử dụng sữa công thức bổ sung, bạn có thể mất sáu tháng hoặc lâu hơn để kinh nguyệt quay trở lại bình thường.
Khi em bé bắt đầu bổ sung sữa công thức hoặc thức ăn đặc, nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ được cân bằng và cơ thể sẽ bắt đầu rụng trứng, dẫn đến việc có kinh nguyệt.
Một số phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể có kinh ở tuần thứ sáu sau khi sinh mổ. Một số phụ nữ thậm chí có kinh ở tuần thứ tứ. Do đó, nếu quan hệ tình dục sau khi sinh mổ, bạn nên sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp tránh thai an toàn khác để tránh việc mang thai khi cơ thể chưa hồi phục.
2. Nuôi con bằng sữa công thức
Nếu bạn nuôi con bằng sữa công thức và hoàn toàn không cho con bú sữa mẹ, kinh nguyệt có thể trở lại sau tuần thứ tư sau khi sinh. Một số phụ nữ sẽ có kinh nguyệt bình thường và đều đặn từ tuần thứ 12 sau khi sinh.
Nếu bạn không có kinh nguyệt sau tháng thứ 3 kể từ lúc sinh con, hãy đến bệnh viện và thông báo cho bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan.
Kinh nguyệt sau khi sinh mổ hoặc sinh thường có thể khác so với trước khi sinh con. Thông thường, kinh nguyệt có thể xuất hiện với các đốm nhẹ hoặc nặng. Ngoài ra, bạn có thể không quay lại chu kinh nguyệt bình thường trong vài tháng sau khi sinh. Bạn có thể có chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, tùy theo thời gian cân bằng nội tiết tố.
Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị nếu kinh nguyệt có thời gian và tính chất khác nhau trong một vài tháng. Bạn có thể cần kiểm tra tử cung để xác định các bất thường hoặc xét nghiệm máu nội tiết tố. Ngoài ra, liên hệ với bác sĩ ngay khi lượng kinh nguyệt nhiều bất thường, có thể làm ướt hai miếng băng vệ sinh mỗi giờ.
Yếu tố gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau khi sinh mổ
Sinh mổ bao lâu thì có kinh lại phụ thuộc chủ yếu vào nội tiết tố và thời gian cho con bú. Tuy nhiên có một số yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như:
- Sức khỏe tổng thể: Sau khi sinh mổ, cơ thể cần một thời gian nhất định để hồi phục hoàn toàn. Thời gian hồi phục của của mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Thay đổi nội tiết tố: Việc thay đổi nội tiết tố sau kinh sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian cho kinh.
- Sức khỏe tinh thần: Yếu tố tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian có kinh nguyệt sau khi sinh con. Bận rộn trong việc chăm con, lo lắng về ngoại hình và nhiều vấn đề khác, có thể khiến mẹ mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Thông tin cần biết về kinh nguyệt sau khi sinh mổ
Sinh mổ bao lâu thì có kinh lại phụ thuộc vào việc bạn có cho con bú hay không. Mặc dù kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con có thể hơi khác, tuy nhiên cuối cùng sẽ trở lại bình thường như trước khi sinh con.
Bên cạnh thời gian có kinh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Khi có kinh thấy trở lại, bạn có thể nhận một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của trẻ với sữa mẹ. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi có kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Sau khi có kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy nguồn sữa giảm hoặc trẻ thay đổi tần suất muốn bú sữa mẹ. Những thay đổi về hormone cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ và mùi vị của sữa đối với trẻ. Tuy nhiên những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.
2. Kinh nguyệt sau khi sinh mổ như thế nào?
Thông thường lượng kinh nguyệt sẽ nhiều hơn trong kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh mổ. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều kèm theo đau bụng kinh hoặc đau lưng. Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ có thể có lượng kinh nguyệt ít và đau bụng kinh nhẹ hơn.
Quá trình phục hồi sau khi sinh mổ cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Tình trạng sức khỏe sau khi mang thai, mức độ thay đổi nội tiết tố và các vấn đề sức khỏe khi mang thai cũng ảnh hưởng đến chu kỳ đầu tiên sau khi sinh.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
- Giảm cân
- Căng thẳng
- Bệnh tuyến giáp
- Kiệt sức
- Tập thể dục quá mức
Ngoài ra, trong tuần đầu tiên sau khi sinh con, phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo. Đây không phải là kỳ kinh nguyệt đầu tiên mà là quá trình làm sạch mô tử cung bình thường khi mang thai. Lượng máu này còn được gọi là sản dịch, thường được cải thiện trong 1 – 2 tuần và kết thúc trong tháng đầu tiên sau khi sinh con. Điều quan trọng là bạn không nên sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này, bởi vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Theo khuyến cáo, phụ nữ sau sinh chỉ nên sử dụng băng vệ sinh sau khi sinh con được sáu tuần.
3. Tại sao đau bụng kinh sau khi sinh mổ?
Chu kỳ kinh nguyệt gây đau đớn nhẹ sau khi sinh mổ có thể liên quan đến một số yếu tố, bao gồm:
- Tăng cường độ co thắt tử cung
- Các kích thích tố của việc cho con bú
- Khoang tử cung trở nên lớn hơn sau khi mang thai, điều này khiến nhiều niêm mạc tử bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt
Đau nhẹ khi có kinh nguyệt là điều bình thường. Tuy nhiên các cơn đau nghiêm trọng hoặc vượt qua khả năng chịu đựng, có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp.
4. Các dấu hiệu rủi ro
Chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh mổ có thể liên quan đến một số rủi ro và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều quan trọng là thông báo với bác sĩ nếu gặp bất cứ triệu chứng nào sau đây:
- Sử dụng nhiều hơn hai miếng băng vệ sinh mỗi giờ
- Chảy máu kèm theo các cơn đau đột ngột, dữ dội
- Sốt đột ngột
- Chảy máu liên tục trong hơn bảy ngày
- Có cục máu đông lớn
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
- Nhức đầu dữ dội
- Khó thở
- Đau đớn khi đại tiện
Liên hệ với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần điều trị ngay lập tức.
Mẹo để hồi phục sau khi sinh mổ
Sinh mổ và hồi phục sau phẫu thuật khiến bạn không có thời gian chăm sóc bản thân. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như thời gian của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Điều quan trọng là dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân sau khi sinh mổ. Dưới đây là số mẹo và lưu ý để cơ thể có thời gian phục hồi tốt nhất:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Cơ thể cần được chữa lành sau khi sinh mổ, do đó bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ bất cứ khi nào có thể. Đừng thúc ép cơ thể trở lại các hoạt động bình thường quá sớm.
- Tránh nâng các vật nặng: Theo khuyến cáo, phụ nữ sau sinh không nên nâng bất cứ vật nào nặng hơn em bé để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ.
- Đi dạo ngắn: Sau khi sinh mổ, bạn không nên thực hiện các bài tập thể dục nặng, tuy nhiên việc đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà có thể giúp cơ thể hồi phục.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng các có thể giúp hồi phục sau khi sinh mổ. Ngoài ra, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của con, do đó chế độ ăn uống lành mạnh cần thiết cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi các triệu chứng: Nếu bị đau bụng hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bạn có thể chườm nóng để giảm đau. Ngoài ra, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về các loại thuốc cũng như phương pháp giảm đau sau khi sinh mổ khác để hồi phục vết thương tốt nhất.
Việc quay trở lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước khi sinh con là một phần trong quá trình phục hồi của cơ thể. Ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể quay lại chậm do việc cho con bú.
Nếu có bất kỳ điều gì khác thường trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh mổ, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Chảy máu quá mức có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là ở phụ nữ sinh mổ. Do đó, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: