Viêm Âm Đạo
Theo số liệu thống kê mới đây của Bệnh viện Thanh Nhàn cứ 100 trường hợp chị em đến khám thì có đến 70 trường hợp mắc bệnh liên quan đến viêm âm đạo. Không chỉ khiến chị em cảm thấy khó chịu mà viêm âm đạo còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Bệnh viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo hay còn được gọi là nhiễm trùng âm đạo, tình trạng âm đạo của người phụ nữ bị viêm nhiễm, có thể tiết dịch, ngứa ngáy và đau.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý viêm âm đạo có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ những bạn gái chưa quan hệ cho đến phụ nữ đã quan hệ, trải qua sinh nở. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất là độ tuổi từ 25-35. Bởi đây là độ tuổi sinh đẻ, tần suất quan hệ tình dục cao, cho nên tỷ lệ mắc bệnh vì thế mà cao hơn so với độ tuổi còn lại.
Dấu hiệu viêm âm đạo
Khi bị viêm âm đạo bạn sẽ cảm nhận được những triệu chứng điển hình như:
- Dịch tiết âm đạo có màu sắc, mùi lạ hoặc lượng dịch tiết ra nhiều hơn so với bình thường, âm đạo có cảm giác bị kích ứng, ngứa ngáy
- Tiểu đau, tiểu rát, buốt
- Đau, chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục
Tuy nhiên, vì bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó mỗi một nguyên nhân khởi phát sẽ gây có dấu hiệu khác nhau, cụ thể:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Huyết trắng có màu trắng xám, mùi hôi (mùi tanh), nhất là sau khi quan hệ
- Do nhiễm nấm men: Vùng kín ngứa ngáy kèm dịch tiết âm đạo màu trắng, đặc giống pho mát
- Nhiễm trùng roi Trichomonas: Âm đạo ngứa ngáy kèm huyết trắng màu vàng xanh, đôi khi có bọt.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh là gì sẽ phụ thuộc vào loại viêm âm đạo mà bạn gặp phải. Cụ thể:
- Vi khuẩn: Trong âm đạo tồn tại vi khuẩn lactobacilli và vi khuẩn kỵ khí, nếu vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, dẫn đến viêm
- Nấm men: Thông thường nấm men trong âm đạo không gây hại, thế nhưng khi mất cân bằng trong âm đạo, chúng sẽ phát triển quá mức và gây ra nhiễm trùng, viêm
- Trung roi Trichomonas: Bệnh thường lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm trùng.
- Âm đạo bị viêm không do nhiễm trùng: Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố như: Sử dụng xà phòng thơm, thụt rửa âm đạo, thuốc xịt, các sản phẩm diệt tinh trùng…
- Teo âm đạo: Hay còn gọi là Hội chứng sinh dục của thời kỳ tiền mãn kinh. Chị em phụ nữ có thể gặp các biểu hiện như niêm mạc âm đạo mỏng đi, vùng kín kích ứng, nóng rát, âm đạo khô.
Các yếu tố nguy cơ làm khởi phát viêm âm đạo
Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này ở chị em phụ nữ như:
- Thay đổi nội tiết do mang thai, sau sinh, dùng thuốc tránh thai, mãn kinh
- Hoạt động tình dục hoặc bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
- Do sử dụng các loại thuốc như kháng sinh hoặc steroid
- Mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát
- Thụt rửa sâu âm đạo, vệ sinh vùng kín không đúng cách
- Mặc quần bó sát hoặc chưa được phơi/ sấy khô
- Ngừa thai bằng dụng cụ tử cung.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám:
- Huyết trắng thay đổi màu sắc bất thường, có dấu hiệu nặng hơn
- Ngứa rát, sưng tấy, đau nhức xung quanh hoặc bên ngoài âm đạo
- Đi tiểu nóng rát, khó khăn khi quan hệ tình dục.
Bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, viêm âm đạo không nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp thì bệnh sẽ dẫn đến những ảnh hưởng và biến chứng như:
- Gây ra nhiều bất tiện cho phụ nữ từ trong sinh hoạt cho đến công việc, học tập do các triệu chứng bệnh khó chịu như ngứa ngáy, đau rát, vùng kín có mùi hôi
- Gây ra hiện tượng viêm nhiễm ngược dòng lên các cơ quan sinh sản khác như tử cung, vòi trứng, buồng trứng… dẫn đến khó khăn trong thụ thai, tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh
- Nếu bị viêm nhiễm từ trước, sau sinh sản phụ bị viêm âm đạo có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm trùng tử cung…
- Có thể gây ra những chứng bệnh cho trẻ sơ sinh như: Viêm tuyến lệ, tưa lưỡi, viêm giác mạc… nếu sinh con theo đường âm đạo.
Cách chữa viêm âm đạo hiệu quả nhất hiện nay
Trước khi có cách điều trị bệnh phù hợp chị em phụ nữ cần đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán chính xác loại viêm âm đạo cũng như mức độ bệnh của mình đến đâu. Để chẩn đoán viêm âm đạo bác sĩ sẽ thực hiện:
- Khám phụ khoa bằng mỏ vịt (với người đã có quan hệ tình dục) hoặc thăm khám bên ngoài âm đạo (với người chưa quan hệ)
- Xét nghiệm dịch tiết âm đạo nhằm mục đích tìm kiếm xem có sự xuất hiện của nấm, vi khuẩn… hay không
- Kiểm tra độ pH để tìm ra vi khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas.
Hiện nay, điều trị viêm âm đạo có thể sử dụng các mẹo dân gian, thuốc đặt hoặc thuốc uống, cụ thể:
Chữa viêm âm đạo bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian được xem là giải pháp điều trị bệnh lý phụ khoa lâu đời ông bà ta áp dụng. Với những nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, an toàn, lành tính nên không ít chị em đã áp dụng để khắc phục tình trạng bệnh của mình.
Một số mẹo dân gian phổ biến được áp dụng trong điều trị viêm âm đạo có thể kể đến như:
- Lá trầu không: Lấy khoảng 5-7 lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi pha chung với nước ấm. Bạn có thể cho thêm một chút muối rồi vệ sinh vùng kín 2-3 lần/ tuần
- Lá chè xanh: Lá chè xanh có tính sát khuẩn cao nên được dùng trong điều trị viêm âm đạo. Bạn đun sôi kỹ 1 nắm lá chè xanh, để ấm rồi dùng vệ sinh vùng kín mỗi ngày
- Lá ổi: Lựa chọn những lá ổi không quá non, không quá già, rửa sạch rồi đun sôi kỹ. Đợi nước ấm ấm dùng sinh vùng kín mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các mẹo khác để khắc phục triệu chứng bệnh như: Giấm táo, ngải cứu, nước muối pha loãng, lá húng quế… Theo bác sĩ chuyên khoa, các mẹo dân gian có thể giúp chị em cải thiện các triệu chứng bệnh bên ngoài như ngứa ngáy, đồng thời làm sạch vùng kín. Tuy nhiên, lại không thể giải quyết được căn nguyên gây bệnh. Nếu dùng không đúng cách còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Bị viêm âm đạo dùng thuốc gì tốt?
Thuốc điều trị viêm âm đạo thông thường có thể dùng dạng thuốc điều trị tại chỗ (thuốc đặt âm đạo) và dùng theo đường uống.
Thuốc đặt âm đạo:
Hay còn gọi là viên đặt âm đạo, thuốc có tác dụng điều trị bệnh tại chỗ, có tính kháng sinh phổ rộng giúp kháng nấm, tiêu diệt vi khuẩn. Sau khi đặt vào trong âm đạo ở độ sâu nhất định, dưới nhiệt độ của cơ thể thuốc sẽ tan thành chất lỏng hấp thụ trực tiếp vào máu và khắc phục các triệu chứng bệnh.
Dùng thuốc đặt âm đạo trong thời gian nhất định, thông thường là trong 7-10, không quá 14 ngày. Không nên dùng thuốc trong thời gian vì sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.
Các loại thuốc đặt âm đạo phổ biến hiện nay trong điều trị viêm âm đạo có thể kể đến như: Neo Tergynan, Polygynax, Mycogynax…
Thuốc đặt âm đạo được dùng tại chỗ nên không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu chị em sử dụng sai cách hoặc lạm dụng.
Thuốc uống trị viêm âm đạo:
Các thuốc uống chữa bệnh viêm âm đạo phần lớn là thuốc kháng sinh, kháng nấm có công dụng ức chế vi khuẩn, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng… Một số thuốc phổ biến như: Doxycyclin, Doxycyclin, Metronidazole, Itraconazole…
Đánh giá: Thuốc uống trị viêm âm đạo là những thuốc sẽ có tác động lên hệ tiêu hóa khi hấp thụ vào trong cơ thể. Bởi vậy, thuốc dễ gây ra các tác dụng phụ nên chị em trước khi dùng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng.
Cách phòng ngừa và hạn chế viêm âm đạo tái phát
Viêm âm đạo hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn thực sự quan tâm đến việc chăm sóc vùng kín. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, hỗ trợ điều trị bằng những việc làm đơn giản sau đây:
- Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo, không nên dùng xà phòng thơm hay thuốc xịt cho vùng kín, tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo mặc quần lót được làm bằng chất liệu vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
- Thường xuyên ăn sữa chua để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng hơn
- Sử dụng bao cao su là cách tốt nhất để bạn bảo vệ bản thân, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh từ bạn tình
- Điều trị bệnh cho cả chồng hoặc bạn tình để “chặn đứng” nguy cơ gây viêm âm đạo thông qua quan hệ tình dục
- Thực hiện khám phụ khoa thường xuyên mỗi năm để sớm phát hiện bất thường tại vùng kín.
Hi vọng rằng với những thông tin trên đây bạn đọc, đặc biệt là các chị em đã có những kiến thức đầy đủ về viêm âm đạo, đặc biệt là biết được các cách khắc phục hiệu quả. Viêm âm đạo có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em nên cần đặc biệt lưu ý từ những dấu hiệu lạ dù là nhỏ nhất.