Zefdavir®

Biệt Dược

Zefdavir®

    Công ty sản xuất: Công ty cổ phần hóa - Dược phẩm Mekophar - VIỆT NAM

    Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 30 viên

    Loại thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Tác giả: Cập nhật: 4:30 pm , 09/08/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Zefdavir® là thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng một cách tùy tiện và không theo chỉ định của bác sĩ. Vậy khi dùng thuốc này cần lưu ý những vấn đề gì?

Tác dụng của thuốc Zefdavir® là gì?

Zefdavir® là thuốc được sử dụng để chống lại hoặc ngăn ngừa virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc virus viêm gan B nhân lên trong cơ thể người bệnh. Thuốc không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn và ngăn ngừa nhiễm HIV/AIDS hoặc lây truyền HIV sang người khác.

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

– Hỗ trợ điều trị nhiễm HIV bằng cách kết hợp với một số thuốc khác

– Điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính có bằng chứng sao chép virus viêm gan B (HBV) với một hoặc nhiều tình trạng sau:

  • Suy giảm miễn dịch.
  • Xơ gan còn bù hoặc mất bù.
  • Men gan ALT huyết thanh cao hơn 2 lần so với bình thường.
  • Bệnh gan dạng viêm hoại tử thể hiện trên sinh thiết.
  • Ghép gan.

Một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc, bác sĩ có thể sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác.

Liều dùng của Zefdavir® như thế nào?

Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có những chỉ định liều dùng thích hợp đối với từng bệnh nhân. Liều khuyến nghị của thuốc là:

Đối với người lớn

  • Người nhiễm HIV: dùng 300mg/ ngày hoặc uống 150mg sau mỗi 12 giờ.
  • Người mắc viêm gan B mạn tính: Uống 100mg mỗi ngày.

Đối với trẻ em

  • Trẻ bị nhiễm HIV dưới 4 tuần: Uống 2mg/kg mỗi 12 giờ
  • Trẻ em từ  1 – 3 tháng tuổi bị nhiễm HIV: uống 4mg/kg mỗi 12 giờ.
  • Trẻ em từ 3 tháng – 16 tuổi nhiễm HIV: Uống 4mg/kg mỗi 12 giờ hoặc 8g/kg mỗi ngày, liều dùng tối đa là không quá 300mg/ngày.
  • Trẻ bị viêm gan B mãn tính: Bệnh nhân từ 2 tuổi trở nên cho uống 3mg/kg mỗi ngày và không vượt quá mức 100mg/ngày.

Cách dùng thuốc Zefdavir® như thế nào?

1. Cách dùng thuốc Zefdavir®

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên tờ thông tin trước khi sử dụng
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
  • Thuốc được uống kèm thức ăn hoặc không. Nếu không nuốt thuốc kèm thức ăn người bệnh nên uống cùng một cốc nước.
  • Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của người bệnh.
  • Bệnh nhân không nên bỏ thuốc giữa chừng, ngay cả khi thấy bệnh đã thuyên giảm.

2. Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Zefdavir®?

Nếu bỏ lỡ một liều thuốc Zefdavir®, người bệnh nên uống lại khi đã nhớ ra. Nhưng nếu thời điểm nhớ ra quên uống thuốc cách liều tiếp theo 2 giờ thì người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình sử dụng thuốc như bình thường. Không dùng gấp đôi liều lượng thuốc để bổ sung liều đã quên.

3. Cần làm gì khi uống thuốc quá liều?

Nếu uống quá liều Zefdavir® được quy định, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp xử lý phù hợp nhất.

Tương tác thuốc

1. Zefdavir® tương tác với những thuốc nào?

Sử dụng kết hợp các loại thuốc với nhau có thể gây ra những phản ứng không mong muốn và thúc đẩy ảnh hưởng của tác dụng phụ. Những báo cáo khoa học đã chỉ ra có 51 loại thuốc có khả năng tác dụng với thành phần chính của thuốc Zefdavir® là lamivudine. Một số thuốc dễ tương tác với Zefdavir® là:

  • Abacavir (Ziagen)
  • Aspirin Sức mạnh thấp (aspirin)
  • Bactrim (sulfamethoxazole / trimethoprim)
  • Crestor (rosuvastatin)
  • emtricitabine (Emtriva)
  • Isentress (raltegravir)
  • Kaletra (lopinavir / ritonavir)
  • Lyrica (pregabalin)
  • Norvir (ritonavir)
  • Paracetamol (acetaminophen)
  • Prezista (darunavir)
  • raltegravir (Isentress
  • Isentress HD)
  • Reyataz (atazanavir)
  • Sustiva (efavirenz)
  • tenofovir (Viread)
  • Tivicay (dolutegravir)
  • Valproate Natri (axit valproic)
  • Viread (tenofovir)
  • Vitamin B Complex 100 (vitamin tổng hợp)
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin)
  • Vitamin B6 (pyridoxine)
  • Vitamin C (axit ascorbic)
  • Vitamin D3 (cholecalciferol)
  • zidovudine (Retrovir)
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng nhằm tránh gây tương tác thuốc;
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng nhằm tránh gây tương tác thuốc;

Trên đây chưa phải toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Zefdavir®. Khi điều trị bằng thuốc này, người bệnh nên liệt kê đầy đủ những loại thuốc đang được sử dụng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, sản phẩm chức năng…) với bác sĩ điều trị.

2. Zefdavir® tương tác với thực phẩm và đồ uống nào?

Ngoài thuốc, thực phẩm, thuốc lá, rượu… cũng là những yếu tố dễ gây tương tác với thuốc. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến các bác sĩ về chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc Zefdavir® là gì?

Khi sử dụng thuốc Zefdavir® người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ thường gặp như:

Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, đau, trầm cảm, sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, khó tiêu, tăng amylase, bệnh dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, đau cơ, đau khớp, nhiễm trùng mũi, nhiễm trùng tai, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, tăng AST, ALT.

Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ ngay nếu có các vấn đề như:

– Vấn đề về gan: Đau dạ dày bên phải, chán ăn, nước tiểu có màu sẫm, phân màu đất sét, da hoặc mắt vàng.

– Có đề về tuyến tụy: Đau dữ dội ở vùng thượng vị lan xuống lưng, buồn nôn và nôn, tim đập nhanh.

– Có vấn đề đối với hệ thống miễn dịch sau một thời gian sử dụng thuốc:

  • Dấu hiệu nhiễm trùng mới: Sốt, đổ mồ hôi đêm, sưng hạch, ho, thở khò khè, lở loét, sụt cân, tiêu chảy.
  • Khó nói, khó nuốt, sưng ở cổ (sưng tuyến giáp)
  • Có vấn đề trong giữ thăng bằng hoặc chuyển động mắt

Người bệnh cần đi cấp cứu ngay nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Phản ứng dị ứng nguy hiểm: Khó thở, nổi mề đay, sưng ở mặt, môi và họng.
  • Nhiễm độc lactic nặng: Đau cơ bất thường, khó thở, đau dạ dày và nôn.

Trên đây chưa phải toàn bộ tác dụng phụ của thuốc Zefdavir®. Người bệnh nên tham khảo kỹ vấn đề tác dụng phụ từ các bác sĩ chủ trị. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý kỹ những phản ứng của cơ thể và báo ngay với bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường.

Những lưu ý khi sử dụng Zefdavir® là gì?

1. Trước khi sử dụng Zefdavir® cần chú ý những gì?

Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ nếu có liên quan đến những vấn đề như:

  • Đang mang thai, có dự định mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Dị ứng với bất kỳ thuốc nào đã sử dụng trước đó
  • Đang sử dụng một số thuốc khác
  • Định sử dụng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm tụy, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan (đặc biệt là bệnh viêm gan B/C hoặc ghép gan), thừa cân hoặc dùng thuốc điều trị HIV trong thời gian dài.

2. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần chú ý những gì?

Phụ nữ có thai có thể sử dụng thuốc Zefdavir® để kiểm soát viêm nhiễm khỏi lây lan sang thai nhi. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là trong trường hợp dùng thuốc này kết hợp với một số thuốc khác.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, không nên cho con bú khi sử dụng thuốc có thành phần lamivudine để điều trị viêm gan B. Những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS không nên cho con bú để tránh lan truyền virus qua đường sữa mẹ.

Bảo quản Zefdavir® như thế nào?

  • Thuốc Zefdavir® nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 15 độ đến dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh nơi nhiều ánh sáng.
  • Không nên để thuốc ở nơi trẻ em và thú nuôi trong nhà có thể tìm đến.
  • Tham khảo cách xử lý thuốc khi không còn nhu cầu dùng từ bác sĩ, dược sĩ hoặc công ty quản lý rác thải để bảo vệ môi trường tốt hơn.

Zefdavir® có giá bao nhiêu và mua thuốc ở đâu?

Thuốc Zefdavir® hiện được sản xuất tại Việt Nam và được bán ở các hiệu thuốc Tân dược, các đại lý thuốc, quầy thuốc bệnh viện trên cả nước. Thuốc được niêm yết giá 5000 VNĐ/viên. Giá thuốc giữa những nơi bán có thể chênh lệch do các chi phí khác.

Khi mua thuốc người mua nên kiểm tra bao bì, nhãn mác, thông tin thuốc. Đồng thời người mua cũng nên chọn những địa chỉ bán thuốc uy tín để đảm bảo mua được thuốc có chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

Trên đây là những thông tin về thuốc Zefdavir®. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Những thông tin về thuốc chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế những chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

wikibasi.com không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin xem thêm: Efavirenz kiểm soát lây nhiễm HIV như thế nào? Cách dùng và liều lượng ra sao?

Nguồn tham khảo
Top