Xanh Methylen
Đóng gói: Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch bôi ngoài
Loại thuốc: Thuốc cấp cứu và giải độc
Đóng gói: Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch bôi ngoài
Loại thuốc: Thuốc cấp cứu và giải độc
Xanh Methylen có tác dụng chính là giải độc và sát khuẩn nhẹ. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da do virus, ngộ độc cyanide và methemoglobin-huyết.
Xanh Methylen là thuốc sát khuẩn và giải độc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu. Hoạt chất này thường được kết hợp cùng với nước cất, ethanol, tím gentian và một số thành phần khác.
Xanh Methylen được ra đời vào năm 1876 bởi Heinrich Caro. Rất nhanh sau đó, loại thuốc này đã được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Ưu điểm của thuốc là lành tính, ít tác dụng phụ và giá rẻ. Ngày nay, Xanh Methylen vẫn là loại thuốc quan trọng trong điều trị methemoglobin-huyết, giải độc và một số bệnh da liễu do virus.
Xanh Methylen có tác dụng chính là sát khuẩn nhẹ và giải độc. Tác dụng sát khuẩn được xác định là nhờ thuốc có liên kết không hồi phục với acid nucleic của virus, từ đó làm phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.
Ngoài ra, Xanh Methylen còn có tác dụng chuyển methemoglobin thành hemoglobin. Khi dùng ở nồng độ cao, thuốc chuyển hemoglobin thành methemoglobin. Sau đó, methemoglobin sẽ liên kết với cyanide tạo ra cyanmethemoglobin nhằm ngăn chặn hoạt tính của cytochrome và cyanide. Với cơ chế này, Xanh Methylen cũng được sử dụng trong trường hợp ngộ độc cyanide và methemoglobin huyết.
Xanh Methylen được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, trong đó dung dịch là dạng phổ biến nhất. Các dạng bào chế Xanh Methylen thường gặp:
Xanh Methylen là loại thuốc sát khuẩn và giải độc thông dụng. Loại thuốc này được dùng trong nhiều trường hợp như:
Ngoài những trường hợp trên, Xanh Methylen cũng có thể được dùng với mục đích khác. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp khác nếu có chỉ định của bác sĩ.
Không sử dụng Xanh Methylen trong những trường hợp sau:
Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng – đặc biệt khi dùng thuốc đường uống. Ngoài ra, nên chủ động thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe đặc biệt, lịch sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Xanh Methylen có nhiều dạng bào chế và cách sử dụng phụ thuộc vào từng dạng cụ thể.
Xanh Methylen đường bôi không hấp thu vào cơ thể nên không giới hạn liều lượng. Có thể sử dụng thuốc vài lần/ ngày lên vùng da cần điều trị cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên với đường tiêm và đường uống, bạn cần tuân thủ liều lượng được khuyến cáo.
Liều dùng Xanh Methylen đường tĩnh mạch:
Liều dùng Xanh Methylen viên uống trong điều trị methemoglobin do di truyền:
Liều dùng của Xanh Methylen sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể. Thuốc thường được trong thời gian ngắn để phòng ngừa tình trạng thiếu máu và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Xanh Methylen là loại thuốc thông dụng trong điều trị các bệnh da do virus và một số vấn đề sức khỏe khác. Thuốc có ưu điểm lành tính, giá thành rẻ và dễ tìm mua. Tuy nhiên trước khi dùng loại thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Xanh Methylen là loại thuốc thông dụng có phạm vi chỉ định rộng. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ – đặc biệt là khi dùng thuốc đường uống và đường tiêm.
Các tác dụng phụ thường gặp:
Ngoài những tác dụng phụ kể trên, Xanh Methylen có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý khác. Khi gặp phải tác dụng phụ, bạn nên thông báo ngay với dược sĩ và bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.
Trong trường hợp có dấu hiệu dị ứng thuốc (nổi mề đay, phát ban, phù mạch, khó thở, choáng váng và ngứa cổ họng), nên đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời nhằm ngăn chặn sốc phản vệ và tử vong do trụy tim mạch.
Khi sử dụng Xanh Methylen, nên tránh dùng với các loại thuốc sau:
Xanh Methylen là loại thuốc bôi da được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp khác nhau. Thuốc có màu xanh dương đậm nên sẽ hiện rõ trên da. Khi sử dụng, thuốc có thể dính vào tay và nhiều vùng da khác. Để rửa thuốc Xanh Methylen, bạn có thể dùng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác để làm sạch (trong trường hợp vết thương đã lành hoàn toàn).
Đối với những trường hợp Xanh Methylen dính vào áo quần, nên dùng khăn ẩm thấm để bớt màu thuốc. Sau đó, dùng thuốc tẩy để loại bỏ màu trên vải. Tuy nhiên, cách này có thể làm bạc màu vải đối với các loại vải có màu khá tối. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cẩn thận khi dùng Xanh Methylen để tránh tình trạng thuốc dính vào da và quần áo.
Sử dụng Xanh Methylen liều cao có thể gây oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, dùng thuốc quá liều có thể gây ra một số triệu chứng khác như bồn chồn, run rẩy, kích ứng đường tiết niệu, khó thở, đau vùng trước tim,…
Khi nhận thấy các triệu chứng trên, bạn cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời. Hiện tại, vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với Xanh Methylen. Do đó với trường hợp quá liều, bệnh nhân sẽ được gây nôn và rửa dạ dày bằng than hoạt. Nếu cần thiết sẽ được thẩm tách máu, kết hợp truyền máu và thở oxygen.
Xanh Methylen có bán tại hầu hết các nhà thuốc tây. Thuốc dạng dung dịch có giá khoảng 4 – 5.000 đồng/ chai 20ml. Nhìn chung, loại thuốc này có giá bán khá rẻ nên được sử dụng thông dụng trong điều trị các bệnh da do virus.
Xanh Methylen là loại thuốc thông dụng được dùng để điều trị các bệnh da do virus, giải độc cyanide,… Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của thuốc và nắm rõ các lưu ý trước khi dùng. Đối với thuốc dạng tiêm và uống, nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ/ dược sĩ để phòng tránh các tác dụng không mong muốn.
Tham khảo thêm:
COn mình 3 tuổi có dùng đc thuốc này ko vậy ạ?
Trước toàn gọi là thuốc xanh, h mới tìm hiểu kỹ.
Trước toàn gọi là thuốc xanh, h mới tìm hiểu kỹ, bài viết hữu ích đấy.
Thuốc này bôi ngoài ra có gây tác dụng phụ như trên kia nói không ạ?
Đây có phải thuốc chwuax thủy đậu không ạ? Trong bài này không tháy nói đến nhỉ?
Đây có phải là cái thuốc xanh Methylen khi bị thủy đậu mình hay bôi không nhỉ. Nếu thế thì bôi xong như yêu quái luôn 🙂