Thuốc trị tiêu chảy
Loại thuốc: Codein, Loperamide, Diarsed, Pepto-Bismol, Racecadotril, Smecta, Hidrasec, Enterogermina, Imodium, Berberin
Loại thuốc: Codein, Loperamide, Diarsed, Pepto-Bismol, Racecadotril, Smecta, Hidrasec, Enterogermina, Imodium, Berberin
Sử dụng các loại thuốc trị tiêu chảy là giải pháp hiệu quả, giúp cải thiện nhanh tình trạng tiêu chảy và các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để dùng thuốc đúng cách. Từ đó nhận được hiệu quả điều trị tốt và hạn chế các rủi ro ngoại ý phát sinh.
Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần trở lên trong một ngày. Bệnh tiêu chảy thường có xu hướng xuất hiện ở dạng cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian dài. Ở nhiều người, bệnh có thể chỉ biến mất trong một vài ngày.
Tuy nhiên, bệnh tiêu chảy cũng có thể kéo dài và liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng. Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Các đợt tiêu chảy cấp không sớm kiểm soát có thể chuyển sang tiêu chảy mãn tính.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và các triệu chứng đi kèm mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Để sớm kiểm soát bệnh thì việc sử dụng các loại thuốc Tây được đánh giá là rất cần thiết. Dưới đây là thông tin về 10 loại thuốc trị tiêu chảy hiệu quả, được dùng phổ biến hiện nay:
Berberin là loại thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại thuốc này còn được gọi với các tên khác như berberine chlorhydrate hay berberine sulfate. Đây là thuốc có hoạt tính kháng sinh chống viêm được chiết xuất từ rễ và thân cây vàng đắng.
Berberine chloride là hoạt chất chính trong thuốc Berberin. Ngoài ra, thuốc còn có chứa một số thành phần tá dược khác. Chẳng hạn như tinh bột sắn, talc, povidone, ethanol 96%,…
Thuốc Berberin được chỉ định dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy, viêm ruột hay chứng lỵ do trực khuẩn. Tuyệt đối không dùng cho những người bị dị ứng với hoạt chất berberine chloride hoặc với bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.
Điều trị tiêu chảy bằng thuốc Berberin có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, xuất hiện tình trạng suy hô hấp, chứng dị cảm,… Berberin có tương tác với Tetracycline, Cyclosporin A và các vitamin nhóm B nên cần chú ý thận trọng.
Liều dùng và cách dùng:
Giá tham khảo:
Thuốc Loperamid thường được chỉ định trong các trường hợp bị tiêu chảy cấp và một số trường hợp tiêu chảy mãn tính. Thuốc có tác dụng dự phòng hoặc cải thiện tình trạng mất nước và điện giải ở bệnh nhân tiêu chảy.
Loperamid Hydrochlorid là hoạt chất chính của thuốc Loperamid. Thành phần này có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch hệ tiêu hóa và tăng cường cơ thắt hậu môn. Do đó, thuốc Loperamid có khả năng làm tăng độ đặc của phân.
Ngoài dùng chữa tiêu chảy thì thuốc Loperamid còn được chỉ định trong điều trị một số bệnh đường tiêu hóa khác. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho đối tượng quá mẫn với các thành phần của Loperamid, trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Loperamid là đau họng, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, chóng mặt, dị ứng,… Loperamid có thể tương tác với các thuốc Clindamycin, Erythromycin, Cephalosporin,… khi sử dụng đồng thời.
Cách dùng và liều dùng:
Giá tham khảo:
Thuốc Diphenoxylate là loại thuốc trị tiêu chảy có công thức hóa học tương đối giống với loại thuốc giảm đau gây ngủ. Diphenoxylate có tác dụng làm giảm co cơ ở thành ruột nên sẽ giúp làm chậm nhu động ruột.
Diphenoxylate chủ yếu được dùng để điều trị các triệu chứng tiêu chảy cấp và mãn tính do tăng nhu động ruột. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc này không thể thay thế cho một liệu pháp bù nước và điện giải khi cần thiết.
Khi điều trị tiêu chảy bằng thuốc Diphenoxylate, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý. Chằng hạn như buồn nôn, nôn ói, đau đầu, khô miệng, căng chướng bụng, ngủ gà, phát ban ngoài da. Tác dụng phụ rất dễ phát sinh khi dùng với liều cao.
Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và người cao tuổi, bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc viêm đại tràng, bị vàng da hoặc mắc các bệnh về da, bệnh dạ dày, suy nhược thần kinh, các vấn đề tim mạch, người đang dùng natri oxybate,… cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc. Nên báo cho bác sĩ được biết về các tình trạng này.
Liều dùng và cách dùng:
Labavie là một trong các loại thuốc trị tiêu chảy tương đối phổ biến hiện nay. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp hoặc mãn tính, rối loạn cân bằng vi sinh ruột do căng thẳng hay sử dụng rượu,…
Thành phần chính của thuốc là lactobacillus acidophilus và bacillus subtilis. Bacillus subtilis có tác dụng sản xuất các enzyme giúp cơ thể tiêu hóa nhanh protid, lipid và giải độc tố do vi khuẩn. Còn lactobacillus acidophilus lại giúp cản trở sự gây bệnh của một số loại vi khuẩn có hại.
Khi bắt đầu sử dụng thuốc Labavie, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng sinh hơi trong ruột. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần trong quá trình điều trị. Ngoài ra một số người có thể bị nhiễm acid chuyển hóa hoặc đôi khi táo bón.
Thuốc Labavie có thể ngăn cản sự hấp thu của Tetracyclin. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có khả năng làm thay đổi hoạt động của một số thuốc khác bạn đang dùng. Do đó cần chú ý thận trọng khi điều trị tiêu chảy bằng thuốc Labavie.
Liều dùng và cách dùng:
Giá tham khảo:
Thuốc Diarsed được sử dụng để điều trị các triệu chứng tiêu chảy cấp, đau bụng,… do rối loạn tiêu hóa. Loại thuốc này được bào chế ở dạng viên nén bao đường, gồm 2 thành phần chính là Atropin phối hợp với Diphenoxylate.
Các hoạt chất trong thuốc Diarsed có khả năng hấp thu nhanh tại ruột. Chúng phát huy công dụng nhờ làm chậm quá trình vận chuyển dịch và các chất điện giải qua ruột. Từ đó cải thiện tốt các tình trạng tiêu chảy, tháo phân và ngăn ngừa mất nước ở ruột.
Diarsed là thuốc kê toa có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cần cẩn trọng. Chẳng hạn như buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, chướng bụng, nổi mề đay mẩn ngứa,…
Không sử dụng Diarsed cho người quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra trẻ em dưới 30 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người mắc hội chứng Glaucoma góc đóng, bệnh nhân viêm đại tràng xuất huyết cấp tính cũng là những đối tượng chống chỉ định với loại thuốc này.
Liều lượng và cách dùng:
Pepto Bismol là loại thuốc chuyên điều trị các vấn đề có liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa. Bismuth Subsalicylate là thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Pepto Bismol. Ngoài ra, thuốc còn có acid benzoic, calcium carbonate, microcrystalline cellulose, methyl cellulose, sorbic acid,…
Thuốc Pepto Bismol chuyên dùng điều trị triệu chứng tiêu chảy do tiêu thụ các thực phẩm không tốt. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm hạn chế cơn đau dai dẳng từ dạ dày, giảm kích ứng dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Không dùng Pepto Bismol cho người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Những người bị suy gan, thận cũng là những đối tượng chống chỉ định của thuốc. Cần thận trọng khi dùng thuốc Pepto Bismol cho bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh khớp, thủy đậu,…
Điều trị tiêu chảy bằng thuốc Pepto Bismol có thể gặp phải các tác dụng phụ như phát ban, ngứa ngáy, tăng nhịp tim, khô miệng, khát nước,… Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi cần thăm khám bác sĩ để được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc.
Liều dùng và cách dùng:
Giá tham khảo:
Thuốc Racecadotril có thể được chỉ định để điều trị chứng tiêu chảy cấp ở cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh (trên 3 tháng tuổi). Với các trường hợp có thể điều trị được nguyên nhân gây tiêu chảy thì Racecadotril sẽ được dùng như một liệu pháp bổ sung.
Racecadotril là loại thuốc chống tiêu chảy có khả năng hoạt động giống như một chất ức chế enkephalinase ngoại vi. Ngoài ra, Racecadotril còn có tác dụng chống nôn bằng cách làm giảm sự tiết nước cùng các chất điện giải vào ruột.
Không nên sử dụng Racecadotril cho các trường hợp xuất hiện máu hoặc mủ trong phân hay bị sốt (dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc một bệnh nghiêm trọng khác). Thuốc chống chỉ định với những người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc. Những bệnh nhân có biểu hiện phù mạch khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin cũng không nên dùng Racecadotril.
Thuốc Racecadotril có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Thường gặp là sốt, đau đầu, buồn ngủ, buồn nôn, nôn ói. Ngoài ra một số người còn có thể bị phát ban, mề đay, da nổi mụn, đối tượng trẻ em có thể dễ mắc viêm amidan,…
Cách dùng và liều dùng:
Thuốc Smecta là dược phẩm được sản xuất bởi Công ty Beaufour Ipsen Industrie – Pháp. Loại thuốc này được chỉ định phổ biến trong điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính. Ngoài ra thuốc còn được dùng để cải thiện cơn đau do các bệnh lý ở dạ dày, thực quản và đường ruột gây ra.
Hoạt chất Dioctahedral smectite là thành phần chính của thuốc Smecta. Hoạt chất này có độ nhầy cao và cấu trúc từng lớp, được dùng để tạo lớp màng bao phủ và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Nó có tác dụng cải thiện triệu chứng tiêu chảy và làm giảm các cơn đau do bệnh đường tiêu hóa gây ra.
Smecta chống chỉ định với đối tượng quá mẫn với các thành phần của thuốc. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và những người cao tuổi có thể sử dụng nhưng cần trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng cụ thể.
Sử dụng thuốc Smecta điều trị tiêu chảy có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như táo bón, đầy bụng, nôn ói,… Khi gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Cách dùng và liều lượng:
Giá tham khảo:
Thuốc Imodium được sử dụng để điều trị chứng tiêu chảy cấp và mãn tính có liên quan tới bệnh viêm ruột. Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng để làm giảm lượng dịch tiết ra ở người bệnh đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng.
Loperamid là thành phần chính của thuốc Imodium. Bên cạnh đó, thuốc còn có một số thành phần khác như glycerin, cellulose vi tinh thể, propylene glycol, axit citric, màu caramel, hương liệu, natri benzoate, titan dioxide,…
Thuốc Imodium chống chỉ định với các trường hợp chướng bụng, đau bụng không do tiêu chảy, trẻ em dưới 2 tuổi, đi ngoài phân có máu hoặc có màu đen. Ngoài ra các trường hợp bị dị ứng với các thành phần của thuốc, viêm đại tràng nặng hay viêm đại tràng giả mạc do dùng kháng sinh cũng không được sử dụng Imodium.
Điều trị tiêu chảy với thuốc Imodium có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Điển hình như bí tiểu, chướng bụng, khô miệng, nổi mề đay, ngứa da, khó tiêu, táo bón, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi,… Thuốc Imodium có thể tương tác với một số thuốc khác như Quinidin, Ritonavir, Desmopressin, Phenothiazin, Ketoconazol,…
Cách dùng và liều dùng:
Giá tham khảo:
Enterogermina là loại men vi sinh có chất lượng tốt do hãng dược phẩm Sanofi – Pháp sản xuất. Sản phẩm này hiện đang được bán trên thị trường với 2 dạng bào chế là dạng viên nang và dạng ống nước. Trong đó dạng ống nước được sử dụng rộng rãi hơn do tiện dụng và dễ hấp thu.
Men vi sinh Enterogermina được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Sản phẩm này có thể dùng điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính, rối loạn đường ruột,… Men vi sinh Enterogermina giúp bổ sung lợi khuẩn nhằm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Nhất là với những người vừa dùng kháng sinh dài hạn hoặc áp dụng các biện pháp hóa trị liệu.
Enterogermina có chứa hàng tỷ bào tử Bacillus Clausii. Đây là chủng vi khuẩn đa kháng sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Chúng giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn và nâng cao khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Cách dùng và liều dùng:
Giá tham khảo:
Các thuốc điều trị tiêu chảy có thể giúp cải thiện tốt chứng tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra các vấn đề rủi ro ngoại ý. Để nhận được kết quả tốt và đảm bảo an toàn, cần chú ý đến một số thông tin sau:
Bài viết đã chia sẻ thông tin về 10 loại thuốc trị tiêu chảy hiệu quả được dùng phổ biến hiện nay. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cần trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ. Việc dùng thuốc sai chỉ định có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Ngoài ra, cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống để giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: