Thuốc Romidepsin

Romidepsin
Hoạt Chất

Romidepsin

    Đóng gói: Dạng bột tiêm

    Loại thuốc: Được sử dụng để điều trị một số loại ung thư (Lymphoma tế bào T ở da hoặc ngoại biên)

    Công ty sản xuất: Công ty Dược phẩm Fujisawa

    Quốc gia sản xuất: Nhật Bản

Tác giả: Cập nhật: 2:07 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Thuốc Romidepsin chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị u lympho tế bào T ở da (CTCL) và ung thư hạch tế bào T ngoại biên (PTCL). Thuốc có dạng bột pha để tiêm vào tĩnh mạch nên mọi quá trình thực hiện cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế. Romidepsin đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt.

Thuốc Romidepsin có công dụng gì?

Romidepsin (Istodax) là một loại thuốc chống ung thư được sử dụng cho các bệnh nhân bị u lympho tế bào T ở da (CTCL – một nhóm bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch xuất hiện đầu tiên dưới dạng phát ban trên da) và ung thư hạch tế bào T ngoại biên (PTCL – một loại ung thư hạch không Hodgkin).

Romidepsin được báo cáo lần đầu tiên trong các tài liệu khoa học vào năm 1994 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Công ty Dược phẩm Fujisawa (nay là Astellas Pharma).

Được biết, Romidepsin là một sản phẩm tự nhiên thu được từ vi khuẩn Chromobacterium violaceum và nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzyme có tên gọi là histone deacetylase, từ đó giúp cản trở sự phát triển của các tế bào khối u.

Romidepsin sử dụng cho bệnh nhân u lympho tế bào T
Romidepsin sử dụng cho bệnh nhân u lympho tế bào T

Thuốc Romidepsin thường được chỉ định sử dụng khi các bệnh nhân đã thất bại trong việc điều trị bằng các phương thuốc khác.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng thuốc Romidepsin cho bệnh nhân bị CTCL vào tháng 11/2009. Trong khi đó, Romidepsin đã được chỉ định điều trị bệnh PTCL vào tháng 6/2011.

Một nghiên cứu liên quan đến Romidepsin trên chuột cho thấy các thành phần trong thuốc có thể làm những con chuột mắc chứng bệnh tự kỷ dần dần trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi tiến hành thử nghiệm trên người.

Nên sử dụng Romidepsin như thế nào?

Romidepsin được sản xuất dưới dạng bột tiêm. Điều đó có nghĩa là mỗi lần sử dụng, mọi người phải hòa bột thuốc Romidepsin với chất lỏng, lắc đều và tiến hành tiêm vào tĩnh mạch. Mọi quá trình nên được thực hiện bởi bác sĩ hoặc y tế có trình độ chuyên môn cao.

Mỗi lần tiêm thuốc sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ. Thuốc thường được tiêm vào các ngày 1,8 và 15 của chu kỳ 28 ngày. Chu kỳ này có thể lặp lại nếu cơ thể bệnh nhân có phản ứng tốt với thuốc và không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Nhận trợ giúp của y tế nếu sau khi dùng Romidepsin, mọi người gặp phải một số hiện tượng dưới đây:

  • Dị ứng, nổi mề đay, phát ban
  • Khó thở
  • Mặt, môi, lưỡi, cổ họng bị sưng
  • Sốt cúm
  • Đau cơ
  • Cảm thấy buốt khi đi tiểu
  • Đau tức ngực
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Tiểu cầu thấp, cơ thể dễ xuất hiện vết bầm tím
  • Da sạm, cơ thể mệt mỏi, tay chân lạnh
  • Buồn nôn
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Tiêu chảy
  • Ăn không ngon miệng
  • Tay chân bị sưng bất thường
  • Phồng rộp hoặc bong tróc da nghiêm trọng
  • Đau lưng dưới
  • Chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu
  • Co giật
Rối loạn nhịp tim là một trong những tác dụng phụ của loại thuốc này
Rối loạn nhịp tim là một trong những tác dụng phụ của loại thuốc này

Đối tượng nào không nên dùng loại thuốc này?

Theo các chuyên gia y tế, những trường hợp bệnh nhân dưới đây cần phải được bác sĩ kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi quyết định kê đơn thuốc Romidepsin:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Người bị rối loạn nhịp tim, suy tim hoặc đã có tiền sử lên cơn đau tim
  • Mắc bệnh về gan hoặc thân
  • Bệnh nhân thường xuyên bị mất cân bằng điện giải (nồng độ kali hoặc magie trong máu không ổn định)
  • Người mắc bệnh về dạ dày, tiêu hóa như khó tiêu, ợ chua, ợ nóng…

Người bệnh cần lưu gì khi dùng Romidepsin?

Khi sử dụng Romidepsin, mọi người cần nhớ:

  • Thuốc Romidepsin có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản do đó trước khi sử dụng, mọi người cần nói chuyện cụ thể với bác sĩ về rắc rối này
  • Không dùng chung đơn thuốc với bệnh nhân khác cho dù tình trạng bệnh là giống nhau
  • Xét nghiệm máu thường xuyên trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Romidepsin
  • Khi dùng thuốc Romidepsin, mọi người có khả năng bị mắc bệnh nhiễm trùng do đó cần chú ý vệ sinh cơ thể và hạn chế đến những chỗ đông người
  • Hạn chế làm việc nặng hoặc tránh chấn thương vì thuốc Romidepsin có thể khiến cho tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng
  • Không nên có thai trong thời gian dùng thuốc Romidepsin. Nếu có thai sau 1 tháng ngừng tiêm Romidepsin, người bệnh vẫn cần nói chuyện với bác sĩ để xem xét có nên giữ lại thai hay không
  • Khi tránh thai ở thời điểm này, mọi người tránh dùng thuốc vì nó sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, các bạn có thể sử dụng bao cao su, cấy que hoặc đặt vòng
  • Uống nhiều nước trong ít nhất 72 giờ mỗi liều tiêm Romidepsin

Romidepsin tương tác với những loại thuốc nào?

Romidepsin tương tác với một số loại thuốc như:

  • Dexamethasone
  • Warfarin
  • Coumadin
  • Jantoven
  • John’s wort
  • Clarithromycin
  • Telithromycin
  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Voriconazole
  • Citalopram
  • Nefazodone
  • Carbamazepine
  • Phenobarbital
  • Phenytoin
  • Amiodarone
  • Disopyramide
  • Dofetilide
  • Flecainide
  • Ibutilide
  • Procainamide
  • Quinidine
  • Sotalol
  • Atazanavir
  • Delavirdine
  • Indinavir
  • Nelfinavir
  • Ritonavir
  • Saquinavir
  • Isoniazid
  • Rifampin
Romidepsin có tương tác với Ketoconazole
Romidepsin có tương tác với Ketoconazole

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Thuốc Romidepsin cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Thuốc không thích hợp để ở khu vực ẩm ướt
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Romidepsin ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Romidepsin chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh hãy đi bệnh viện kiểm tra để được kê thuốc và hướng dẫn điều trị bệnh u lympho tế bào T ở da và ung thư hạch tế bào T ngoại biên theo một liệu trình thích hợp, hiệu quả nhất.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Top