Thuốc Ranitidine

Ranitidine
Hoạt Chất

Ranitidine

    Đóng gói: Viên nén, viên nang, siro, dung dịch tiêm tĩnh mạch

    Loại thuốc: Điều trị loét đường ruột và dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tác giả: Cập nhật: 4:01 pm , 09/08/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Ranitidine là một trong các loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo sử dụng trong trường hợp bị loét dạ dày, tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản… Thuốc đã được nhiều nhà nghiên cứu lẫn các bác sĩ nổi tiếng trên thế giới chứng nhận về mức độ hiệu quả. Để biết thêm thông tin về loại thuốc này, mọi người đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Ranitidine có công dụng gì?

Ranitidine thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chẹn H2, ngăn chặn sản sinh axit trong dạ dày từ đó giảm thiểu tình trạng bị viêm loét. Đồng thời, thuốc còn được sử dụng cho các bệnh nhân thường xuyên bị:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Loét tá tràng (ruột)
  • Hội chứng Zollinger-Ellison – một căn bệnh về đường tiêu hóa
  • Viêm thực quản do trào ngược
  • Chảy máu đường tiêu hóa
  • Đau dạ dày
  • Ợ nóng và các tình trạng khác mà dạ dày sản xuất quá nhiều axit

Thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn lần đầu tiên vào năm 1984 nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Chỉ cần dùng Ranitidine đúng theo chỉ định của bác sĩ, các tình trạng bệnh lý ở dạ dày sẽ được kiểm soát ở mức độ ổn định, tránh gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc Ranitidine sử dụng cho trường hợp bị loét dạ dày
Thuốc Ranitidine sử dụng cho trường hợp bị loét dạ dày

Nên sử dụng thuốc Ranitidine như thế nào?

Thuốc Ranitidine được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, cụ thể là loại viên nén, viên nang, siro hoặc dung dịch tiêm. Tùy vào loại bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ có chỉ định về liều lượng thích hợp cho từng đối tượng. Cụ thể là:

1. Liều dùng Ranitidine cho bệnh nhân bị loét dạ dày

Đối tượng Trường hợp đặc biệt Liều dùng
<1 tháng tuổi – Thuốc Ranitidine an toàn cho đối tượng này tuy nhiên cần hỏi thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
1 tháng – 16 tuổi – Liều dùng khi mới phát bệnh:

+ Liều thông thường: 2-4mg/kg trọng lượng cơ thể, dùng 2 lần/ngày

+ Liều tối đa: 300mg mỗi ngày

– Liều dùng duy trì:

+ Liều thông thường: 2-4mg/kg uống 1 lần/ngày

+ Liều tối đa: 150mg mỗi ngày

17-64 tuổi – Liều ban đầu: 150mg, chia 2 lần/ngay. Liều duy trì: 150mg uống lần/ngày trước khi đi ngủ
>65 tuổi – Bác sĩ có thể bắt đầu với một liều lượng thấp hơn bình thường
Mắc bệnh thận ở mức độ nhẹ hoặc vừa – 150mg mỗi ngày một lần, có thể tăng lên 2 lần/ngày tùy vào chỉ định của bác sĩ

2. Liều dùng Ranitidine cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:

Đối tượng Trường hợp đặc biệt Liều dùng
<1 tháng tuổi – Hỏi thêm ý kiến bác sĩ
1 tháng tuổi – 16 tuổi – 5-10mg/kg trọng lượng cơ thể, chia 2 lần/ngày
17-64 tuổi – 150 mg uống hai lần mỗi ngày
>65 tuổi – Bác sĩ có thể bắt đầu với một liều lượng thấp hơn bình thường
Mắc bệnh thận ở mức độ nhẹ hoặc vừa – 150mg mỗi ngày một lần. Có thể tăng lên 2 lần/ngày tùy vào chỉ định của bác sĩ

3. Liều dùng Ranitidine cho bệnh nhân bị loét tá tràng:

Đối tượng Trường hợp đặc biệt Liều dùng
<1 tháng tuổi – Hỏi thêm ý kiến bác sĩ
1 tháng tuổi – 16 tuổi – Liều dùng khi mới phát bệnh:

+ Liều thông thường: 2-4mg/kg, dùng 2 lần/ngày

+ Liều tối đa: 300mg mỗi ngày

– Liều dùng duy trì:

+ Liều thông thường: 2-4mg/kg uống 1 lần/ngày

+ Liều tối đa: 150mg mỗi ngày

17-64 tuổi – Liều ban đầu: 150 mg uống 2 lần/ngày hoặc 300 mg uống 1 lần/ngày (uống trước khi đi ngủ)

– Liều duy trì: 150 mg uống một lần mỗi ngày khi đi ngủ

>65 tuổi – Bác sĩ có thể bắt đầu với một liều lượng thấp hơn bình thường
Mắc bệnh thận ở mức độ nhẹ hoặc vừa – 150mg mỗi ngày một lần. Có thể tăng lên 2 lần/ngày tùy vào chỉ định của bác sĩ

4. Liều dùng Ranitidine cho người bị ăn mòn thực quản:

Đối tượng Trường hợp đặc biệt Liều dùng
<1 tháng tuổi – Hỏi thêm ý kiến bác sĩ
1 tháng tuổi – 16 tuổi – 5 -10mg/kg, 2 lần/ngày
17-64 tuổi – Liều ban đầu: 150 mg bốn lần mỗi ngày

– Liều duy trì: 150 mg hai lần mỗi ngày

>65 tuổi – Bác sĩ có thể bắt đầu với một liều lượng thấp hơn bình thường
Mắc bệnh thận ở mức độ nhẹ hoặc vừa – 150mg mỗi ngày một lần

– Có thể tăng lên 2 lần/ngày tùy vào chỉ định của bác sĩ

Thuốc có thể được uống 2 lần một ngày
Thuốc có thể được uống 2 lần một ngày

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Ranitidine đã được nhiều nhà nghiên cứu cũng như bác sĩ nổi tiếng trên thế giới thừa nhận về mức độ hiệu quả của nó trong việc điều trị bệnh loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Thế nhưng, 10 người dùng Ranitidine thì có đến 6 trường hợp gặp phải một số rắc rối liên quan đến sức khỏe. Điển hình như:

  • Nhức đầu, đau đầu
  • Táo bón, rối loạn hệ tiêu hóa
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ bị kích động, thường xuyên sinh ra ảo giác
  • Cơ thể dễ xuất hiện những vết bầm tím lạ không lý do
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đau bụng dữ dội
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Chóng mặt, khó thở, ngất xỉu
  • Phát ban, nổi mẩn ngứa trên da
  • Bệnh nhân trên 50 tuổi sử dụng Ranitidine có thể sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, dẫn đến thường xuyên bị nhầm lẫn
  • Rụng tóc
  • Thiếu máu
  • Giảm ham muốn tình dục

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Ranitidine?

Một số trường hợp bệnh nhân dưới đây cần phải nghiên cứu thật kỹ về thuốc Ranitidine trước khi sử dụng để tránh gặp phải nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Để biết chính xác nhất việc mình có thích hợp để dùng Ranitidine hay không, tốt nhất người bệnh nên đi bệnh viện gặp bác sĩ, tránh việc tự ý mua thuốc về uống.

  • Người đang bị viêm phổi
  • Đang mắc bệnh Porphyria – một nhóm các rối loạn máu di truyền hiếm gặp
  • Bị Phenylketon niệu – một bệnh rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người nhiễm bệnh
  • Bệnh nhân có chức năng thận không tốt
  • Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh suy gan
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc một số bệnh về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim
Thuốc có dạng viên nén, viên nang, siro
Thuốc có dạng viên nén, viên nang, siro

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Khi được đưa vào cơ thể, để thuốc Ranitidine phát huy tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:

  • Nếu dùng Ranitidine để điều trị chứng loét dạ dày, có thể người bệnh phải đợi đến 6 tuần, thuốc mới có thể phát huy hết công hiệu
  • Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu như sau 6 tuần sử dụng Ranitidine, tình trạng bệnh vẫn không có tiến triển gì
  • Thuốc có thể được sử dụng 1-4 lần mỗi ngày tùy thuộc vào từng loại bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người dùng. Nếu chỉ uống Ranitidine một lần/ngày thì tốt nhất nên dùng sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ
  • Tránh uống rượu trong khi dùng Ranitidine vì nó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dạ dày
  • Thuốc có thể được uống trước hoặc sau khi ăn
  • Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm, chính vì thế, trước khi tiến hành bất cứ một cuộc kiểm tra, xét nghiệm nào, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về việc sử dụng thuốc Ranitidine
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa thông báo cho bác sĩ
  • Không được dùng chung thuốc Ranitidine với bệnh nhân khác
  • Thuốc nên được uống vào một khung giờ cố định mỗi ngày để tránh tình trạng quên liều
  • Nếu quên liều, người bệnh nên bổ sung ngay tại thời điểm nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời gian uống liều tiếp theo đang đến gần thì mọi người có thể bỏ qua liều đã quên
  • Tuyệt đối không dồn 2 liều uống vào làm 1 lần
  • Người bệnh dùng Ranitidine trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu Vitamin B12. Hãy nói chuyện cụ thể với bác sĩ về vấn đề này
  • Với thuốc dạng viên uống, mọi người cần phải nuốt chửng với một cốc nước đầy, tuyệt đối không cắn, nghiền nhai thuốc trong miệng

Ranitidine tương tác với những loại thuốc nào?

Ranitidine có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh, vitamin, thảo dược. Sự tương tác có thể khiến cho cơ chế hoạt động của thuốc bị thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nó. Chính vì thế, trước khi sử dụng Ranitidine, việc bác sĩ nắm được đầy đủ danh sách các tên thuốc người bệnh đang dùng hoặc vừa mới kết thúc liệu trình uống cách đó ít nhất 2 tuần là một điều vô cùng quan trọng.

Để tránh có xuất hiện tương sự tương tác giữa Ranitidine với các loại thuốc khác, mọi bệnh nhân cần đảm bảo phải thông báo cho bác sĩ biết nếu đang sử dụng một số thuốc như:

Thuốc làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ:

  • Procainamide: Thuốc chống rối loạn nhịp tim
  • Warfarin: Thuốc chống đông máu
  • Midazolam và triazolam: Thuốc gây tê, gây mê
  • Glipizide: Giúp kiểm soát lượng đường huyết ở người bị tiểu đường tuýp 2

Một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả của Ranitidine:

  • Atazanavir: Giúp kiểm soát tốc độ lây nhễm HIV
  • Gefitinib: Thuốc được sử dụng để điều trị ung thư phổi
Cẩn thận khi dùng chung Ranitidine với các loại thuốc khác
Cẩn thận khi dùng chung Ranitidine với các loại thuốc khác

Ngoài một số tên gọi kể trên, người bệnh tránh dùng đồng thời cùng một lúc Ranitidine với:

  • Atazanavir
  • Dasatinib
  • Delavirdine
  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Pazopanib
  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Nizatidine
  • Erlotinib
  • Pazopanib
  • Risedronate
  • Alendronate
  • Ethotoin
  • Etravirine
  • Midodrine
  • Miglitol
  • Phenytoin
  • Phytoestrogens
  • Propantheline
  • Sulfamethoxalone
  • Triamterene
  • Triazolam
  • Saquinavir
  • Sarecycline
  • Vandetanib
  • Varenicline
  • Vismodegib
  • Verapamil

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, từ 20 đến 30 độ C
  • Không cất thuốc ở những nơi ẩm ướt
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào thuốc
  • Không để gần tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ

Nên mua Ranitidine ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Thuốc Ranitidine có giá khoảng 400.000VNĐ. Giá thuốc này sẽ có sự dao động nhỏ tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như từng địa điểm bán. Tuy nhiên để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng, chúng tôi khuyên mọi người nên tìm đến bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn trong khu vực.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Ranitidine được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài. Hy vọng các bệnh nhân đang gặp phải một số vấn đề về dạ dày sẽ có cái nhìn tổng quát về loại thuốc này trước khi sử dụng để điều trị bệnh.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Bình luận (5)
Sắp xếp
  • Hà Thắng

    Đang có thai dùng thuốc này được không ạ?

  • Hoàng Lê

    Vợ em bị trào ngược dạ dày nhẹ nhưng khổ nỗi là đang mang bầu không biết có dùng được thuốc này không ạ?

  • Đặng Như Tuyết

    Nếu chuẩn bị nhổ răng thì không nên dùng thuốc này đúng không ạ?

  • Hoàng Thanh Huyền

    trước bố cũng dùng, thấy cũng đỡ hẳn.

  • Trịnh Đức Hoạt

    Tôi bị loét dạ dày. Nhưng do công việc mà ko kiêng rượu bia được. Tôi dùng thuốc này liệu có được không?

Top