Lansoprazole

Lansoprazole
Hoạt Chất

Lansoprazole

    Đóng gói: Viên nang, viên nén (15mg, 30mg), dung dịch uống, dung dịch tiêm tĩnh mạch

    Loại thuốc: Điều trị và ngăn chặn bệnh viêm loét dạ dày

    Công ty sản xuất: Công ty dược phẩm Takeda

    Quốc gia sản xuất: Nhật Bản

Tác giả: Cập nhật: 2:35 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Thuốc Lansoprazole thường được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược axit… Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống và dung dịch tiêm tĩnh mạch. Lansoprazole dùng theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Lansoprazole có công dụng gì?

Được công ty dược phẩm Nhật Bản Takeda sản xuất và cấp bằng sáng chế vào năm 1984 nhưng đến năm 1991, thuốc Lansoprazole mới chính thức được đưa vào sử dụng rộng rãi. Theo các chuyên gia y tế, Lansoprazole là một loại thuốc giúp giảm lượng axit trong dạ dày, từ đó giúp điều trị một số bệnh như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm loét tá tràng
  • Chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Viêm thực quản
  • Ngăn ngừa và điều trị tình trạng loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
  • Hội chứng Zollinger-Ellison – một căn bệnh của hệ tiêu hóa, thường có khối u trong tuyến tụy hoặc tá tràng
  • Điều trị nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn HP gây ra
  • Khó tiêu
Lansoprazole giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Lansoprazole giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Được biết Lansoprazole là một loại thuốc giúp ức chế bơm proton – được tìm thấy trên các tế bào lót dạ dày và được các tế bào này sử dụng để sản xuất axit dạ dày. Một khi lượng axit được sản xuất trong dạ dày giảm, các triệu chứng khó tiêu cũng như vấn đề trào ngược axit của người bệnh sẽ nhanh chóng biến mất. Bên cạnh đó, Lansoprazole còn giúp bảo vệ ruột của người dùng.

Sử dụng thuốc Lansoprazole như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thời gian sử dụng thuốc Lansoprazole sẽ khác nhau ở mỗi người, một vài tuần hoặc vài tháng. Đôi khi có những trường hợp bệnh nhân cần dùng thuốc Lansoprazole trong nhiều năm. Có những người uống thuốc mỗi ngày nhưng lại có đối tượng chỉ cần tìm đến thuốc khi có triệu chứng của bệnh.

1. Liều dùng thuốc Lansoprazole cho người lớn

Bệnh Liều lượng sử dụng
Viêm thực quản
  • Liều khởi đầu: 30mg mỗi ngày, liên tục trong 8 ngày. Bệnh nhân có thể tiến hành tiêm tĩnh mạch 30mg/ngày
  • Liều duy trì: 15mg mỗi ngày 
Loét tá tràng
  • Uống 15mg Lansoprazole một lần trong ngày vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút
Trào ngược dạ dày
  • 15mg, 1 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 8 ngày
Loét dạ dày
  • Uống 30mg 1 lần mỗi ngày trước khi ăn sáng trong vòng 4 tuần
U tuyến nội tiết
  • 60mg mỗi ngày hoặc 90mg nhưng chia làm 2 lần/ngày
Hội chứng Zollinger-Ellison
  • 60mg 1 lần/ngày
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • 30mg Lansoprazole cộng với thuốc amoxicillin trong vòng 14 ngày
Loét dạ dày do NSAID
  • 30mg thuốc 1 lần/ngày trong vòng 8 tuần liên tiếp

2. Liều lượng sử dụng thuốc Lansoprazole cho trẻ em

Bệnh Tuổi Liều lượng
Trào ngược dạ dày 1-11 tuổi
  • Nặng dưới 30kg: 15mg 1 lần mỗi ngày
  • Nặng trên 30kg: 30mg mỗi ngày 1 lần
12-17 tuổi
  • 15mg, 1 lần/ngày trong 8 tuần
Viêm thực quản 1-11 tuổi
  • Nặng dưới 30kg: 15mg 1 lần mỗi ngày
  • Nặng trên 30kg: 30mg mỗi ngày 1 lần hoặc chia làm 2 lần
12-17 tuổi
  • 30mg mỗi ngày

Khi dùng Lansoprazole, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ gì?

Người dùng có nhiều khả năng bị gãy xương ở hông, cổ tay hoặc cột sống trong khi dùng thuốc ức chế bơm proton lâu dài. Nói chuyện với bác sĩ về những cách để giữ cho xương của bạn luôn khỏe mạnh.

Bên cạnh tác dụng phụ trên, người bệnh khi dùng Lansoprazole còn có thể phải đối mặt với một số rắc rối như:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Viêm họng
  • Thở khò khè, khó thở
  • Đau ở ngực và cổ họng
  • Khó nói chuyện
  • Tê và ngứa ran ở tay, chân
  • Cơ bắp kém linh hoạt
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Nhịp tim bất thường
Một trong những tác dụng phụ của thuốc Lansoprazole là đau đầu
Một trong những tác dụng phụ của thuốc Lansoprazole là đau đầu

Có những triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất thế nhưng cũng có loại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không kịp thời xử lý. Chính vì thế để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm, khi thấy có bất cứ hiện tượng bất thường nào xuất hiện trên cơ thể, người bệnh cần theo dõi cẩn thận và báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những đối tượng nào nên cẩn trọng khi dùng thuốc Lansoprazole?

Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng hoặc đang bị:

  • Bệnh gan
  • Nồng độ magiê trong máu thấp
  • Loãng xương
  • Bị Lupus – một bệnh tự miễn dịch, làm viêm mô liên kết và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận bên trong cơ thể
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Một số loại viên nang lansoprazole có thể chứa gelatin, có nghĩa là chúng không phù hợp cho người ăn chay

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng Lansoprazole?

  • Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Không dùng nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Thuốc thường được uống vào buổi sáng, trước khi ăn. Nếu được khuyên dùng lansoprazole hai lần/ngày, hãy uống một liều vào buổi sáng và một liều vào buổi tối.
  • Lắc đều dung dịch thuốc trước khi uống
  • Với thuốc dạng viên nén, viên nang, người bệnh nên nuốt chửng thuốc cùng một cốc nước đầy, tuyệt đối không căn, nhai, nghiền nát thuốc trong miệng
  • Sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm
  • Một liệu trình thường kéo dài 14 ngày. Kết thúc mỗi đợt uống thuốc, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe để xác định xem mình có nên dùng tiếp thuốc hay không.
  • Nếu sử dụng thuốc Lansoprazole trên 3 năm, cơ thể người bệnh có thể sẽ bị thiếu vitamin B12. Hãy nói chuyện với bác ĩ về vấn đề này
  • Khi quên liều, hãy uống bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gain uống bổ sung quá gần với giờ dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua nó
  • Tuyệt đối không sử dụng quá liều so với quy định của bác sĩ
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê trong thời gian uống thuốc
  • Lansoprazole chỉ được sử dụng trong đơn thuốc được kê bởi bác sĩ, chính vì thế không được tự ý mua thuốc về dùng
  • Sau một thời gian sử dụng Lansoprazole, nếu không thấy sự tiến triển của bệnh, mọi người hãy báo ngay cho bác sĩ để tìm phương hướng giải quyết khác

Lansoprazole tương tác với các loại thuốc khác như thế nào?

Lansoprazole có tương tác với một số loại thuốc như:

  • Methotrexate
  • Ampicillin
  • Atazanavir
  • Erlotinib
  • Nelfinavir
  • Pazopanib
  • Rilpivirine
  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Posaconazole
  • Dexlansoprazole
  • Digoxin
  • Phenytoin
  • Rifampicin
  • Clopidogrel
  • Fluvoxamine
  • Methotrexate
Cần tìm hiểu thông tin về các loại thuốc tương tác với Lansoprazole
Cần tìm hiểu thông tin về các loại thuốc tương tác với Lansoprazole

Cần bảo quản thuốc Lansoprazole như thế nào?

  • Bảo quan thuốc ở nhiệt độ phòng
  • Tránh những vị trí ẩm mốc, có nhiệt độ quá cao
  • Tránh để những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Không để thuốc dạng dung dịch trong ngăn đá tủ lạnh
  • Không để gần tầm với của trẻ

Thuốc Lansoprazole có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Thuốc Lansoprazole có giá dao động trong khoảng 50.000-100.000 VNĐ. Tùy thuộc vào từng thời điểm cũng như địa chỉ bán mà thuốc sẽ có giá thành khác nhau. Tuy nhiên cho dù thuốc có giá bao nhiêu, chúng tôi vẫn khuyên mọi người mua thuốc tại các bệnh viện hoặc hiệu thuốc lớn để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nếu sử dụng đúng cách, thuốc Lansoprazole sẽ mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho những người mắc bệnh về dạ dày, tá tràng. Để bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi, các bệnh nhân nên kết hợp thêm chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì một đời sống sinh hoạt khoa học, đúng giờ giấc.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Rabeprazole điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Top