Calcitonin

Calcitonin
Hoạt Chất

Calcitonin

    Đóng gói: Dung dịch, thuốc tiêm

    Loại thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp

    Công ty sản xuất: Novartis Pharma

    Quốc gia sản xuất: Thụy Sĩ

Tác giả: Cập nhật: 2:44 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Calcitonin là một loại hormone nhân tạo có tác dụng trong điều trị các vấn đề về xương như loãng xương, bệnh viêm xương biến dạng… Vậy, Calcitonin điều trị các vấn đề về xương như thế nào? Liều lượng ra sao? Giá thuốc bao nhiêu?… tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết này của chúng tôi.

Calcitonin là thuốc gì?

Calcitonin hay còn được gọi với tên khác là thyrocalcitonin. Đây là một hormone polypeptide dạng thẳng gồm 32 axit amin được sản xuất ở người chủ yếu bởi các tế bào C (hay còn được gọi là tế bào cận nang) của tuyến giáp và ở nhiều động vật khác.

Calcitonin được tìm thấy ở các loại bò sát, cá, chim và động vật có vú. Riêng với thuốc Calcitonin có thành phần là Calcitonine tổng hợp từ cá hồi.

Thuốc Calcitonin có chức năng điều hòa trung ương đối với chuyển hóa chất khoáng, theo đó ngăn ngừa tiêu xương hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của Calcitonin đó là làm chậm sự mất canxi trong xương, duy trì nồng độ canxi trong máu ở trạng thái bình thường.

Hiện nay, thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với hàm lượng 100 units/mL.

Calcitonin là thuốc điều trị các vấn đề về xương hiệu quả
Calcitonin là thuốc điều trị các vấn đề về xương hiệu quả

Calcitonin được chỉ định trong những trường hợp nào?

Với chức năng điều hòa trung ương đối với chuyển hóa chất khoáng, theo đó ngăn ngừa tiêu xương thì Calcitonin được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Điều trị loãng xương điển hình như: Điều trị loãng xương do lão suy; loãng xương thứ phát, chẳng hạn bị loãng xương do dùng corticosteroid hoặc do bất động.
  • Điều trị tình trạng đau xương kết hợp với hủy xương/ giảm xương.
  • Điều trị viêm xương biến dạng (hay bệnh Paget xương), đặc biệt với những người bệnh có kèm theo tình trạng đau xương, xuất hiện các biến chứng thần kinh, sự lan rộng của tổn thương xương, gãy xương không hoàn toàn hoặc bị tái đi tái lại…
  • Calcitonin điều trị tăng canxi huyết và những cơn tăng canxi huyết do: Hủy xương quá mức trong bệnh ác tính có di căn xương chẳng hạn như ung thư vú, u tủy…; cường tuyến cận giáp, tình trạng nằm bất động hoặc ngộ độc vitamin D cấp và mãn tính.
  • Điều trị bệnh loạn dưỡng thần kinh hay còn được gọi là bệnh Sudeck do các nguyên nhân hay yếu tố thuận lợi như: Hội chứng vai – cánh tay, các rối loạn dinh dưỡng thần kinh do dùng thuốc, loãng xương đau nhức sau chấn thương, chứng hỏa thống.

Cách sử dụng thuốc Calcitonin như thế nào?

Trước tiên người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng trên nhãn thuốc Calcitonin. Bên cạnh đó hãy ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng sau đây:

– Calcitonin dùng dưới dạng tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt. Tuy vào từng trường hợp sẽ dùng khác nhau, ví dụ:

  • Điều trị lượng canxi cao thì người bệnh thường dùng thuốc trong 12 giờ.
  • Điều trị loãng xương, thường dùng thuốc vào mỗi ngày khác nhau.
  • Điều trị viêm xương biến dạng sẽ dùng thuốc hàng ngày hoặc mỗi ngày khác nhau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp bạn dùng hơn 2ml thuốc vào cùng một thời điểm, bác sĩ sẽ khuyến cáo tiêm thuốc vào bắp thịt.

– Liều lượng dùng thuốc sẽ được phụ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Cụ thể, với người bệnh có lượng canxi cao thì liều lượng sẽ dựa vào cân nặng.

– Điều trị lâu dài với Calcitonin có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Theo đó bạn phải trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc và có ý định sử dụng lâu dài.

– Trước khi tiêm mỗi liều thuốc hãy kiểm tra sản phẩm trực quan bằng cách quan sát màu sắc, dung dịch. Nếu thấy bị đổi màu hay vón cục thì bạn không dùng thuốc nữa.

– Sát trùng vị trí tiêm bằng cồn trước khi tiêm. Đặc biệt bạn hãy thay đổi vị trí tiêm mỗi lần để tránh những vấn đề ở khu vực dưới da hoặc các cơ bắp.

Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn xấu đi
Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn xấu đi

– Dùng thuốc thường xuyên để thuốc phát huy tốt nhất tác dụng của nó.

– Dùng thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày tránh tình trạng quên. Nếu bạn dùng thuốc với liều trình cách ngày thì tốt nhất bạn nên đánh dấu lịch dùng thuốc để không bị quên.

– Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu như tình trạng bệnh của bạn vẫn không cải thiện hoặc chuyển hướng xấu đi.

Liều dùng thuốc Calcitonin như thế nào?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, liều lượng Calcitonin như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người.

Liều dùng thuốc mà chúng tôi đề cập sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do vậy, hãy đến cơ sở y tế thăm khám và chỉ định liều lượng cụ thể.

1. Liều dùng thuốc Calcitonin cho người lớn là gì?

– Liều dùng thông thường cho người bị bệnh Paget:

  • Người bệnh sẽ được tiêm 50-100 IU dưới da hoặc tiêm bắp mỗi ngày một lần.
  • Khi có cải thiện liều lượng có thể được giảm đến 50-100 IU tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 3 lần 1 ngày.
  • Trường hợp hiệu quả vẫn chưa đủ, người bệnh có thể sử dụng 200-400 IU một ngày/ lần để giảm tác dụng phụ toàn thân.

– Liều dùng cho người bị tăng canxi huyết:

  • Người bệnh sẽ được chỉ định dùng 4 IU/kg (nếu làm tròn đến số chẵn là 5 IU) tiêm dưới da hoặc tiêm bắp mỗi lần cách nhau 12 giờ. Mỗi lần liều tối đa không được vượt quá 545 IU.
  • Trường hợp không quan sát thấy đáp ứng với liều 4 IU/kg trong 1-2 ngày, 8 IU/kg có thể được tiêm dưới da/ tiêm bắp mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Khoảng cách của mỗi liều thuốc có thể được tăng lên 6 giờ nếu như cần thiết. Liều tối đa mỗi liều không được vượt quá 1090 IU.
  • Thời gian điều trị thường sẽ kéo dài nhiều nhất 5 ngày.

– Liều dùng cho người bị loãng xương:

  • Người bệnh sẽ được chỉ định dùng 100 IU, điều trị cách ngày hoặc 50 IU một lần 1 ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
  • Liều tiêm có thể được tăng lên 200 IU hoặc 400 IU mỗi ngày một lần theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Được chỉ định 200 IU mỗi ngày một lần, xịt luân phiên hai bên mũi mỗi ngày.
  • Với trường hợp này thường là điều trị dài hạn, có thể trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

– Liều dùng cho người bị bệnh xương dễ gãy:

  • Người bệnh được chỉ định dùng 50 IU tiêm dưới da một tuần 3 lần. Liều dùng có thể được điều chỉnh tăng lên 100 IU tùy vào khả năng chịu tác dụng phụ và hiệu quả của liều 50 IU.

2. Liều dùng Calcitonin cho trẻ em như thế nào?

Hiện nay, liều dùng Calcitonin dành cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Chính vì thế, khi có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận.

Calcitonin có những tác dụng phụ gì?

Khi sử dụng Calcitonin trong vài tháng đầu tiên điều trị có thể bị đau xương. Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu cho thấy rằng thuốc không có hiệu quả. Trong thời gian dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như:

Một số phản ứng dị ứng:

  • Phát ban;
  • Bị khó thở;
  • Sưng mặt, môi, lưỡi và họng;

Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên đây hãy gọi cấp cứu ngay.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Người bệnh có cảm giác bị mê sảng, ngất xỉu;
  • Bị cứng cơ.

Nếu xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng này, người bệnh hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí.

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng gồm:

  • Da có hiện tượng nóng, đỏ, ngứa hoặc ngứa ran dưới da;
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau dạ dày;
  • Ngứa da hoặc phát ban;
  • Đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm;
  • Bị đau mắt;
  • Ban chân bị sưng;
  • Bị sưng hoặc kích ứng da ở vị trí tiêm thuốc.

Thực tế, không phải tất cả người bệnh dùng Calcitonin đều gặp tất cả các tác dụng phụ này. Có những tác dụng phụ không được đề cập đến ở đây. Do vậy cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc.

Khi dùng thuốc Calcitonin cần thận trọng những gì?

1. Trước khi dùng thuốc Calcitonin bạn nên lưu ý gì?

  • Cần lưu ý không dùng thuốc nếu bị dị ứng với Calcitonin hoặc những thành phần có trong thuốc.
  • Báo với bác sĩ nếu như bị dị ứng với bất kỳ thuốc hay thảo dược khác.
  • Nói cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất cứ loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khác.
  • Trước khi dùng Calcitonin hãy nói với bác sĩ nếu như đang mang thai, có dự định mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.

2. Khi đang mang thai/ cho con bú cần lưu ý gì khi dùng Calcitonin?

Đối với Calcitonin, các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên động vật không cho thấy có nguy cơ gây tổn hại đến thai nhi. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định và kiểm chứng ở phụ nữ có thai.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Với phụ nữ đang cho con bú, nhà sản xuất khuyến cáo người bệnh không nên cho con bú trong thời gian điều trị với thuốc do có bằng chứng chứng minh rằng thuốc được tiết qua sữa mẹ.

Tốt nhất, trước khi dùng thuốc người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ nếu dùng trong thời gian này để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Tương tác của thuốc Calcitonin như thế nào?

1. Thuốc Calcitonin có thể tương tác với những thuốc nào?

Thông thường, Calcitonin khi xảy ra sự tương tác thuốc sẽ làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Theo khuyến cáo, để giảm thiểu và tránh sự tương tác thuốc bạn hãy liệt kê tất cả các thuốc đang dùng cho bác sĩ biết.

Khi chưa được chẩn đoán, sự cho phép của bác sĩ không nên tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc, thay đổi liều lượng.

Đặc biệt, trong điều trị canxi huyết với Calcitonin, nếu dùng đồng thời thuốc với những chế phẩm có chứa canxi hoặc vitamin D, kể cả calcifediol và calcitriol có thể xảy ra tình trạng đối kháng với tác dụng của Calcitonin.

2. Thức ăn, rượu bia, thuốc lá có tương tác với Calcitonin không?

Một số loại thuốc nhất định sẽ sẽ xảy ra tương tác với một số thức ăn, đồ uống nhất định. Do vậy, người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng Calcitonin chung với thức ăn, rượu bia, thuốc lá.

3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Calcitonin?

Bất cứ tình trạng sức khỏe nào đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc dùng Calcitonin. Chính vì vậy, hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt:

  • Bạn bị giảm canxi máu: Trường hợp này cần phải dùng thận trọng vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Thiếu hụt vitamin D: Trường hợp này cần phải điều trị trước khi dùng Calcitonin.

Trường hợp khẩn cấp/ quá liều/ quên liều Calcitonin phải làm sao?

Khi có hiện tượng dùng Calcitonin quá liều người bệnh có thể gặp những dấu hiệu như đau dạ dày, nôn. Khi xuất hiện triệu chứng này hãy gọi điện ngay cho bác sĩ, hoặc trung tâm cấp cứu, hay đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được xử trí.

Nếu quên một liều thuốc hãy báo cho bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.

Calcitonin giá bao nhiêu?

Do thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, thuốc cần được điều trị và chỉ định trực tiếp từ bác sĩ chủ trị. Về giá thuốc Calcitonin hiện nay vẫn chưa được công bố chính thức. Chính vì vậy, cần tham khảo trực tiếp bác sĩ để rõ hơn.

Có thể thấy rằng, Calcitonin là một thuốc điều trị các bệnh về xương khá hiệu quả và sẽ được chỉ định khi thực sự cần thiết từ bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, người cần chủ động đi thăm khám để được điều trị bệnh nhanh chóng. Tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc Raloxifene điều trị bệnh loãng xương như thế nào? Giá thành có đắt không?

Nguồn tham khảo
Top