Bactrim®

Bactrim-hinh-anh-1
Biệt Dược

Bactrim®

    Đóng gói: Viên nén

    Quốc gia sản xuất: Mỹ

    Công ty sản xuất: Hoffmann-La Roche Inc - MỸ

    Loại thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Tác giả: Cập nhật: 3:58 pm , 09/08/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Bactrim® với tên gốc là Ulfamethoxazole và Trimethoprim là thuốc thuộc phân nhóm các phối hợp kháng khuẩn điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thông tin về công dụng, cách dùng, tác dụng phụ của thuốc sẽ được wikibacsi.com cung cấp đầy đủ trong bài viết này.

Bactrim® là thuốc gì? Công dụng của thuốc ra sao?

Bactrim® là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, virus với tên gốc là Ulfamethoxazole và Trimethoprim. Công dụng chủ yếu của thuốc là dùng để điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Do vậy, thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bactrim® chỉ định trong điều trị phổ rộng những trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm, Gram dương. Nhất là đối với các tình trạng nhiễm trùng đường tiểu cấp không biến chứng, nhiễm lậu cầu, viêm phổi do Pneumocystis carinii.
  • Thuốc điều trị các chứng nhiễm trùng tai, viêm phế quản (đợt cấp viêm phế quản mạn),  tiêu chảy ở người đi du lịch.
  • Bactrim® còn được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang má cấp ở người lớn, viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn,…

Thuốc Bactrim® được sản xuất dưới dạng viên nén chứa sulfamethoxazole 800mg, trimethoprim 160mg.

Cách dùng và liều dùng thuốc Bactrim® như thế nào?

Để thuốc phát huy được hiệu quả khi dùng người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Cụ thể:

1. Cách dùng thuốc Bactrim® như thế nào?

  • Cần dùng thuốc theo đúng như chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt hãy kiểm tra thông tin thuốc trên nhãn để có được hướng dẫn dùng thuốc đúng.
  • Không dùng thuốc Bactrim® với liều lượng thấp hoặc cao hơn kéo dài so với thời gian được quy định.
  • Bactrim® có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn. Để giảm tình trạng kích ứng dạ dày có thể dùng thuốc với thức ăn.
  • Hãy chủ động hỏi bác sĩ nếu như có những thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc.

2. Liều dùng thuốc Bactrim® như thế nào?

Với người lớn bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp bệnh để đưa ra liều lượng phù hợp.

  • Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Uống 1-2 480mg/ lần, một ngày uống 2-3 lần trong liệu trình điều trị 10 ngày.
  • Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Uống 1-2 viên 480mg/lần, một ngày uống 2-3 lần trong liệu trình điều trị 10 ngày.
  • Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (lỵ trực khuẩn): Uống 1-2 viên 480mg/ lần, chia ngày 2 lần trong liệu trình điều trị 5 ngày.

Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về liều dùng thuốc. Không được tùy tiện mua và cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ

3. Làm gì trong trường hợp khẩn cấp/ quá liều khi dùng Bactrim®?

Khi rơi vào trường hợp khẩn cấp hoặc nghi ngờ quá liều cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được xử trí.

Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân nên ghi lại và đem theo danh sách các loại thuốc mà người bệnh đã sử dụng. Bao gồm cả thuốc được kê toa, không kê toa.

4. Nếu quên liều Bactrim® phải làm gì?

Trong trường hợp quên một liều thuốc Bactrim® thì khi nhớ ra hãy bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu nhớ ra gần vào thời điểm uống liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo đúng như liệu trình điều trị. Không uống gấp đôi liều đã được quy trình trước đó.

Thuốc Bactrim® có những tác dụng phụ gì?

Khi dùng Bactrim® có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây. Nếu xuất hiện những triệu chứng này người bệnh hãy gọi ngay cho bác sĩ chủ trị để được xử trí.

  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Ăn mất ngon;
  • Cơ thể có dấu hiệu ngứa nhẹ hoặc bị phát ban.

Đặc biệt nếu gặp những phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng lưỡi, mặt, môi hoặc họng cần gọi cấp cứu ngay.

Khi dùng Bactrim® cần thận trọng những gì?

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cần phải nói với bác sĩ về tình hình sức khỏe của mình. Với Bactrim® cần báo cáo cho bác sĩ biết nếu:

  • Đang có thai hoặc đang cho con bú. Trường hợp đang cho con bú hoặc mang thai chỉ nên dùng Bactrim® theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc những thuốc khác.
  • Đang gặp phải các rối loạn hoặc tình trạng bệnh lý khác.

Theo nhà sản xuất, không nên dùng Bactrim® nếu đang mắc:

Không dùng thuốc cho người bị thiếu máu
Không dùng thuốc cho người bị thiếu máu
  • Bệnh gan hoặc thận nghiêm trọng;
  • Thiếu máu – hồng cầu thấp do thiếu folic acid;
  • Bạn có tiền sử bị tiểu huyết cầu thấp do sử dụng trimethoprim hoặc bất cứ loại thuốc sulfamid nào khác.

Tương tác thuốc Bactrim® như thế nào?

1. Thuốc Bactrim® tương tác với những thuốc nào?

Bactrim® có thể làm thay đổi đi hoạt động của một số thuốc khác khi sử dụng cùng nhau hoặc gia tăng những ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc người bệnh hãy liệt kê tất cả các thuốc mình đang sử dụng gồm cả thuốc kê toa và không kê toa, các loại thực phẩm chức năng, thảo dược cho bác sĩ, dược sĩ. Một số thuốc có thể tương tác với Bactrim® đó là Leucovorin, Methotrexate.

Ngoài ra,  cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc chung với thức ăn, rượu, thuốc lá.

2. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Bactrim®?

Để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị người bệnh hãy nói với bác sĩ nếu đang gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bị bệnh thận hoặc bệnh gan;
  • Thiếu hụt folic acid, thiếu máu;
  • Bị bị hen suyễn, dị ứng nghiêm trọng;
  • Rối loạn tuyến giáp;
  • Bạn bị HIV hoặc AIDS;
  • Porphyria;
  • Bạn gặp tình trạng thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (thiếu hụt G6PD);
  • Suy dinh dưỡng.

Thuốc Bactrim® sử dụng có tốt không?

Bactrim® là thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp hiện nay. Thuốc giúp điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Việc dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ với liều lượng phù hợp. Bởi khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, ngứa, phát ban.

Thuốc Bactrim® dùng có tốt không còn tùy thuộc vào cách sử dụng cũng như tình trạng bệnh của người bệnh. Thậm chí cơ địa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Hãy tham khảo và nhận được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ về hiệu quả cũng như cách sử dụng thuốc làm sao để phát huy tốt nhất công năng của nó.

Thuốc Bactrim® giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bactrim® hiện nay được bán tại các hiệu thuốc tân dược, nhà thuốc bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc. Người bệnh có thể tìm mua thuốc đảm bảo và chất lượng tại những địa chỉ này với mức giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng một hộp 10 ống.

Bảo quản thuốc Bactrim® như thế nào?

Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản riêng hãy đọc kỹ nhãn thuốc để bảo quản thuốc đúng cách. Bên cạnh đó, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Không bảo quản thuốc ở trong phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh.
  • Bảo quản thuốc xa tầm tay của trẻ em cũng như vật nuôi trong gia đình.
  • Không vứt thuốc vào đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ/ dược sĩ.
  • Với các loại thuốc quá hạn và không còn sử dụng nữa bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải ở địa phương để có cách tiêu hủy thuốc an toàn nhất.

Trên đây là tất cả những thông tin về thuốc Bactrim® mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Chính vì thế, khi có bất cứ vấn đề sức khỏe nào luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ, từ đó có cách điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin xem thêm: Sử dụng thuốc kháng sinh Zanocin® trị nhiễm trùng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Nguồn tham khảo
Top