Acarbose

Acarbose
Biệt Dược

Acarbose

    Đóng gói: Viên nén, viên bao phim

    Loại thuốc: Hocmon, Nội tiết tố

    Công ty sản xuất: Standard Chem & Pharm Co., Ltd - ĐÀI LOAN (TQ)

    Công ty đăng ký: Standard Chem & Pharm Co., Ltd

    Quốc gia sản xuất: Đài Loan

Tác giả: Cập nhật: 2:58 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Acarbose là một loại thuốc kê theo toa, được sử dụng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về thuốc, Wikibacsi.com sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, tác dụng phụ, cách dùng trong nội dung bài viết dưới đây.

Acarbose là thuốc gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến của bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách bệnh sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Để kiểm soát và điều trị bệnh bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc, trong đó thuốc phổ biến hơn cả là thuốc Acarbose.

Acarbose là thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Acarbose là thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Thuốc Acarbose được sử dụng cùng với một chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp từ đó giúp kiểm soát được lượng đường trong máu ở người bệnh. Acarbose được bào chế dưới dạng viên nén, viên bao phim, thuốc uống với hàm lượng khác nhau như: 25 mg, 50 mg, 100 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng của Acarbose

Acarbose là một pseudotetrasaccharide, có nguồn gốc vi khuẩn. Khi ở niêm mạc của ruột non, thuốc sẽ tác động bằng cách ức chế cạnh tranh men alpha-glucosidase, từ đó làm giảm quá trình thoái giáng carbohydrate thành monosaccharide là dạng có thể hấp thu được.

Do đó, Acarbose có tác dụng làm giảm lượng đường huyết sau ăn cho người bệnh, không làm tăng insulin huyết, không gây ra tình trạng đề kháng insulin, bảo tồn tế bào beta, giảm nồng độ HbA1c (glycohemoglobin), triglycerides và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường.

Dược động học của thuốc Acarbose

Sau khi uống, thuốc Acarbose được phân hủy ở ruột bởi các enzyme của vi khuẩn và enzyme ở niêm mạc đường tiêu hóa. Acarbose và chất chuyển hóa của nó được thải trừ qua phân, chỉ có khoảng 1-2% liều được hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa và thải trừ hoàn toàn qua thận.

Acarbose ít liên kết với protein huyết tương (chỉ khoảng 15%). Thời gian bán hủy đào thải bằng đường uống từ 6 đến 8 tiếng. Do thuốc được hấp thu kém qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa ở ruột nên dược động học của Acarbose không bị thay đổi ở người già, người bị suy thận hay suy gan.

Công dụng của thuốc Acarbose là gì?

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể của bạn sẽ không thể tạo ra hoặc sử dụng hormone bình thường. Chính vì vậy, cơ thể không kiểm soát được lượng đường hoặc glucose trong máu. Và khi sử dụng thuốc Acarbose sẽ mang lại lợi ích sau:

  • Do Acarbose là một chất ức chế alpha-glucosidase, loại thuốc giúp kiểm soát lượng glucose bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate (tinh bột và đường) từ thức ăn thành đường. Theo đó, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ không tăng lên nhiều sau bữa ăn.
  • Uống thuốc cùng với việc áp dụng một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng của bệnh tiểu đường tuýp 2, ví dụ như đau tim, đột quỵ, bệnh thận, tổn thương thần kinh…
Sử dụng thuốc Acarbose giúp hạn chế các biến chứng bệnh tiểu đường
Sử dụng thuốc Acarbose giúp hạn chế các biến chứng bệnh tiểu đường
  • Đôi khi thuốc Acarbose được chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 (tức là cơ thể không tạo ra bất kỳ loại insulin nào) và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Thuốc kết hợp với các thuốc khác ví dụ như insulin, sulfonylurea như glipizide, metformin,) nhằm mục đích kiểm soát bệnh tiểu đường vì chúng hoạt động theo những cơ chế khác nhau.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc Acarbose như thế nào?

1. Nên dùng thuốc Acarbose như thế nào?

  • Acarbose là thuốc dùng theo đường uống, thường uống 3 lần một ngày vào trước bữa ăn chính, hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Liều lượng dùng thuốc như thế nào sẽ được dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng cũng như khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Liều dùng có thể được tăng dần giúp đạt hiệu quả cao. Nhà sản xuất khuyến cáo người bệnh không nên dùng thuốc quá 300mg mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên để có kết quả tốt, dùng thuốc cùng 1 thời điểm trong ngày. Hãy tiếp tục dùng thuốc dù bạn đã cảm thấy mình khỏe hơn. Không ngừng dùng thuốc khi chưa nói chuyện với bác sĩ chủ trị.
  • Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, kiểm tra nước tiểu, lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không chia sẻ thuốc của bạn với người khác.
  • Tham gia các chương trình giáo dục về bệnh tiểu đường để hiểu hơn về bệnh cũng như các cách điều trị bệnh hiệu quả.
  • Không dùng thuốc ít hơn, nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn so với chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng thuốc Acarbose như thế nào?

Trước khi dùng thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trong hộp thuốc, đồng thời trao đổi, tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với bệnh tình của mình.

# Liều dùng Acarbose cho người lớn

Liều thông thường dùng trong điều trị cho người lớn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đó là:

  • Liều ban đầu: Người bệnh dùng 25mg uống 3 lần mỗi ngày. Cứ sau 4 – 8 tuần sẽ lại tăng liều cho đến khi đạt được nồng độ glucose sau khi ăn 1 giờ như mong muốn (cụ thể là dưới 180 mg/decilit) hoặc đạt được liều tối đa là 50mg, uống 3 lần mỗi ngày (với người bệnh nặng 60kg hoặc nhẹ hơn) hoặc 100mg, uống 3 lần mỗi ngày (cho người bệnh nặng trên 60kg).
  • Liều duy trì cho việc điều trị: Người bệnh dùng 50mg đến 100mg, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: Với những người bệnh dưới 60kg là 50mg, uống 3 lần một ngày. Liều tối đa cho người bệnh trên 60kg là 100mg uống 3 lần 1 ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng cụ thể
Tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng cụ thể

# Liều dùng thuốc Acarbose cho trẻ em như thế nào?

Hiện nay, liều dùng thuốc này cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có dự định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc Acarbose gây ra tác dụng phụ gì?

Người bệnh trong quá trình dùng thuốc sẽ có thể gặp phải một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra, cụ thể:

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Acarbose:

  • Đau dạ dày, bụng có dấu hiệu đầy hơi hoặc chướng bụng;
  • Tiêu chảy nhẹ;
  • Táo bón;
  • Ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn ở da.

Hãy cho bác sĩ chủ trị của bạn biết được về các tác dụng phụ này nếu như nó trở nên nghiêm trọng và không biến mất.

Tác dụng phụ nghiêm trọng của Acarbose:

Một khi xuất hiện những tác dụng phụ dưới đây thì bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Xuất hiện dấu hiệu của phản ứng dị ứng, như nổi mề đay; khó thở; hoặc sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng;
  • Cơn ngứa dữ dội;
  • Đau dạ dày;
  • Táo bón nghiêm trọng;
  • Tiêu chảy: Đi đại tiện chỉ chảy nước hoặc có máu;
  • Chảy máu bất thường ở mũi miệng, âm đạo hoặc ở trực tràng), dễ bị bầm tím; xuất hiện các vết bầm tím hoặc đỏ ở dưới da;
  • Bị đau dạ dày trên, cảm giác buồn nôn, chán ăn;
  • Nước tiểu sẫm màu, phân chuyển màu đất sét;
  • Vàng da, có thể bị ở mặt mắt hoặc da.

Trên đây là tác dụng phụ khi dùng thuốc Acarbose. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ này, đôi khi gặp tác dụng phụ không được đề cập đến. Tốt nhất, hãy trao đổi kỹ càng về tác dụng phụ khi dùng thuốc với bác sĩ chuyên khoa.

Khi dùng thuốc Acarbose cần thận trọng những gì?

Những lưu ý trước khi sử dụng, trong thời gian mang thai, cho con bú là cách để giúp bạn có được hiệu quả như mong muốn trong điều trị.

1. Trước khi dùng Acarbose cần lưu ý gì?

Khi dùng thuốc Acarbose người bệnh cần nhớ những điều sau:

  • Báo cáo cho bác sĩ, dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc Acarbose hoặc với bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng gồm thuốc không kê toa và kê toa, nhất là các thuốc khác dùng điều trị bệnh tiểu đường, thuốc lợi tiểu, digoxin (Lanoxin), thuốc trị tăng huyết áp hoặc cảm lạnh, estrogen, isoniazid, men tụy, thuốc ngừa thai, phenytoin (Dilantin), steroids, hormon tuyến giáp, và các vitamin.
  • Nếu bạn đã hoặc đang bị nhiễm axit ceto, bị xơ gan, hoặc bệnh đường ruột như viêm ruột hoặc tắc ruột thì hãy nói với bác sĩ một cách cụ thể.
  • Báo với bác sĩ nếu như bạn đang có thai hoặc có kế hoạch mang thai, đang trong thời gian cho con bú. Nếu có thai trong khi dùng thuốc thì hãy gọi cho bác sĩ.
  • Nếu như bạn đang có cuộc phẫu thuật, dù chỉ là phẫu thuật nha khoa cũng hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng thuốc Acarbose.
Hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị xơ gan trước khi dùng thuốc
Hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị xơ gan trước khi dùng thuốc

2. Lưu ý khi dùng thuốc nếu đang mang thai hoặc cho con bú

Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ để xác định các rủi ro khi dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và những nguy cơ khi dùng thuốc.

Và theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì thuốc Acarbose thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Có nghĩa là thuốc không có nguy cơ trong vài nghiên cứu.

Tương tác thuốc Acarbose như thế nào?

1. Thuốc Acarbose có thể tương tác với thuốc nào?

Sự tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc làm tăng thêm ảnh hưởng của những tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

Thuốc Acarbose không được khuyến khích sử dụng với bất kỳ các thuốc dưới đây, tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể được yêu cầu trong chữa trị, cụ thể:

  • Acetohexamide
  • Alatrofloxacin
  • Clinafloxacin
  • Balofloxacin
  • Chlorpropamide
  • Enoxacin
  • Fleroxacin
  • Ciprofloxacin
  • Flumequine
  • Gatifloxacin
  • Gemifloxacin
  • Gliclazide
  • Glipizide
  • Glyburide
  • Grepafloxacin
  • Lomefloxacin
  • Moxifloxacin
  • Norfloxacin
  • Levofloxacin
  • Ofloxacin
  • Prulifloxacin
  • Pefloxacin
  • Rufloxacin
  • Sparfloxacin
  • Temafloxacin
  • Tolazamide
  • Tolbutamide
  • Tosufloxacin
  • Trovafloxacin
  • Mesylate

Khi sử dụng thuốc Acarbose với các thuốc dưới đây có thể gây ra nguy cơ người bệnh gặp phải các tác dụng phụ nhất định. Nhưng có những lúc sử dụng các thuốc này sẽ là cách điều trị tốt cho bạn, cụ thể:

  • Acebutolol
  • Atenolol
  • Alprenolol
  • Bevantolol
  • Betaxolol
  • Bisoprolol
  • Carvedilol
  • Bitter Melon
  • Celiprolol
  • Esmolol
  • Carteolol
  • Bucindolol
  • Digoxin
  • Glucomannan
  • Isocarboxazid
  • Linezolid
  • Dilevalol
  • Fenugreek
  • Guar Gum
  • Labetalol
  • Iproniazid
  • Levobunolol
  • Mepindolol
  • Methylene Blue
  • Metipranolol
  • Metoprolol
  • Moclobemide
  • Nebivolol
  • Oxprenolol
  • Pindolol
  • Propranolol
  • Nadolol
  • Nialamide
  • Penbutolol
  • Phenelzine
  • Tertatolol
  • Selegiline
  • Timolol
  • Procarbazine
  • Psyllium
  • Rasagiline
  • Talinolol
  • Sotalol
  • Tranylcypromine
  • Warfarin

3. Rượu bia, thức ăn có tương tác với thuốc Acarbose không?

Rượu khi hấp thu vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Tốt nhất bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tiêu thụ đồ uống có cồn và thức ăn trong khi dùng thuốc.

Không nên uống rượu khi dùng thuốc Acarbose
Không nên uống rượu khi dùng thuốc Acarbose

4. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Acarbose?

Khi sử dụng thuốc Acarbose tình trạng sức khỏe của bạn sẽ có những tác động nhất định. Do vậy, hãy báo cho bác sĩ biết nếu như bạn có bất cứ một vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhiễm axit ceton do bệnh tiểu đường;
  • Người bị sốt;
  • Nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật;
  • Chấn thương;
  • Bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa;
  • Mắc các bệnh viêm đường ruột;
  • Tắc ruột và các vấn đề khác về đường ruột;
  • Bệnh thận nặng – khi dùng thuốc có thể khiến nồng độ Acarbose trong máu cao – không nên dùng thuốc;
  • Bệnh gan – Acarbose có thể làm cho bệnh lý này trở nên tồi tệ hơn.

Làm gì khi sử dụng Acarbose quá liều/ quên liều?

1. Làm gì khi dùng Acarbose quá liều?

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều và khẩn cấp bạn hãy nhanh chóng gọi cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Người bệnh cần tránh dùng những loại thức uống hay các thức ăn có chứa carbohydrate (đường, tinh bột) trong 4 đến 6 ngày sau khi quá liều.

2. Nếu quên một liều Acarbose bạn sẽ làm gì?

Nếu bỏ quên một liều thuốc bạn hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu khi nhớ ra mà thời gian gần với giờ dùng liều tiếp theo bạn hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình uống thuốc theo quy định. Không được uống gấp đôi liều thuốc.

Thuốc Acarbose bảo quản như thế nào?

  • Bảo quản thuốc trong hộp đựng, lưu trữ ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm, ánh sáng. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Để các loại thuốc tránh xa tầm mắt và tầm với của trẻ nhỏ bởi có nhiều thuốc trẻ có thể mở ra dễ dàng, khiến trẻ dễ bị nhiễm độc. Vì thế hãy đảm bảo thuốc luôn được đóng hộp kín để nơi mà tầm mắt và tầm với của trẻ không tiếp xúc được.
  • Không nên vứt thuốc vào trong toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi bạn được chỉ định làm như vậy.
  • Với thuốc quá hạn và không còn cần thiết nữa bạn hãy vứt thuốc đúng cách. Có thể tham khảo bác sĩ, dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải tại địa phương để biết cách tiêu hủy thuốc một cách an toàn.

Thuốc Acarbose giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

1. Thuốc Acarbose giá bao nhiêu?

Giá bán thuốc Acarbose sẽ có sự khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Theo đó, bạn hãy liên hệ với nhà thuốc, phòng khám hay bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá thuốc Acarbose chính xác nhất.

2. Thuốc Acarbose mua ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc theo nhiều hình thức khác nhau, có thể mua online nhưng cần tìm hiểu kỹ địa chỉ bán online về chất lượng thuốc, giấy phép kinh doanh…

Nếu mua thuốc trực tiếp bạn hãy đến các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc của bệnh viện hoặc nhà thuốc của các phòng khám y tế, địa chỉ phân phối thuốc có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Khi  mua cần phải lưu ý xem kỹ bao bì sản phẩm để không mua phải thuốc hết hạn.

Trên đây là những thông tin về thuốc Acarbose mà bạn đọc cần phải lưu ý. Chúng tôi hi vọng từ đây người bệnh đã có cái nhìn tổng quan nhất về thuốc và yên tâm hơn trước và trong khi điều trị.

Wikibacsi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin xem thêm:  Thuốc Insulin Detemir điều trị bệnh tiểu đường dùng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Nguồn tham khảo
Top