Nấm Âm Đạo
Trong số những bệnh lý viêm nhiễm Phụ khoa thì nấm âm đạo là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Bệnh không chỉ mang đến cảm giác khó chịu mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, là tiền đề cho các bệnh lý Phụ khoa nguy hiểm khác như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, vô sinh – hiếm muộn,…
Nấm âm đạo là gì?
Nấm âm đạo hay còn gọi là nấm Candida, là một bệnh viêm nhiễm âm đạo xuất hiện ở âm đạo và âm hộ người phụ nữ. Bệnh lý này do một loại nấm có tên khoa học là Candida Albicans gây ra. Thực tế, loại nấm này vẫn luôn tồn tại ở nhiều bộ phận trên cơ thể của chúng ta, tuy nhiên với số lượng ít và không gây nguy hại đến sức khỏe.
Ở trạng thái bình thường, môi trường pH âm đạo ổn định, đề kháng tốt, nội tiết tố cân bằng,… thì vi khuẩn có hại không thể gây ảnh hưởng đến vùng kín của chị em. Tuy nhiên, chỉ khi trạng thái mất cân bằng, vi khuẩn gây hại mới phát triển, cũng tạo ra điều kiện khiến cho nấm Candida Albicans sinh sôi mạnh mẽ.
Nấm âm đạo một khi đã phát triển thì tồn tại rất dai dẳng. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm, tuy nhiên cần thực hiện theo phương pháp điều trị phù hợp và tích cực để đảm bảo an toàn cho môi trường âm đạo.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo
Nấm âm đạo Candida Albicans là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng nấm âm đạo. Sự phát triển quá mức của nấm có thể do:
- Sử dụng kháng sinh, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo.
- Do trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi, nồng độ estrogen cao hơn khiến hệ sinh thái trong âm đạo mất cân bằng.
- Bệnh tiểu đường không kiểm soát: Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy (niêm mạc ẩm) của âm đạo có thể tạo ra môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh
- Thiếu ngủ, suy giảm hệ thống miễn dịch, lợi khuẩn bị tiêu diệt.
- Uống thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone làm tăng nồng độ estrogen, ảnh hưởng đến số lượng lợi khuẩn trong âm đạo.
- Thụt rửa âm đạo không đúng cách, sử dụng những loại dung dịch sát khuẩn mạnh, gây ảnh hưởng đến độ pH âm đạo.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
Dấu hiệu nấm âm đạo
Các triệu chứng nhiễm nấm Candida có thể biểu hiện từ nhẹ đến trung bình, bao gồm:
- Ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ.
- Cảm giác nóng rát, đau buốt, đặc biệt là khi giao hợp hoặc khi đi tiểu.
- Âm hộ sưng đỏ.
- Đau rát vùng âm đạo.
- Phát ban âm đạo.
- Dịch tiết âm đạo dày, màu trắng, mùi hôi, có dạng vón cục như phomai.
- Có thể xuất huyết âm đạo một cách bất thường.
Bị nấm Phụ khoa, nấm âm đạo có nguy hiểm không?
Cũng như các bệnh viêm nhiễm Phụ khoa khác, viêm nấm Phụ khoa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe như:
- Gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Là tiền đề gây ra các bệnh Phụ khoa khác.
- Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Điều trị nấm âm đạo như thế nào?
Nếu hiện tượng nấm âm đạo kéo dài và khiến cho vùng kín của bạn quá khó chịu, ra nhiều khí hư, huyết trắng bệnh lý thì việc điều trị sớm và phù hợp là rất cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị viêm nấm Candida. Một số phương pháp chính, thường được các chị em áp dụng gồm.
Điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Tây
Việc điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Tây đã trở nên rất phổ biến đối với phụ nữ. Sử dụng phương pháp này, chị em có thể lựa chọn dùng thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống kháng sinh, kháng viêm. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc bôi kháng nấm Candida được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Một số loại thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đặt âm đạo để chị em tham khảo:
- Thuốc đặt chống nấm âm đạo: Neo Tergynan, Polygynax, Fluomizin, Ovumix.
- Thuốc bôi chữa nấm âm đạo: Kem bôi Nizoral, Tetracyclin, kem bôi Betaderm-neomycin, kem Clotrimazole, Gentian 0,5%,…
- Thuốc uống: Doxycyclin, Metronidazole, Itraconazole,…
Điều trị nấm âm đạo không dùng thuốc tại nhà
Từ xưa, trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều loại lá nam chữa viêm âm đạo mà không cần dùng đến thuốc.
- Chữa nấm âm đạo bằng lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch, vò nát rồi đun nước lên xông hơi hoặc rửa vùng kín tuần từ 2-3 lần là có thể cải thiện được nấm âm đạo.
- Cách chữa nấm âm đạo bằng lá lốt: Dùng lá lốt đã rửa sạch, vò nát cho vào nồi đun cùng với phèn chua, nghệ tươi, một chút muối. Gạn một phần nước để rửa vùng kín, phần nước còn lại tiếp tục đun và tiến hành xông hơi “cô bé”.
- Chữa nấm âm đạo bằng lá ngải cứu: Chị em hãy rửa sạch lá ngải cứu, đun sôi để rửa hoặc xông vùng kín, mỗi ngày 1 lần. Tinh chất từ lá ngải sẽ giúp kiểm soát nấm âm đạo, đồng thời phục hồi một số tổn thương trong âm hộ, âm đạo, ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Những cách trên chỉ có thể khắc phục phần nào các triệu chứng của viêm nấm âm đạo. Đối với những trường hợp nấm nghiêm trọng, có quá nhiều triệu chứng đi kèm, nguyên liệu tự nhiên không thể đem lại tác dụng thay thế cho thuốc điều trị.