Thuốc Kalimate®

Thuốc Kalimate®
Biệt Dược

Kalimate®

    Đóng gói: Dạng bột

    Loại thuốc: Có tác dụng điều trị hội chứng tăng kali máu do suy thận cấp hay mạn tính

Tác giả: Cập nhật: 2:13 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Kalimate® thường được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn tính. Đây là những đối tượng dễ bị tăng kali trong máu – một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Để biết thêm thông tin về thuốc, mọi người hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Kalimate® có công dụng gì?

Kalimate® là loại thuốc được sản xuất ra nhằm điều trị hội chứng tăng kali máu cho các bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mãn tính.

Theo các chuyên gia y tế, kali là một chất điện giải vô cùng quan trọng trong cơ thể. Sau khi kiểm tra, nếu nồng độ kali máu vượt quá 5,5 mmol/L thì bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn đang gặp phải tình trạng tăng kali máu.

Được biết, thận là cơ quan đào thải kali chủ yếu trong cơ thể. Một khi thận hoạt động tốt, lượng kali máu sẽ luôn ở mức độ ổn định. Thế nhưng, khi mọi người bị suy thận, lượng kali sẽ luôn có xu hướng tăng cao trong máu. Lúc này, người bệnh cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời bởi lẽ đây là một hiện tượng tương đối nguy hiểm, có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim.

Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Kalimate® cho bệnh nhân. Thuốc sẽ giúp loại bỏ lượng kali thừa ra khỏi cơ thể, giảm thiểu một số triệu chứng cơ bản của bệnh như yếu cơ, đau tức ngực, khó thở…

Nên sử dụng thuốc Kalimate® như thế nào?

Thuốc Kalimate® có dạng bột, thường được khuyến cáo sử dụng sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Liều dùng thông thường của thuốc Kalimate® cho người lớn là 3-5 gói/ngày, chia làm 2-3 lần uống. Mỗi gói khi uống, mọi người hãy pha cùng với 30-50ml nước, khuấy đều và sử dụng ngay lập tức.

Kalimate® có thể được sử dụng bằng đường trực tràng. Cụ thể như sau, mỗi ngày người bệnh hãy dùng một liều duy nhất 30g Kalimate® pha với 100ml nước hoặc dung dịch methycellulose 2% hoặc dung dịch glucose 5%. Hãy giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu không muốn dung dịch nhanh chóng bị chảy ra ngoài, người bệnh hãy dùng một chiếc gối kê dưới hông.

Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ em, các bậc phụ huynh cần hỏi thật cẩn thận bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc Kalimate®. Nếu nguy cơ bé gặp phải nhiều tác dụng phụ khi uống loại thuốc này thì tốt nhất bố mẹ không nên cho con dùng.

Tác dụng phụ của thuốc Kalimate® là gì?

Khi sử dụng thuốc Kalimate® để điều trị bệnh tăng kali máu, người dùng có thể phải gặp một số tác dụng phụ như sau:

  • Táo bón
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ
  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc?

Nếu thuộc một trong những đối tượng dưới đây, người bệnh cần phải thận trọng khi dùng thuốc Kalimate®. Đôi khi, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các trường hợp bệnh nhân này, bác sĩ có thể khuyến cáo không nên uống Kalimate®.

  • Người bị dị ứng với Kalimate® hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em hoặc người trên 65 tuổi
  • Không sử dụng Kalimate® cho bệnh nhân bị tắc ruột
  • Người bệnh đang dùng thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai

Người bệnh cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Kalimate®?

Để thuốc Kalimate® phát huy tối đa tác dụng, người bệnh cần “thuộc lòng bàn tay” một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
  • Việc điều trị bệnh bằng thuốc Kalimate® sẽ không hiệu quả nếu như người dùng tự ý ngừng uống thuốc trước thời gian yêu cầu của bác sĩ
  • Người bệnh có khả năng bị tụt huyết áp, suy tim nếu như dùng quá liều thuốc
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá hoặc các đồ uống có chứa chất kích thích khác khi đang dùng thuốc Kalimate®
  • Kalimate® có thể làm ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Do đó, trước khi tiến hành bất cứ một xét nghiệm nào, người bệnh nói chuyện với bác sĩ về việc đang sử dụng loại thuốc này
  • Hạn chế ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi vì các thành phần trong loại trái cây này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc Kalimate®

Kalimate® tương tác với những loại thuốc nào?

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất trước khi sử dụng, người bệnh nên viết cụ thể tên các dược phẩm hiện đang sử dụng và cung cấp cho bác sĩ. Căn cứ vào thông tin này, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp nhất.

Một số thuốc có thể tương tác với Kalimate® bao gồm:

  • Digitalis: Thuốc dùng để điều trị bệnh suy tim
  • Thuốc kháng axit: aluminium hyfroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide, sodium carbonate
  • Thuốc nhuận tràng có chứa thành phần Al, Mg hoặc Ca

Kalimate® nên được bảo quản ra sao?

  • Người bệnh hãy cất Kalimate® trong tủ thuốc
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì trên sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng

Thuốc có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Thuốc Kalimate® có giá khoảng 600.000đ/hộp. Mức giá này có thể sẽ có sự dao động vài chục nghìn tùy thuộc vào từng địa chỉ bán. Để mua được sản phẩm tốt, chúng tôi khuyên mọi người nên mua trực tiếp tại bệnh viện hoặc các hiệu thuốc uy tín.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về thuốc Kalimate® mà bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn tính nhất định phải biết. Thuốc sẽ giúp cân bằng lượng kali trong máu để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Người dùng hãy đọc kỹ hướng dẫn hoặc thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để có thể điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn tham khảo
Top