Thuốc Kali Phosphate

Thuốc Kali Phosphate
Hoạt Chất

Kali Phosphate

    Đóng gói: Thuốc bột pha uống, thuốc tiêm tĩnh mạch, viên nén

    Loại thuốc: Thuốc giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Tác dụng: Điều trị sỏi thận

Tác giả: Cập nhật: 2:13 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Kali Phosphate được biết đến là một trong những “thần dược” giúp điều trị bệnh sỏi thận vô cùng hiệu quả. Thuốc đã được chứng nhận và cho phép lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới. Chỉ cần sử dụng Kali Phosphate theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh sỏi thận sẽ nhanh chóng bị “đánh bại”.

Công dụng của thuốc Kali Phosphate là gì?

Kali Phosphate là thuốc được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân bị sỏi thận. Đây là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Được biết, khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu điển hình như đau lưng, đau khi đi tiểu, buồn nôn và nôn, ớn lạnh, sốt, đổ nhiều mồ hôi… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh phải chịu những cơn đau và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Thuốc Kali Phosphate dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận
Thuốc Kali Phosphate dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận

Do đó khi bị sỏi thận, ngoài uống nước râu ngô hoặc áp dụng một số mẹo dân gian khác, người bệnh nên uống thêm thuốc Kali Phosphate. Thuốc là sự tổng hòa của nhiều thành phần quan trọng sẽ giúp giảm thiểu cơn đau do bệnh gây ra, đồng thời kiểm soát không cho các viên sỏi gia tăng kích thước.

Nên sử dụng thuốc Kali Phosphate như thế nào?

Thuốc Kali Phosphate có dạng bột pha uống (1,5g) và dung dịch tiêm tĩnh mạch (45mEq/15ml). Thuốc thường được dùng sau bữa ăn để tránh làm tổn thương dạ dày.

Với thuốc Kali Phosphate dạng bột, mọi người hãy hòa tan 1 gói thuốc với 75ml, khuấy đều và uống ngay lập tức. Với thuốc Kali Phosphate dạng viên nén, người bệnh cần nhớ không cắn, nhai, nghiền nát viên thuốc trong miệng

Khi dùng Kali Phosphate cho người lớn, bác sĩ sẽ chỉ định uống 1-2 viên nén, chia làm 4 lần mỗi ngày. Trong khi đó, nếu đối tượng sử dụng thuốc là trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần nhớ:

  • Trẻ dưới 4 tuổi: Dùng 1 viên nén cho 4 lần/ngày
  • Trẻ trên 4 tuổi: Theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Kali Phosphate và đi bệnh viện kiểm tra nếu như cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Khó thở
  • Môi, lưỡi, mặt, cổ họng đều bị sưng
  • Phát ban, nổi mề đay
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau tức bụng
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Co giật
  • Suy nhược cơ thể
  • Chuột rút thường xuyên
  • Bàn chân bị sưng
  • Tăng cân bất thường
  • Khát nước
  • Đau nhức xương khớp
Người dùng có thể bị đau tức bụng khi dùng thuốc
Người dùng có thể bị đau tức bụng khi dùng thuốc

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Kali Phosphate?

  • Tránh dùng thuốc khi cơ thể có những phản ứng dị ứng với thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con cần hỏi bác sĩ thật kỹ mọi vấn đề liên quan đến thuốc trước khi sử dụng
  • Không dùng thuốc kháng axit có chứa nhôm, canxi với thuốc dạng bột
  • Thuốc cần được uống đều đặn mỗi ngày
  • Uống thuốc vào một khung giờ cố định để tránh tình trạng quên liều
  • Nếu chẳng may quên liều, người dùng cần bổ sung ngay lại khi nhớ ra nhưng tuyệt đối không gộp hai liều làm một
  • Không uống rượu bia khi điều trị bệnh bằng loại thuốc này
  • Tuyệt đối không được dùng quá liều so với quy định của bác sĩ

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Kali Phosphate?

Trước khi dùng Kali Phosphate, nếu đang gặp phải một số tình trạng sức khỏe dưới đây, người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim
  • Mắc bệnh liên quan đến tuyến thượng thận
  • Suy thận
  • Lượng kali trong máu tăng
  • Mức độ canxi trong máu thấp
Người bị rối loạn nhịp tim không nên dùng loại thuốc này
Người bị rối loạn nhịp tim không nên dùng loại thuốc này

Kali Phosphate tương tác với những loại thuốc nào?

Kali Phosphate hoàn toàn có thể xảy ra sự tương tác nếu sử dụng chung với một số loại thuốc. Chính vì thế, bác sĩ khuyên mọi người trước khi đến bệnh viện, hãy dành chút thời gian liệt kê tất cả các tên thuốc đang dùng. Danh sách này sẽ giúp bác sĩ quyết định xem có nên cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc Kali Phosphate hay không, đồng thời sẽ có sự điều chỉnh cho thích hợp để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Thuốc nên được bảo quản như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Thuốc Kali Phosphate có thể giúp điều trị bệnh sỏi thận vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần nhớ uống nhiều nước mỗi ngày không nên ngồi một chỗ quá lâu.

Nguồn tham khảo
Top