Thuốc Paracetamol

Thuốcc Paracetamol
Hoạt Chất

Paracetamol

    Đóng gói: Viên nén, dung dịch uống, bột hòa tan, viên nang

    Loại thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt

    Công ty sản xuất: McNeil Consumer Health, một công ty con của Johnson & Johnson

    Quốc gia sản xuất: Mỹ

Tác giả: Cập nhật: 2:15 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Paracetamol là một trong những thuốc điển hình được sử dụng để hạ sốt hoặc giảm đau cho một số trường hợp bị đau răng, đau đầu, viêm khớp nhẹ. Không giống các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác, thuốc Paracetamol không làm giảm sưng và viêm.

Thuốc Paracetamol có công dụng gì?

Chắc hẳn cái tên thuốc Paracetamol sẽ không lạ lẫm gì với người dùng. Đây là một trong những loại thuốc giúp giảm đau do viêm khớp, sâu răng; hạ sốt vô cùng hiệu quả. Theo thông tin được thống kê, các gia đình đã chuyển sang dùng paracetamol như một loại thuốc chữa bách bệnh không có rủi ro từ những năm 1950.

Và đến những năm 1960, Paracetamol đã trở thành một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe nổi bật sau khi nhiều người bắt đầu lo ngại rằng aspirin cũng các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen có thể gây chảy máu dạ dày và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt
Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt

Vào năm 2011, Giáo sư Michael Doherty, một nhà thấp khớp học tại Đại học Nottingham, đã công bố một kết quả nghiên cứu về thuốc paracetamol. Ông đã tiến hành khảo sát 900 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên dùng paracetamol, ibuprofen hoặc kết hợp cả hai cho chứng bệnh đau đầu gối mãn tính.

Sau 13 tuần thử nghiệm, Giáo sư Doherty nhận thấy các bệnh nhân sử dụng thuốc Paracetamol đã có những thay đổi vô cùng tích cực. Chính nghiên cứu này đã giúp nhiều người tin tưởng hơn về thuốc Paracetamol.

Ngoài tác dụng trên, Paracetamol còn được sử dụng kết hợp với một số thuốc khác để giảm đau nặng cho các bệnh nhân vừa phải trải qua một ca phẫu thuật.

Từ năm 1977, Paracetamol đã được đưa vào Danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cơ quản quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã chấp thuận cho phép loại thuốc này được lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới.

Nên sử dụng thuốc Paracetamol như thế nào?

Mỗi năm hàng nghìn, hàng triệu đơn thuốc Paracetamol đã được cung cấp cho bệnh nhân tuy nhiên vấn đề sử dụng như thế nào cho chính xác nhất thì không phải người bệnh nào cũng nắm rõ trong lòng bàn tay.

Thuốc Paracetamol được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như:

  • Viên nén: 325mg, 500mg
  • Dạng gel: 500mg
  • Dung dịch uống: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 500 mg/5 ml (240ml)
  • Siro: 160 mg/5ml (118ml)

Tùy vào từng loại bệnh cũng như độ tuổi, bác sĩ có thể chỉ định liều dùng của Paracetamol. Cụ thể như sau:

1. Liều dùng cho người lớn

Hạ sốt:

  • Liều chung: 325-650mg/ngày, chia làm 3 lần uống, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6-8 giờ uống một lần. Người bệnh có thể dùng thuốc đặt hậu môn
  • Viên nén Paracetamol 500mg: 2 viên 500mg, uống cách nhau 4-6 giờ

Giảm đau:

  • Liều chung: 325-650mg, chia làm 2-3 lần, cách nhau 4-6 giờ hoặc 500mg/ngày
  • Viên nén paracetamol 500mg: 1 viên

2. Liều dùng thuốc Paracetamol cho trẻ em

Hạ sốt:

  • 4 tháng đến 9 tuổi: Bắt đầu với liều 30 mg/kg
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 325-650mg/ngày, chia đều 2-3 lần uống cách nhau 4-6 giờ hoặc 1000mg trong 6-8 giờ.

Giảm đau: Dạng uống hoặc đặt hậu môn

  • Trẻ từ 1 tháng trở xuống: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết
  • Trên 1 tháng đến 12 tuổi: 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết

Để biết chính xác liều dùng, người bệnh vẫn nên đi bệnh viện hoặc đến hiệu thuốc lớn để bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn. Tuy nhiên mọi người cần nhớ phải ngừng dùng thuốc khi:

  • Vẫn bị sốt sau 3 ngày sử dụng
  • Vẫn bị đau sau 7 ngày sử dụng (người lớn)
  • Cơn đau nhức vẫn tiếp tục tái diễn cho dù đã dùng thuốc được 5 ngày (đối với trẻ em)

Tác dụng phụ cần cảnh giác

Hàng triệu gia đình coi thuốc Paracetamol là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Thế nhưng không ít nghiên cứu đã chỉ rằng loại thuốc này ẩn chứa khá nhiều nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe người dùng.

Một nghiên cứu đã từng chỉ ra mối liên hệ giữa việc lạm dụng thuốc Paracetamol với khả năng mắc các bệnh như đột quỵ, suy thận và xuất huyết tiêu hóa. Bốn nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ người dùng có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc dạ dày khá cao nếu dùng loại thuốc này trong thời gian dài.

Thông thường khi sử dụng Paracetamol, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo không nên vượt quá liều tối đa là 2 viên 400mg chia đều 4 lần/ngày. Thế nhưng hàng triệu người đã bỏ qua lời nhắc nhở này. Liều paracetamol tối đa trong 24 giờ là 4g, nhưng chỉ cần nâng lên mức 5g, nó có thể gây biến chứng gan nghiêm trọng.

Lạm dụng thuốc Paracetamol có thể dẫn đến đột quỵ
Lạm dụng thuốc Paracetamol có thể dẫn đến đột quỵ

Vào năm 2013, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thậm chí đã đưa ra cảnh báo rằng việc sử dụng paracetamol trong một số trường hợp có thể gây ra một hội chứng có tên gọi là Stevens-Johnson. Được biết, hội chứng Stevens-Johnson có thể làm hoại tử biểu bì, gây viêm mủ màng cứng cấp tính, khiến lớp da trở nên bong tróc.

Ở Anh, trong dự thảo hướng dẫn ban hành năm 2013, Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị (Nice) đã khuyên các bác sĩ không nên kê đơn Paracetamol cho bệnh viêm xương khớp. Và một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ vào tháng 3/2015 cho thấy, loại thuốc này không có tác dụng giảm đau cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính.

Một số lo ngại đã được đưa ra về việc sử dụng thuốc Paracetamol trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng chảy máu trong. Tuy nhiên đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu thập đủ bằng chứng về vấn đề này.

Quan ngại về các báo cáo trình bày tác dụng phụ của thuốc, năm 2014, FDA đã đề nghị giảm liều ở dạng viên nang và viên nén để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe người dùng.

Bên cạnh các vấn đề nghiêm trọng kể trên, việc dùng thuốc Paracetamol còn có thể khiến người dùng gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Táo bón
  • Nhức đầu
  • Mất ngủ
  • Buồn nôn và nôn
  • Phát ban trên da, nổi mề đay
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Da nhợt nhạt
  • Chảy máu bất thường, cơ thể dễ bị bầm tím
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân có màu đen, kèm theo máu
  • Khó thở
  • Đau bụng trên
  • Mặt, cổ họng, lưỡi đều bị sưng

Tất nhiên, hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ nhất định. Do đó, việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là một điều vô cùng quan trọng. Sự an toàn của Paracetamol vẫn đang được các nhà nghiên cứu theo dõi liên tục để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe người dùng.

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Paracetamol?

  • Paracetamol được coi là một trong những loại thuốc giảm đau, hạ sốt tương đối an toàn cho chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, thuốc chỉ an toàn nếu như số lượng cũng thời gian dùng thuốc của thai phụ sẽ là ngắn nhất có thể.
  • Các thành phần có trong thuốc có thể truyền vào sữa mẹ nhưng với số lượng rất ít nên không có khả năng gây hại cho thai nhi. Thế nhưng để đảm bảo an toàn, người mẹ cần chắc chắn không được sử dụng Paracetamol quá nhiều
  • Không sử dụng Paracetamol nếu như bản thân người dùng bị dị ứng với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Người mắc bệnh về gan như suy gan, viêm gan nên cẩn trọng khi dùng thuốc Paracetamol
  • Theo các chuyên gia y tế, thuốc sẽ để lại nhiều tác dụng phụ cho đối tượng bệnh nhân là một người nghiện rượu
  • Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi không nên tự ý mua thuốc giảm đau Paracetamol về dùng vì đây là những đối tượng có khả năng thích ứng với thuốc không được tốt

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

  • Không được dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ
  • Tuyệt đối không uống rượu trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Paracetamol
  • Việc sử dụng quá liều có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho gan cũng như hệ tim mạch
  • Tuy Paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt tốt nhưng mọi người không nên quá lạm dụng
  • Với thuốc dạng lỏng, người dùng cần dùng thìa hoặc dụng cụ đo để lấy đúng liều dùng cho mỗi lần sử dụng
  • Đối với thuốc Paracetamol dạng viên nén nhai, mọi người cần phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt
  • Mỗi lần lấy thuốc Paracetamol dạng viên hòa tan, tay mọi người cần phải khô và sạch
  • Để sử dụng Paracetamol dạng sủi bọt, người bệnh hãy hòa tan một gói thuốc với 118ml nước lọc, khuấy đều và uống ngay lập tức
  • Khi dùng Paracetamol đặt hậu môn, bệnh nhân nên nằm xuống và nhẹ nhàng nhét thuốc vào hậu môn. Mọi người nên tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm ngay sau khi đặt thuốc
  • Paracetamol có thể làm ảnh hưởng đến xét quả xét nghiệm nước tiểu
  • Lắc đều dung dịch Paracetamol trước khi uống

Paracetamol tương tác với những loại thuốc nào?

Paracetamol tương tác với một số loại thuốc điển hình như:

  • Warfarin (Coumadin)
  • Isoniazid (Laniazid
  • Nydrazid)
  • Diflunisal (Dolobid)
  • Carbamazepine (Tegretol)
  • Phenobarbital (Luminal)
  • Phenytoin (Dilantin)
  • Acetaminophen
  • Amitriptyline
  • Amlodipine
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Atorvastatin
  • Caffeine
  • Clopidogrel
  • Codeine
  • Diazepam
  • Diclofenac
  • Furosemide
  • Gabapentin
  • Ibuprofen
  • Lansoprazole
  • Levofloxacin
  • Levothyroxine
  • Metformin
  • Naproxen
  • Omeprazole
  • Pantoprazole
  • Prednisolone
  • Pregabalin
  • Ramipril
  • Ranitidine
  • Sertraline
  • Simvastatin
  • Tramadol
  • Tylenol (acetaminophen)
Paracetamol có tương tác với nhiều loại thuốc khác
Paracetamol có tương tác với nhiều loại thuốc khác

Bảo quản thuốc Paracetamol ra sao?

  • Thuốc cần phải được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng
  • Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào hoặc vị trí ẩm ướt như nhà tắm
  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ, việc đặt thuốc ở trên cao, ngoài tầm với của các con là vấn đề vô cùng quan trọng
  • Người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Paracetamol ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Paracetamol có giá thành không đắt, chỉ dưới 100.000đ/hộp tùy theo từng loại. Để mua được sản phẩm chính hãng, người bệnh nên “chọn mặt gửi vàng” tại những hiệu thuốc lớn và uy tín.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về thuốc Paracetamol. Khi sử dụng mọi người cần nhớ tuyệt đối không được quá liều và không lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Bên cạnh việc uống thuốc, các cơn đau, cơn sốt sẽ nhanh chóng giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi và ăn thêm nhiều món ăn tẩm bổ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

XEM THÊM:

Top