Nalbuphine
Đóng gói: Dung dịch tiêm
Loại thuốc: Thuốc giảm đau
Quốc gia sản xuất: Mỹ
Đóng gói: Dung dịch tiêm
Loại thuốc: Thuốc giảm đau
Quốc gia sản xuất: Mỹ
Nalbuphine là một loại thuốc giảm đau đồng thời cũng có tác dụng gây mê. Nó thường được sử dụng trong điều trị các cơn đau, giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, Nalbuphine cũng được dùng nhiều trong vấn đề giảm đau sau phẫu thuật hoặc sau khi sinh con.
Nalbuphine được xếp vào nhóm thuốc giảm đau opioid. Nhóm thuốc này bên cạnh giảm đau còn có vai trò giống như một loại thuốc gây mê, dùng để ngăn ngừa các cơ đau từ vừa đến nặng.
Ngoài ra, thuốc Nalbuphine cũng được sử dụng trong việc giảm bớt các cơ đau sau khi phẫu thuật hoặc sau sinh cho người bệnh.
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế các dây thần kinh cũng như các con đường có thể gây ra cảm giác đau. Từ đó, giúp thay đổi nhận thức của người bệnh, làm họ không còn cảm giác đau đớn.
Thuốc Nalbuphine được bào chế dưới dạng thuốc tiêm với các hàm lượng chính là 10mg/ml và 20mg/ml. Liều lượng mà người bệnh sử dụng sẽ do các bác sĩ trực tiếp chỉ định.
Trước khi kê đơn, bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để có thể xác định bệnh một cách chính xác nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ trực tiếp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Hiện tại, loại thuốc này vẫn có nghiên cứu cụ thể về liều dùng cho trẻ nhỏ dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, với một số trường hợp thực sự cần thiết, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc an toàn cho trẻ.
Liều dùng được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 1 – 18 tuổi: Tiêm thuốc Nalbuphine với liều lượng 0,1 – 0,2mg/kg, tiêm bắp, dưới da hay tĩnh mạch đều được. Khoảng cách giữa các lần tiêm là từ 3 – 6 giờ.
Mỗi lần tiêm, liều lượng không được vượt quá 20mg. Liều dùng tối đa cho một ngày là 160mg.
Thuốc Naftifine thường được các bác sĩ trực tiếp tiêm và giám sát. Do đó, việc dùng thuốc quá hoặc lỡ liều thuốc thường ít khi xảy ra. Tuy nhiên với những bệnh nhân tự dùng thuốc ở nhà thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Với những trường hợp quá nghiêm trọng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Hạn chế tối đa việc tự chữa trị tại nhà vì đôi khi nó có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Còn với trường hợp dùng thuốc lỡ liều, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho lần dùng thuốc kế tiếp. Không được tự ý dùng thuốc tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Khi dùng thuốc không đúng cách hoặc cơ thể mẫn cảm với thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ như: Đau dạ dày nhẹ, hay đau bụng, thường xuyên lo lắng, bồn chồn, có dấu hiệu trầm cảm, thị lực kém đi, đắng miệng, phát ban và nóng rát da, ngứa da nói lắp,…
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ nặng hơn như:
Khi thấy cơ thể có một trong những triệu chứng như tên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc đôi khi có thể dẫn đến những tương tác ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Trong một số trường hợp xấu, chúng còn có thể gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của người bệnh.
Để hạn chế những điều này, người bệnh nên liệt kê đầy đủ cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang dùng hoặc sắp sử dụng trong thời gian tới. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp.
Một số loại thuốc mà người bệnh nên hạn chế sử dụng khi đang dùng thuốc Nalbuphine là:
Thức ăn và bia rượu có gây ra những tương tác nhất định đối với thuốc Nalbuphine. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Lưu ý, không uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích trong thời gian dùng thuốc.
Thuốc Nalbuphine có thể bị ảnh hưởng bơi một số tình trạng bệnh lý sau đây:
Để thuốc Nalbuphine phát huy được công dụng một cách tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
Nalbuphine thường được sử dụng để hạn chế các cơn đau từ vừa đến nặng cho người bệnh. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu gây ra cảm giác đau đến hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm tình trạng đau cho người bệnh.
Vậy Nalbuphine giúp giảm đau có hiệu quả không? Thuốc này thường đem lại hiệu quả khác nhau cho từng đối tượng bệnh nhân. Người có cơ địa hợp thuốc thì sẽ nhanh chóng thấy được kết quả tốt. Ngược lại, người dễ mẫn cảm với thuốc sẽ thấy rằng hiệu quả của Nalbuphine là không cao.
Giá thuốc Nalbuphine thương có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán. Do đó, người bệnh nên đến trực tiếp các bệnh viện hoặc nhà thuốc lớn uy tín để mua thuốc với giá cả phù hợp nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về loại thuốc giảm đau Nalbuphine. Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về loại thuốc này, từ đó biết cách dùng thuốc hiệu quả nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh có thể đến các bệnh viện để được bác sĩ tư vấn chính xác.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.