Recol®

Biệt Dược

Recol®

    Đóng gói: Viên nang hàm lượng 10mg, 20mg

    Loại thuốc: Có tác dụng giảm cholesterol

Tác giả: Cập nhật: 9:26 am , 18/09/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Recol® là thuốc được bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân có hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể quá cao và có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang. Để biết chính xác cách sử dụng loại thuốc này, mọi người hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Recol® có công dụng gì?

Theo các chuyên gia y tế, Recol® là thuốc được sử dụng để giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể của một số trường hợp bệnh nhân. Thuốc hoạt động bằng cách giảm lượng chất béo, từ đó, nó sẽ có tác dụng giảm nguy cơ lên cơn đau tim, đau tức ngực, đột quỵ.

Không những vậy, trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán tắc nghẽn mạch máu cũng có thể được bác sĩ khuyến cáo dùng Recol® đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình hình sức khỏe mà không cần thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra, thuốc Recol® còn một số công dụng khác nhưng không được liệt kê trên nhãn thuốc. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Nên sử dụng thuốc như thế nào?

Thuốc Recol® được bào chế dưới dạng viên nang có hàm lượng 10mg và 20mg. Liều dùng cụ thể của nó như sau:

1. Sử dụng thuốc Recol® cho người lớn

Dạng viên nang phóng thích trung bình:

  •  Liều khởi đầu: 20mg một lần mỗi ngày sau khi ăn tối
  • Liều duy trì: 10-80mg/ngày, chia làm 1-2 lần uống

Dạng viên nang phóng thích chậm:

  •  Liều khởi đầu: Trước khi đi ngủ, hãy dùng một liều 20mg, 40mg hoặc 60mg (tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người)
  • Liều duy trì: 10-60mg một lần trước khi đi ngủ

2. Sử dụng thuốc cho trẻ em

Thuốc Recol® an toàn cho đối tượng từ 10-17 tuổi với liều dùng như sau:

  • Liều ban đầu: 10mg, uống một lần mỗi ngày
  • Liều duy trì: 10-40mg Recol®, dùng một lần duy nhất trong ngày

Tác dụng phụ của Recol® là gì?

Khi sử dụng Recol® để giảm cholesterol trong máu, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số hiện tượng bất thường như:

  • Phát ban, ngứa da, nổi mề đay
  • Mắt, môi, lưỡi bị sưng
  • Tức ngực
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau họng kéo dài
  • Suy giảm trí nhớ
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Đau bụng, đau dạ dày
  • Khó thở
  • Ăn không ngon
  • Vàng da
  • Cơ thể dễ bị bầm tím
Đề phòng hiện tượng đau tức ngực khi sử dụng thuốc này
Đề phòng hiện tượng đau tức ngực khi sử dụng thuốc này

Đối tượng nào nên thận trọng khi sử dụng thuốc?

Theo các chuyên gia y tế, không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng Recol® để giảm thiểu nguy cơ bị đau tim. Dưới đây là danh sách các đối tượng nên cẩn trọng, thậm chí là hãy nói không với loại thuốc này.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Trẻ em dưới 10 tuổi
  • Chức năng gan hoặc thận hoạt động không tốt

Khi dùng Recol®, người bệnh cần lưu ý những gì?

Một vài lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bảo vệ người bệnh được an toàn và hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Recol®:

  • Sau một thời gian điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc tăng liều nếu như cơ thể người bệnh có những phản ứng tốt với thuốc
  • Người dùng không được tự ý tăng liều vì việc uống quá liều thuốc Recol® có thể dẫn đến tăng huyết áp, đau tim…
  • Không bóc tách viên thuốc trong mỗi lần sử dụng. Thuốc cần được nuốt chửng nguyên vẹn với một cốc nước đầy
  • Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh bằng Recol®
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để biết chính xác mức độ tác động của thuốc đối với sức khỏe

Recol® tương tác với những loại thuốc nào?

Sự tương tác xảy ra giữa các loại thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của chúng, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Không ít trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ hoặc bệnh có chuyển biến xấu do việc sử dụng đồng thời cùng một lúc các loại thuốc không tương xứng với nhau.

Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần nhớ tránh sử dụng Recol® với một số loại thuốc dưới đây:

  • Warfarin
  • Cimetidin
  • Spironolactone
  • Nefazodone
  • Niacin
  • Ranolaxin
  • Telaprevir
  • Telithromycin
  • Clarithromycin
  • Erythromycin
  • Ritonavir
  • Gemfibrozil
  • Fenofibrate
  • Boceprevir
  • Cobicistat
  • Colchicin
  • Cyclosporine
  • Danazol
  • Diltiazem
  • Dronedaron
  • Fluconazole
  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Posaconazole
  • Voriconazole

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Thuốc cần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng
  • Không để ở những nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Recol® ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Recol® hiện đã có ở hầu hết các bệnh viện và hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên mua Recol® về sử dụng nếu như có đơn thuốc được kê cụ thể bởi bác sĩ. Nếu muốn biết chính xác giá của một hộp Recol®, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp tới các cửa hàng thuốc.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Top