Caffeine
Đóng gói: Viên nén, Thuốc bột, Kem dưỡng da, Dung dịch thuốc
Đóng gói: Viên nén, Thuốc bột, Kem dưỡng da, Dung dịch thuốc
Caffeine là một hoạt chất có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm cũng như trong loại nước uống. Trong lĩnh vực y tế, Caffeine thuộc nhóm thuốc tim mạch, thuốc hướng tâm thần. Hãy cùng bài viết này của chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như cách dùng thuốc sao cho hiệu quả nhất.
Caffeine là một hoạt chất có trong cà phê, meta, cola, trà và các sản phẩm khác. Thành phần này được dùng phổ biến để giúp cải thiện sự tỉnh táo cho con người.
Trong các loại thực phẩm, Caffeine đã được sử dụng như một thành phần có trong nước tăng lực, nước ngọt và các loại đồ uống khác.
Tác dụng của Caffeine đó là:
– Trên hệ thần kinh trung ương: Caffeine có tác dụng kích thích ưu tiên trên vỏ não để làm giảm các triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu dùng sản phẩm này liên tục thì sau sự hưng phấn sẽ là sự ức chế. Nếu dùng với liều cao, có thể sẽ tác động lên toàn bộ hệ thần kinh và gây ra hiện tượng co giật rung.
– Với hệ tuần hoàn: Caffeine có tác dụng kích thích làm cho tim đập nhanh, mạnh, làm tăng lưu lượng tim, lưu lượng mạch vành như tác dụng kém theo phylin.
– Hệ hô hấp: Caffeine kích thích trung tâm hô hấp, từ đó làm giảm phế quản và giãn mạch phổi.
– Trên hệ tiêu hóa: Caffeine có tác dụng làm giảm nhu động ruột, gây táo bón và tăng tiết dịch vị.
– Tác dụng trên thận: Caffeine có tác dụng làm giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận nên, giảm tình trạng tái hấp thu Na+, theo đó thuốc giúp lợi tiểu.
– Tác dụng trên cơ trơn: Caffeine làm giãn cơ trơn mạch máu, phế quản, mạch vành và cơ trơn tiêu hóa.
Từ những tác dụng của Caffeine mà chúng tôi đề cập ở trên, thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
Nếu bị quá liều Caffeine, người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng sau đây:
Nếu gặp phải bất cứ dấu hiệu nào trên này cần gọi điện ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế gần nhất tại địa phương để được khắc phục.
Nếu như không may bỏ quên một liều thuốc thì hãy uống bổ sung thuốc khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nhưng nếu thời gian nhớ ra gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên, thực hiện uống liều tiếp theo như đúng liệu trình.
Người bệnh nên nhớ là không được uống liều gấp đôi so với liều đã được quy định trước đó.
Caffeine được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Viên nén, thuốc bột, kem dưỡng da và dung dịch thuốc. Thuốc được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ và liều lượng như thế nào sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Do vậy, những thông tin về liều dùng thuốc mà chúng tôi đề cập sau đây chỉ mang tính chất tham khảo và nó không thể thay thế được chỉ định của bác sĩ chủ trị.
Với người lớn bị buồn ngủ và không tỉnh táo liều lượng Caffeine sẽ như sau:
– Đối với trường hợp trẻ em bị buồn ngủ không tỉnh táo:
Liều dùng từ 100-200mg mỗi ngày, uống 2 lần/ ngày.
– Đối với trường hợp ngừng thở ở trẻ sinh non:
Lưu ý: Liều lượng Caffeine nguyên chất sẽ bằng một nửa liều Caffeine citrat. Tức, với 20mg Caffeine citrat sẽ tương đương với 10mg Caffeine citrat nguyên chất.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế dùng thuốc, thực phẩm hoặc đồ uống có chứa Caffeine trong khi dùng thuốc này vì nếu quá liều Caffeine sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh.
Có thể thấy Caffeine vô cùng quen thuộc với chúng ta và theo các chuyên gia, Caffeine có thể không an toàn khi dùng theo đường uống trong thời gian dài hoặc với liều lượng cao.
Do vậy, Caffeine hoàn toàn có thể gây ra những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng nếu như dùng không đúng cách, không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ thường gặp:
Phản ứng dị ứng:
Với trẻ nhỏ nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào trên đây cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng:
Với những tác dụng phụ nghiêm trọng này khi xuất hiện bạn cần ngừng dùng Caffeine và thông báo cho bác sĩ biết.
Khi bạn quyết định sử dụng bất cứ một loại thuốc nào trong đó có Caffeine thì cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà thuốc có thể gây ra. Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc và quyết định dùng thuốc.
Với Caffeine trước khi dùng thuốc người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Hiện vẫn chưa có đầy đủ những nghiên cứu để xác định những rủi ro khi dùng Caffeine cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, thuốc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào nhóm thuốc C = Có thể có nguy cơ.
Cho nên trước khi dùng thuốc bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, trao đổi và cân nhắc lợi ích và rủi ro khi dùng thuốc.
Sự tương tác của thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng thêm ảnh hưởng của tác dụng phụ. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất bạn hãy liệt kê danh sách thuốc đang dùng cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để tránh sự tương tác thuốc không đáng có.
Trước khi dùng thuốc hãy nói cho bác sĩ biết nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào sau đây:
Thức ăn, rượu bia, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến thuốc khi dùng chung. Chính vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc với rượu bia, thức ăn và thuốc lá.
Bất cứ tình trạng sức khỏe nào đều sẽ ảnh hưởng đến sử dụng thuốc Caffeine. Theo đó hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:
Trên đây là những thông tin về Caffeine mà bạn đọc nên lưu ý. Người bệnh nên lưu ý những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo không thế thay thế được lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, khi có bất cứ sức khỏe nào bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Thuốc Panadeine® giảm đau sử dụng như thế nào? Giá bán bao nhiêu?