Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ hiệu quả, giúp khôi phục chức năng hoạt động của răng một cách hiệu quả và mang tới cho người điều trị hàm răng trắng đẹp, tỏa nắng. Tuy nhiên, không phải mọi tình trạng răng đều có thể áp dụng phương pháp nha khoa thẩm mỹ này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những trường hợp không nên bọc răng sứ nhằm giúp bạn đọc có thể chủ động tránh các biến chứng nguy hiểm diễn ra.
Tổng quan về kỹ thuật bọc răng sứ
Trước khi bắt đầu phân tích chi tiết về những trường hợp không nên bọc răng sứ, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ này.
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa nhằm mục đích khôi phục tình trạng răng về hình dáng, màu sắc cũng như là chức năng hoạt động. Ngoài mục đích thẩm mỹ, bọc sứ cũng giúp khắc phục những khuyết điểm của răng một cách nhanh chóng.
Quy trình bọc răng sứ tương đối phức tạp, đòi hỏi cao về khả năng chuyên môn cũng như tay nghề của nha sĩ. Để thực hiện, bác sĩ nha khoa sẽ phải mài nhỏ cùi răng để tạo phần chống đỡ cho mão sứ phía bên trên. Việc đo đạc mức độ răng cần mài mòn, kích thước răng sứ hầu hết được thực hiện bằng các phần mềm kỹ thuật thông minh nên mang tới sự chính xác gần như tuyệt đối.
Nha sĩ ViDental Clinic khuyến cáo những trường hợp không nên bọc răng sứ
Mang tới nhiều giá trị điều trị cũng như lợi ích cho bệnh nhân nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể bọc răng sứ. Theo khuyến cáo từ nha sĩ, bạn cần lưu ý tới những trường hợp không nên bọc răng sứ sau để tránh các biến chứng nguy hiểm về răng miệng:
Sai lệch khớp cắn nặng
Bọc răng sứ chỉ có thể khắc phục tình trạng khớp cắn bị sai lệch ở mức độ nhẹ. Đối với các trường khớp cắn bị lệch nghiêm trọng, việc thực hiện mài cùi răng sẽ không chỉ gây thương tổn đến cấu trúc răng toàn hàm mà còn làm cho hiệu quả điều trị gần như bằng không. Điều này vừa khiến việc điều trị trở lên lãng phí, tốn kém thời gian, tiền bạc mà vừa tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.
Thông thường, trước khi bọc răng sứ, nha sĩ bắt buộc thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng để xác định được mức độ sai lệch của khớp cắn. Trong trường hợp khớp cắn không sai lệch nhiều, đáp ứng đủ các yêu cầu bọc sứ thì hoàn toàn yên tâm thực hiện, không cần lo biến chứng xảy ra. Nếu tình trạng sai lệch nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn tiến hành niềng răng nhằm điều chỉnh khớp cắn về lại vị trí chính xác rồi mới có thể thực hiện bọc răng sứ.
Răng quá mẫn cảm
Một vấn đề gặp ở hầu hết mọi trường hợp bọc răng sứ chính là cảm giác đau nhức, ê buốt trong quá trình thu gọn mô răng thật. Đối với bệnh nhân có tình trạng răng miệng khỏe mạnh, việc mài răng sẽ không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, ngược lại, nếu bạn có răng quá mẫn cảm thì bọc răng sứ sẽ không phải là một trải nghiệm dễ chịu.
Về nguyên lý hoạt động, như đã đề cập, bọc răng sứ cần can thiệp trực tiếp lên răng, mài mỏng mô răng tự nhiên nhằm tạo các trụ lắp cầu sứ lên phía trên. Điều này làm cho răng bị suy yếu và tiềm ẩn những nguy cơ hình thành các bệnh lý răng nghiêm trọng. Chính vì vậy, với các trường hợp mong muốn bọc sứ mà răng bị quá mẫn cảm cần phải cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi thực hiện.
Tình trạng hô, vẩu, móm do xương hàm
Một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ theo khuyến cáo từ các chuyên gia nha khoa là tình trạng răng hô, vẩu, móm do xương hàm. Với tình trạng trên, thực hiện bọc răng sứ sẽ không điều chỉnh răng về vị trí chuẩn xác trên khung hàm được. Khi này, thay vì bọc răng răng sứ, các chuyên gia khuyến khích mọi người cân nhắc tới giải pháp niềng răng hoặc tiến hành can thiệp phẫu thuật chỉnh nha để nắn chỉnh xương hàm cũng như các răng về vị trí cân đối.
Răng gặp vấn đề dẫn tới lung lay
Chân răng khỏe mạnh là yêu cầu quan trọng và tiên quyết khi tiến hành bọc răng sứ. Khi răng gặp vấn đề về bệnh lý hay do tác động khiến chân răng lung lay thì đồng nghĩa rằng vị trí răng đó không còn có thể sử dụng được nữa. Chân răng không chắc chắn, kết hợp với việc phải tác động bào mòn trực tiếp sẽ chỉ làm cho tình trạng răng suy yếu đi. Điều này khiến việc bọc sứ không mang tới hiệu quả điều trị như mong muốn.
Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn hết bạn nên nhổ bỏ và thực hiện trồng răng giả mới để cải thiện hoạt động chức năng cho răng.
Răng gãy vỡ chỉ còn chân răng
Những trường hợp không nên bọc răng sứ tiếp theo liên quan tới vấn đề răng gãy vỡ chỉ còn lại chân răng. Một số bệnh nhân sau khi mắc bệnh lý răng miệng nặng hoặc bị tác động vật lý dẫn tới hiện tượng răng bị gãy vỡ thường có mong muốn bọc răng sứ để hồi phục lại chức năng cũng như thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng.
Trên thực tế, các trường hợp răng gãy vỡ như trên vẫn có thể thực hiện bọc sứ với điều kiện diện tích thương tổn nhỏ và chân răng đáp ứng đủ tình trạng sức khỏe để làm trụ đặt mão sứ. Nếu những tổn thương lớn làm răng mất đi chỉ còn 1 phần ít chân răng thì thực hiện bọc sứ là điều không thể. Lúc này, giải pháp phục hình răng hiệu quả cho người bệnh là thực hiện trồng răng cấy ghép Implant hoặc bắc cầu sứ.
Có bệnh lý răng miệng
Bọc răng sứ là giải pháp giúp bảo tồn răng tự nhiên hiệu quả. Kỹ thuật này giúp khôi phục và bảo vệ răng trước những tác động xấu của bệnh lý. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh nhân đang đối mặt với các vấn đề như tình trạng sâu răng nặng, hỏng tủy răng, nhiễm trùng,… thì việc bọc sứ gần như không mang tới bất kỳ tác dụng điều trị nào.
Bên cạnh đó, các bệnh lý răng ảnh hưởng tới khoảng sinh học làm suy giảm chiều cao bám dính và liên kết biểu mô xuống mức quá thấp sẽ hình thành nguy cơ tiêu xương hàm hoặc viêm nướu kéo dài. Chính vì vậy, nếu thực hiện bọc răng sứ trong điều kiện khoảng sinh học không đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm răng nguy cơ xâm phạm khoảng sinh học. Từ đó, khiến các tình trạng bệnh trở nặng, nghiêm trọng hơn.
Với những trường hợp không nên bọc răng sứ như trên cần bắt buộc tiến hành nhổ răng và tái tạo lại khoảng sinh học khỏe mạnh. Vào lúc này, phương pháp tốt ưu nhất để áp dụng điều trị chính là trồng răng giả cấy ghép Implant. Phương pháp này sẽ giúp răng miệng trở lại trạng thái khỏe mạnh và khôi phục tốt nhất chức năng ăn nhai cho người điều trị.
Đối tượng có tiểu sử hoặc đang điều trị bệnh lý toàn thân
Một số trường hợp bệnh nhân có tiểu sử hoặc đang điều trị các bệnh lý liên quan tới động kinh, tim mạch, máu khó đông, hô hấp,… thì nghiêm cấm tuyệt đối không thực hiện bọc sứ thẩm mỹ cho răng.
Nguyên nhân cho điều này xuất phát từ việc sử dụng thuốc gây tê và những tác động bào mòn răng trong quá trình thực hiện bọc răng sứ. Việc sử dụng thuốc tê và mài mòn răng chỉ khiến mức độ nghiêm trọng của bệnh gia tăng. Trong trường hợp tiến triển xấu nhất có thể gây nguy hại tới tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ cũng không nên bọc răng sứ. Theo khuyến cáo, trong suốt thời gian mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm nên dù bất kỳ can thiệp nào đến răng cũng ảnh hưởng không tốt. Bên cạnh đó, điều quan trọng trong giai đoạn này là quan tâm tới dinh dưỡng cho mẹ và bé, nên tốt nhất hãy cân nhắc thực hiện bọc sứ ở thời điểm sau khi sinh.
Đối tượng chưa đủ tuổi thực hiện
Nhắc tới độ tuổi khi bọc răng sứ là điều vô cùng quan trọng, bởi yếu tố này quyết định trực tiếp tới hiệu quả thực hiện cũng như tỉ lệ thành công của quá trình bọc sứ cho răng. Thời điểm tốt nhất để bọc sứ là khi răng đã được thay thế hoàn toàn và phát triển cứng cáp, cố định trên cung hàm. Đồng nghĩa rằng, thời điểm thích hợp nhất cho việc bọc răng sứ là giai đoạn 18 tuổi.
Như vậy, đối tượng trẻ nhỏ từ 17 tuổi trở xuống nếu gặp các vấn đề răng miệng như hô, móm, khấp khểnh,… sẽ không được khuyến khích thực hiện bọc sứ. Điều này là do trong thời điểm trên, cấu trúc hàm răng chưa phát triển đủ cứng cáp để chịu tác động từ việc mài cùi răng dễ khiến buồng tủy bị tác động xấu và dẫn tới vấn đề tiêu cực cho sức khỏe. Đồng thời, nếu bọc sứ quá sớm, hiệu quả cũng nhanh chóng bị suy giảm do răng sẽ tiếp tục phát triển tiềm ẩn nguy cơ bị xô lệch.
Giải đáp các trường hợp nên bọc răng sứ
- Răng nhiễm màu, ố vàng: Thông thường, những tình trạng răng nhiễm màu, ố vàng sẽ gây ra sự mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti. Đối với những trường hợp này, mọi người thường tìm tới các giải pháp tẩy trắng răng và bọc sứ là phương pháp hiệu quả giúp xử lý hiện tượng vàng ố răng, mang lại hàm răng đều màu, trắng đẹp.
- Sâu răng nhưng chân răng vẫn còn vững chắc: Nếu gặp vấn đề với sâu răng thì bọc răng sứ có thể giúp bạn bảo vệ tối đa phần cùi răng tự nhiên khỏi các tác động tiêu cực từ vi khuẩn. Tuy nhiên để thực hiện, điều quan trọng cần đảm bảo chân răng còn đủ chắc chắn cho quá trình thu gọn mô, tạo trụ răng đặt cầu sứ.
- Răng bị vỡ, mẻ: Tương tự với tình trạng sâu răng, trong trường hợp răng bị vỡ, mẻ nếu không gây thương tổn quá nhiều tới chân răng thì hoàn toàn có thể bọc răng sứ bình thường.
- Răng khấp khểnh: Thực hiện bọc sứ cho răng lệch lạc, không đều giúp khắc phục tình trạng hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp này chỉ tiến hành trong 5 – 7 ngày, tiết kiệm rất nhiều thời gian so với niềng răng.
- Tình trạng răng hô, vẩu, móm: Đối với răng hô, vẩu, móm không phải do xương hàm thì việc bọc sứ sẽ cải thiện hiện trạng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc trước khi bắt đầu vì kỹ thuật này sẽ tác động nhiều tới răng thật để có hiệu quả răng đều đẹp nhất.
- Răng hư, răng chữa tủy: Bọc sứ là phương pháp bảo vệ tốt nhất phần răng tự nhiên trong trường hợp tủy răng gặp vấn đề. Phương pháp bọc răng sứ không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, tổn thương dẫn tới mất răng vĩnh viễn hiệu quả.
Hậu quả có thể gặp phải từ bọc răng sứ
Mang tới nhiều hiệu quả điều trị, nhưng với khuyến cáo về những trường hợp không nên bọc răng sứ, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu rõ về phương pháp này. Từ đó, giúp bạn có thể hạn chế tối đa các hậu quả bọc răng sứ xảy ra như:
- Đau tức răng kéo dài: Đau nhức răng là tình trạng phổ biến khi bọc sứ. Cơn đau bắt nguồn từ quá trình mài mòn răng hoặc xuất hiện sai sót trong khi thực hiện lắp răng sứ. Về lâu dài nếu không khắc phục tình trạng dứt điểm, sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Viêm tủy răng: Hậu quả viêm nhiễm tủy răng thường do quá trình mài mòn xâm lấn sâu cấu trúc răng. Từ đó, hình thành các thương tổn khiến tủy đứng trước nguy cơ bị xâm hại bởi vi khuẩn. Kết quả là sức khỏe tủy bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí bị chết tủy. Điều này dẫn tới viêm nhiễm tủy răng nghiêm trọng.
- Sai lệch khớp cắn: Khớp cắn dễ dàng bị sai lệch nếu thực hiện không đúng kỹ thuật. Việc này dẫn đến giảm sút chức năng, tạo cảm giác đau nhức, khó chịu mỗi khi hoạt động răng. Ngoài ra, đôi khi triệu chứng còn đi kèm với đau nửa đầu, đau tai dữ dội.
- Hở cổ chân răng: Bọc răng sứ không khít hoặc thực hiện trong điều kiện răng chưa phát triển cứng cáp, cố định sẽ dễ bị hở cổ chân răng. Dù là với nguyên do nào, cổ chân răng bị hở cũng có khả năng gây ra hiện tượng sâu răng, viêm nướu,…
- Vỡ, nứt, hỏng răng: Những trường hợp không nên bọc răng sứ đã được khuyến cáo, khi thực hiện bọc sứ có tỷ lệ vỡ nứt, gãy rụng cao hơn so với thông thường. Nguyên nhân cho điều này là do không đáp ứng được tình trạng sức khỏe răng trước khi bọc sứ khiến răng bị yếu đi so với trước.
- Hôi miệng: Thực tế, bọc răng sứ thẩm mỹ không gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng. Tuy nhiên, với những trường hợp tiến hành sai kỹ thuật hoặc sử dụng răng sứ chất lượng kém rất dễ làm cho thức ăn, vi khuẩn kẹt lại ở chân răng, hình thành mùi hôi bên trong miệng.
Một số vấn đề cần lưu ý khi bọc răng sứ
Như vậy có thể thấy, những trường hợp không nên bọc răng sứ nếu cố tình thực hiện sẽ mang tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu có mong muốn bọc sứ cho răng, bạn cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau:
- Chủ động tìm hiểu kỹ về phương pháp trước khi quyết định bắt đầu thực hiện. Bởi nhu cầu và tình trạng mỗi người không giống nhau, nên việc tự chuẩn bị các thông tin, kiến thức cần thiết là vô cùng quan trọng. Từ đó, đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng của bản thân.
- Thăm khám và tham khảo ý kiến bác về tình trạng sức khỏe xem có phù hợp để thực hiện bọc sứ hay không.
- Bọc sứ đòi hỏi rất nhiều về yếu tố tay nghề bác sĩ và cơ sở vật chất. Chính vì vậy, tìm kiếm và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro không mong muốn khi điều trị.
- Hãy giữ gìn và chăm sóc thật tốt sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng miệng tốt giúp quá trình bọc sứ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn tiết kiệm nhiều về mặt chi phí thực hiện.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những trường hợp không nên bọc răng sứ cũng như một số lưu ý trước khi bắt đầu thực hiện.