Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện hàng đầu về lĩnh vực nhi khoa của cả nước. Đặc biệt bệnh viện được đánh giá là ngang tầm với các bệnh viện nhi khác trong khu vực Đông Nam Á. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử hình thành, quy trình, địa chỉ và lịch khám chữa trong tuần.
Giới thiệu chung về Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương có tiền thân là khoa Nhi thuộc Bệnh viện Bạch Mai thành lập năm 1969. Tên khác của bệnh viện ngày đó là Bệnh viện Nhi, Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em, Bệnh viện Nhi Việt Nam – Thuỵ Điển, Viện Nhi Olof Palmer.
Vào những năm 1960-1975, do cuộc sống của nhân dân ta quá khó khăn, nhiều trẻ em đã bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh nặng, theo đó ngày 14/07/1969 “Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em” ra đời. Mục đích giúp đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em.
Ngày 29/11/2009, Bệnh đã tổ chức lễ kỷ niệm tròn 40 năm thành lập, đến nay bệnh viện đã trải qua 50 năm hình thành và phát triển.
Dưới sự dẫn dắt cũng như chỉ đạo của ban lãnh đạo, Bộ Y tế, Nhà nước bệnh viện đã trở thành địa chỉ y tế đáng tin cậy, uy tín trong lĩnh vực nhi khoa trên toàn quốc. Đồng thời bệnh viện đã tự hào đón nhận nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Bệnh viện với quy mô 1000 giường bệnh, cùng các phòng chức năng, khoa cận lâm sàng, lâm sàng. Để thực hiện kế hoạch xây dựng Bệnh viện Nhi TW với quy mô 1.300 giường bệnh, bệnh viện đang triển khai dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 quy mô 300 giường.
Việc xây dựng Bệnh viện Nhi cơ sở 2 tại xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhi khoa trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận được tốt hơn.
Đồng thời sẽ giảm tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 1 trong nội thành. Bên cạnh đó cơ sở 2 sẽ là trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho chuyên khoa nhi trên cả nước.
Chức năng của Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở y tế có vai trò quan trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh cho trẻ em trên cả nước, nhất là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chức năng cụ thể của bệnh viện như sau:
Tiếp nhận cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thực hiện khám sức khỏe, chứng nhận sức khỏe theo đúng quy định của Nhà nước, đồng thời giải quyết các trường hợp thuyên chuyển bệnh nhân tại khu vực; giám định y khoa, giám định sức khỏe khi có yêu cầu.
Thực hiện công tác đào tạo chuyên sâu cán bộ y tế; nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo chuyên sâu cho tuyến dưới và cán bộ trong bệnh viện; chỉ đạo phát triển chuyên môn, nâng cao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho tuyến dưới…
Bệnh viện Nhi TW triển khai công tác nghiên cứu Y học và khoa học hiện đại, kết hợp với Y học cổ truyền mang đến phương pháp khám, điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất. Đồng thời phối hợp với những bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nhằm nâng cao kỹ thuật, thiết bị y tế hiện đại phục vụ khám chữa bệnh…
Cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo của Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương hoạt động dưới sự điều hành của Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Bên cạnh đó là cách đơn vị trực thuộc bệnh viện. Cụ thể:
Ban giám đốc:
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Hải: Giám đốc bệnh viện.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển: Phó giám đốc.
Phó Giám đốc, Tiến sĩ Lê Thị Minh Hương: Phó giám đốc.
Thạc sĩ Trịnh Ngọc Hải: Phó giám đốc.
Các phòng chức năng gồm:
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Điều dưỡng
Phòng Vật tư – Kỹ thuật – Thiết bị y tế
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Công tác xã hội
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Hợp tác quốc tế
Phòng Truyền thông và Chăm sóc khách hàng.
Khoa lâm sàng gồm:
Khoa Khám bệnh đa khoa
Khoa Khám bệnh chuyên khoa
Khoa Khám và Điều trị 24 giờ
Khoa Điều trị tích cực nội khoa
Khoa Điều trị tích cực ngoại khoa
Khoa Gây mê hồi sức
Khoa Điều trị tự nguyện B
Khoa Điều trị tự nguyện C
Khoa Quốc tế
Khoa Thần kinh
Khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền
Khoa Thận và Lọc máu
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa Tiết niệu
Khoa Y học cổ truyền
Khoa Tai – Mũi – Họng
Khoa Răng – Hàm – Mặt
Khoa Mắt
Khoa Phục hồi chức năng
Khoa Chỉnh hình nhi
Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp
Khoa Cấp cứu và Chống độc
Khoa Sọ mặt và Tạo hình
Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh
Khoa Tâm thần
Khoa Sức khỏe vị thành niên.
Khoa cận lâm sàng gồm:
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Giải phẫu bệnh
Khoa Sinh hóa
Khoa Huyết học
Khoa Vi sinh
Khoa Truyền máu
Khoa Di truyền và Sinh học phân tử
Khoa Nghiên cứu Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa Dược.
Dịch vụ và chi phí khám chữa tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện đã hoàn thiện hệ thống các chuyên khoa chính vì vậy cung cấp đầy đủ cho người bệnh những dịch vụ khám và điều trị đảm bảo như: Tim mạch, hô hấp, thần kinh, dị ứng – miễn dịch – lâm sàng, gan mật, chỉnh hình…
Về chi phí khám bệnh tại đây được công khai, điều này giúp cho bạn chủ động trong vấn đề tài chính. Dưới đây là bảng giá của một số dịch vụ khám chữa tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tên dịch vụ
Giá dịch vụ (VNĐ)
Khám hẹn trước với bác sĩ đa khoa
390.000
Khám đa khoa không hẹn trước
580.000
Khám có hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa
580.000
Khám không hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa
680.000
Khám thêm chuyên khoa
195.000/ chuyên khoa
Khám với bác sĩ chuyên khoa
390.000
Khám với bác sĩ đa khoa
290.000
Trường hợp cấp cứu
580.000
Các khu khám bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương
Khi khám tại bệnh viện cha mẹ có thể lựa chọn các hình thức khám khác nhau như: Khám tại khoa Khám bệnh và khám theo yêu cầu.
Nếu khám tại khoa Khám bệnh, trẻ sẽ được hưởng chế độ BHYT theo đúng quy định. Còn nếu khám theo yêu cầu, trẻ sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế nhưng lại được khám với bác sĩ giỏi, thường là trưởng khoa, phó khoa, đặc biệt là không phải chờ đợi quá lâu.
Để khám bệnh người bệnh cha mẹ có thể đến 1 trong 3 khu khám bệnh gồm:
#Khu khám bệnh tự nguyện A Bệnh viện Nhi Trung ương
Có chất lượng tốt nhất trong 3 khu khám tự nguyện nhưng chi phí cao hơn. Cơ sở hạ tầng tương đương với khách sạn 3 sao gồm: Các loại buồng (1, 3 bệnh nhân); bãi đỗ xe thuận tiện; phòng mổ hiện đại; có hệ thống internet; phục vụ ăn uống, giặt là tại chỗ cho bệnh nhân và người nhà.
Ngoài ra, tại khu khám tự nguyện A cha mẹ của bé có quyền lựa chọn bác sĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ cũng như bác sĩ phẫu thuật cho bé.
#Khu khám bệnh tự nguyện B, C Bệnh viện Nhi Trung ương
Hai khu khám được thành lập vào năm 2011, nhưng không chất lượng và hiện đại như khu tự nguyện A, thời gian đợi khám cũng lâu. Chi phí khám tại 2 khu này tương đối vừa phải, không cao hơn quá nhiều so với chi phí khám thông thường.
Quy trình khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Để tiện lợi hơn trong việc thăm khám, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian các bậc phụ huynh cần lưu ý các bước trong quy trình khám bệnh. Cụ thể như sau:
Bước 1: Đến khoa Khám bệnh
Đầu tiên người nhà bệnh nhân đến mua sổ theo dõi sức khỏe tại quầy tiếp đón. Sau đó điền đầy đủ các thông tin của người bệnh vào sổ.
Bước 2: Đăng ký khám bệnh
Trường hợp người bệnh có BHYT (giấy chuyển viện, thẻ bảo hiểm) thì sẽ lấy phiếu khám ở phòng 1A.
Nếu không có chế độ BHYT bạn nên lưu ý:
Trường hợp khám thông thường, phụ huynh sẽ đến phòng 1B hoặc 1D để đưa sổ cho nhân viên y tế để đóng tiền, lấy phiếu khám.
Trường hợp khám tự nguyện B-C, người nhà của trẻ sẽ đến phòng 2 đưa sổ cho nhân viên y tế để lấy phiếu khám.
Bước 3: Đi đến phòng khám bệnh
Người bệnh sẽ đến phòng khám theo đúng số phòng được ghi trên phiếu. Ngồi chờ đến lượt khám theo số thứ tự (số sẽ được chạy trên bảng điện tử).
Nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm hoặc chuyển phòng khám khác.
Bước 4: Tiến hành các xét nghiệm được chỉ định
Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Với từng đối tượng sẽ được chỉ định làm thủ tục ở những phòng khác nhau. Cụ thể:
Người bệnh có thẻ BHYT: Làm thủ tục ở phòng 1A.
Người bệnh có chế độ bảo hiểm y tế: Khám thông thường sẽ làm thủ tục tại phòng 1C hoặc 1D; khám tự nguyện B-C làm thủ tục tại phòng 2.
Người bệnh sẽ làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo hướng dẫn của nhân viên y tế và lấy kết quả xét nghiệm theo như giấy hẹn.
Bước 5: Người bệnh nhận kết quả xét nghiệm và quay lại phòng khám ban đầu để nghe kết quả chẩn đoán, kê đơn thuốc hoặc nhập viện (nếu cần thiết).
Thời gian làm việc của Bệnh viện Nhi Trung ương
Lịch làm việc thông thường của bệnh viện là từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Thứ Bảy bệnh viện vẫn làm việc nhưng sẽ không đầy đủ các dịch vụ như ngày thường. Thời gian cụ thể như sau:
Nếu không phải chịu cảnh phải chờ lâu, chen lấn hoặc trường hợp bệnh nhi phải khám ngay thì các bậc phụ huynh nên đến bệnh viện vào khoảng thời gian ngoài giờ hành chính từ 6h00-8h00.
Trước khi đi phụ huynh cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ như: Thẻ bảo hiểm y tế của bé, giấy chuyển viện (nếu có), chứng minh thư nhân dân của bố hoặc mẹ và những giấy tờ liên quan khác.
Địa chỉ liên hệ Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương ở đâu? Hiện bệnh viện có địa chỉ tại 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đang được triển khai và có địa chỉ tại xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
Fax: (84-024) 6 273 8573
Bệnh viện Nhi Trung ương gần bến xe nào?
Để đến Bệnh viện Nhi Trung ương bạn có thể di chuyển bằng xe máy, xe buýt hoặc xe ôm sao cho thuận tiện nhất. Bệnh viện gần các bến xe lớn như: Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Giáp Bát, Bến xe Gia Lâm, đặc biệt tuyến xe buýt số 26 có lộ trình đi qua Bệnh viện Nhi Trung ương.
Dưới đây là lộ trình đi đến bệnh viện từ các bến xe lớn người nhà bệnh nhân có thể tham khảo:
1. Đi từ bến xe Mỹ Đình
Đây là đường khá phù hợp và thuận lợi đối với những người bệnh đi từ các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình…
Đi xe máy/ ô tô: Bạn xuất phát từ Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Cầu Giấy – Đê La Thành – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Xe buýt: Bến xe Mỹ Đình cách bệnh viện 4 km, từ đây bạn có thể bắt các tuyến bus số 34, 49 với giá vé 7000 đồng/ lượt, 15-20 phút có một chuyến.
2. Bến xe Giáp Bát đi Bệnh viện Nhi Trung ương
Bến xe Giáp Bát cách Bệnh viện Nhi Trung ương khoảng 8km, bến xe Nước Ngầm là 10km. Hướng này thuận tiện cho người bệnh ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình…
Di chuyển bằng xe máy: Bạn di chuyển theo đường Giải Phóng đến Trường Chinh, đi tiếp Đường Láng – Đê La Thành – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Di chuyển bằng xe buýt: Từ bến xe bạn bắt các tuyến bus số 21A hoặc 21B đến 95 Chùa Bộc thì xuống, bắt tiếp xe buýt tuyến 26 đi đến bệnh viện.
3. Bến xe Gia Lâm đi Bệnh viện Nhi Trung ương
Bến xe Gia Lâm cách Bệnh viện Nhi Trung ương khoảng 10 km, cung đường này thuận tiện cho người dân ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương… đến khám.
Đi xe máy/ ô tô: Bạn đi qua cầu Chương Dương đến Trần Quang Khải – Quán Thánh sau đó đi vào đừng Thụy Khuê – Văn Cao – Liễu Giai – Kim Mã – Đê La Thành.
Di chuyển bằng xe bus: Tại đây bạn phải bắt hai chặng xe để đến với bệnh viện. Đầu tiên bạn bắt tuyến bus số 34 đi vào đê Trần Khánh Dư. Sau đó bắt xe 49 (Lộ trình từ Trần Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II).
Thời gian hoạt động của xe buýt số 49 từ 5h00-21h00 hoặc 5h05-21h05. Cứ 10-15 phút sẽ có một chuyến với giá vé 7000 đồng/ lượt.
4. Tuyến xe 26 đi qua Bệnh viện Nhi Trung ương
Nếu như bạn ở khu vực Sân Vận Động Mỹ Đình, Mỹ Đình II thì tuyến xe buýt số 26 là lựa chọn phù hợp. Lộ trình của xe chạy qua Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thời gian xe hoạt động từ 5h05-22h35 hàng ngày, cứ 5-10-15 phút sẽ có một chuyến với giá vé 7000 đồng/ lượt.
Lưu ý: Dù bạn đi với hình thức nào: Taxi, xe buýt nên hỏi tài xế để đảm bảo đúng cung đường và không mất quá thời gian.
Trên đây là những thông tin cần thiết về Bệnh viện Nhi Trung ương mà bạn các bậc phụ huynh nên lưu ý. Chúng tôi hi vọng qua bài viết này sẽ giúp gia đình có thêm những kinh nghiệm hữu ích để việc khám, điều trị cho trẻ được thuận lợi và nhanh chóng.