Bệnh Viện E

Chính thức

Bệnh viện E

  • 086 889 1318
  • 87-89 Trần Cung, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • - Từ thứ Hai đến thứ Sáu:

    + Buổi sáng: 7h30-12h00

    + Buổi chiều: 13h30-16h30.

  • Trực thuộc Bộ Y tế
Tác giả: Cập nhật: 2:49 pm , 27/06/2024

Bệnh viện E tên đầy đủ là Bệnh viện E Đa khoa Trung ương là một trong những bệnh viện có chuyên môn nghiệp vụ chất lượng tại nước ta. Đến nay bệnh viện đã có hơn 50 năm hình thành và phát triển, là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín của người dân Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận.

Lịch sử hình thành Bệnh viện E

Vào năm 1967, đây được xem là thời kỳ các liệt nhất của chiến tranh cục bộ. Lúc này quân và dân ta đã đánh trả vô cùng oanh liệt những cuộc phản công của đế quốc Mỹ. Trong thời gian này, sức khỏe của nhiều cán bộ và chiến sĩ đã giảm sút và mắc bệnh cần phải được chữa trị để đảm bảo phục vụ cho cuộc chiến lâu dài.

Lúc này, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương cần có một bệnh viện làm nhiệm vụ phục vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ từ miền Nam ra Bắc.

Ngày 17/10/1967, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị đã quyết định thành lập Bệnh viện E. Nhiệm vụ của bệnh viện lúc này là tổ chức chữa bệnh cho các cán bộ công tác ở khu vực miền Nam ra. Đồng thời nghiên cứu phương pháp phòng chữa bệnh cho cán bộ miền Nam.

Để đảm bảo cho hiệu quả khám chữa được tốt nhất gần 100 cán bộ nhân viên của bệnh viện được tuyển chọn rất chặt chẽ, giám đốc đầu tiên của bệnh viện là Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh.

Dưới sự chỉ đạo của Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh bệnh viện đã có vinh dự được điều trị cho nhiều anh hùng chiến sĩ ở miền Nam như: Phan Thị Quyên, Trần Thị Lý… Bệnh viện cũng góp phần rất lớn trong việc chi viện công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bệnh viện E tên đầy đủ là Bệnh viện E Đa khoa Trung ương
Bệnh viện E tên đầy đủ là Bệnh viện E Đa khoa Trung ương

Sau ngày miền Nam giải phóng, Bệnh viện E có nhiệm vụ mới đó là thực hiện khám chữa bệnh cho cán bộ của các cơ quan Trung ương trên địa bàn Hà Nội.

Cùng với sự biến động của đất nước sau ngày miền Nam giải phóng, Bệnh viện E cũng có những sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, cơ cở vật chất cũng như chức năng và nhiệm vụ.

Hiện nay, Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương hạn I trực thuộc Bộ Y tế với quy mô giường bệnh là 900 trên diện tích 41.000 mét vuông.

Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoảng 70% bác sĩ bệnh viện có trình độ sau đại học gồm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ… Quan điểm hoạt động theo phương châm “Chăm sóc người bệnh bằng phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiệu quả nhất với tấm lòng thầy thuốc như mẹ hiền”.

Cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo của Bệnh viện E

Bệnh viện E Hà Nội hoạt động dưới sự điều hành của ban giám đốc. Bên cạnh đó là các phòng chức năng, khối lâm sàng, khối cận lâm sàng.

Ban giám đốc gồm:

  • Giáo sư, Tiến sĩ. Lê Ngọc Thành: Giám đốc Bệnh viện E Trung ương từ năm 2015 đến nay.
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Hà Kim Trung: Phó giám đốc.
  • Tiến sĩ. Lê Quốc Việt: Phó giám đốc.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành - Giám đốc bệnh viện
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành – Giám đốc bệnh viện

Các phòng chức năng gồm:

  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng KHCN – truyền thông – hợp tác quốc tế
  • Phòng Quản lý chất lượng
  • Phòng Đào tạo – chỉ đạo tuyến
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Vật tư – Trang thiết bị
  • Phòng Công tác xã hội
  • Văn phòng Trung tâm tim mạch

Khối lâm sàng gồm:

  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Kiểm tra sức khỏe
  • Khoa Hồi sức tích cực
  • Khoa Tiết niệu
  • Khoa Hô hấp
  • Khoa Thần kinh
  • Khoa Nội tổng hợp
  • Khoa Bệnh nhiệt đới
  • Khoa Tim trẻ em
  • Khoa Nội tim mạch
  • Khoa Khám bệnh và cấp cứu tim mạch
  • Đơn vị can thiệp Tim mạch
  • Khoa Gây mê hồi sức tích cực tim mạch
  • Khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực
  • Khoa Nội nhi Tổng hợp
  • Khoa Ung bướu
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa Ngoại tổng hợp
  • Khoa Phụ sản
  • Khoa Phẫu thuật thần kinh
  • Khoa Gây mê hồi sức
  • Khoa Mắt
  • Khoa Răng hàm mặt
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Tiêu hóa
  • Khoa Nội gan mật
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình
  • Khoa Chuyên xương khớp
  • Khoa Phục hồi chức năng.

Khối cận lâm sàng gồm:

  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Sinh hóa
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Huyết học
  • Khoa GPB
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Dược
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Nội soi – thăm dò chức năng.

Các dịch vụ khám chữa tại Bệnh viện E

Rất nhiều người bệnh có nhu cầu đi khám tại Bệnh viện E nhưng lại không hiểu rõ về dịch vụ tại đây. Do vậy, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những dịch vụ nổi bật tại bệnh viện đang được triển khai.

  • Khám chữa bệnh đa khoa gồm: Nội, ngoại, nhi, sản, ung bướu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền; Các bệnh chuyên khoa như: Răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng… cho người bệnh có BHYT, khám theo yêu cầu. Ngoài ra, tiếp nhận bệnh nhân BHYT tuyến cuối từ khắp các nơi trên cả nước.
  • Thực hiện khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người Việt đi học tập cũng như lao động tại nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Khám tuyển lái xe, tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ cho những cơ quan, trường học theo hợp đồng.
  • Điều trị các bệnh lý phức tạp về tim mạch cả về nội và ngoại khoa, bệnh tiêu hóa, cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình, sản phụ khoa, ung bướu.
  • Triển khai dịch vụ tiêm vaccin phòng bệnh cho tất cả các đối tượng.
  • Dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, đặt lịch khám online tại bệnh viện để rút ngắn thời gian khám chữa.
  • Tiến hành khám và lấy máu xét nghiệm tại cộng đồng.
  • Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư.
  • Chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán bệnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính…

Bảng chi phí dịch vụ của Bệnh viện E Hà Nội

Bệnh viện hiện tiếp nhận khám cho tất cả các đối tượng người bệnh, trong đó có cả đối tượng có BHYT và không có BHYT. Mỗi đối tượng và dịch vụ sẽ có chi phí khác nhau.

Để giúp bạn đọc chủ động hơn về vấn đề tài chính trước khi thăm khám chúng tôi xin gửi đến bảng chi phí của một số dịch vụ nổi bật dưới đây.

1. Chi phí khám chữa với đối tượng không BHYT

Tên dịch vụ Giá dịch vụ (VNĐ)
Hội chẩn xác định ca bệnh khó  200.000
Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa không bao gồm xét nghiệm, X-quang 120.000
Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ không bao gồm xét nghiệm, X-quang 120.000
Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động không gồm xét nghiệm, X-quang 350.000
Siêu âm 49.000
Siêu âm + đo trục nhãn cầu 70.000
Siêu âm Doppler màu tim/ mạch máu 211.000
Siêu âm đầu dò âm đạo, trực tràng 176.000
Siêu âm tim gắng sức 576.000
Siêu âm Doppler màu tim/ mạch máu qua thực quản 794.000
Chụp X-quang thường 12.000 – 524.000
Chụp X-quang số hóa 17.000 – 929.000
Chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang 536.000
Chụp Scanner đến 32 dãy có thuốc cản quang 970.000
Chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy số có thuốc cản quang 2.266.000
Chụp và can thiệp mạch chủ bụng (hoặc ngực) và mạch chi dưới DSA 8.946.000
Đo mật độ xương 1 vị trí 79.500
Đo mật độ xương 2 vị trí 139.000
Bơm rửa khoang màng phổi 203.000
Bơm rửa niệu quản sau tán sỏi 454.00

2. Chi phí khám chữa với đối tượng có BHYT

Tên dịch vụ Giá dịch vụ (VNĐ)
Hội chẩn để xác định ca bệnh khó 200.000
Siêu âm 38.000
Siêu âm + đo trục nhãn cầu 70.600
Siêu âm đầu dò âm đạo, trực tràng 176.000
Siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu 211.000
Siêu âm Doppler màu tim + cản âm 246.000
Siêu âm tim gắng sức 576.000
Siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu qua thực quản 794.000
Chụp X-quang ổ răng hoặc cận chóp 12.000
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang 98.000
Chụp dạ dày – tá tràng có uống thuốc cản quang 113.000
Chụp X-quang số hóa 1 phim 62.000
Chụp X-quang số hóa 2 phim 94.000
Chụp X-quang số hóa 3 phim 119.000
Chụp tử cung – vòi trứng bằng số hóa 396.000
Chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang 512.000
Chụp CT Scanner đến 32 dãy có thuốc cản quang 620.000
Chụp CT Scanner có 64 dãy đến 128 dãy không có thuốc cản quang 1.689.000
Chụp động mạch vành hoặc thông tim chụp buồng tim dưới DSA 5.796.000
Chụp và can thiệp mạch chủ bụng hoặc ngực và mạch chi dưới C-Arm 7.696.000
Bơm rửa khoang màng phổi 203.000
Bơm rửa niệu quản sau tán sỏi ngoài cơ thể 454.000
Cấp cứu ngừng tuần hoàn 458.000
Chăm sóc da cho người bệnh dị ứng thuốc nặng 150.000
Chọc dò màng bụng hoặc màng phổi 131.000
Chọc dò tủy sống 100.000
Chọc hút dịch điều trị u nang giáp 161.000
Chọc hút tủy làm tủy đồ 121.000
Đặt nội khí quản 555.000
Điều trị suy tĩnh mạch bằng Laser nội mạch 1.973.000
Điều trị suy tĩnh mạch năng lượng sóng tần số radio 1.873.000
Hút dịch khớp 109.000
Lấy sỏi niệu quản qua nội soi 918.000

Quy trình khám tại Bệnh viện E

Người bệnh một khi nắm rõ quy trình khám bệnh sẽ giúp chủ động và giúp thời gian khám chữa nhanh hơn. Do đó, bạn hãy lưu ý các bước sau của quy trình khám bệnh để không gặp khó khăn nào.

Bước 1: Người bệnh đến cửa số 102 nhà F để lấy phiếu khám bệnh và điền các thông tin cá nhân vào phiếu. Nếu là đối tượng không có BHYT tế, hãy đến cửa số 104 nhà F để nộp phí khám hoặc nộp thẻ bảo hiểm nếu có BHYT, sau đó nhận sổ khám bệnh cùng phiếu khám ghi rõ số thứ tự và phòng khám.

Bước 2: Người bệnh đến phòng khám đã được chỉ định trước đó và chờ đến lượt khám của mình được hiển thị trên bảng điện tử. Khi khám xong nếu bác sĩ không chỉ định làm xét nghiệm, chụp X-quang… người bệnh sẽ được kê đơn thuốc, ra quầy thuốc lấy thuốc.

Bước 3: Với trường hợp cần thực hiện thêm cận lâm sàng thì người bệnh đến quầy thu ngân 104 nhà F hoặc cửa số 2 nhà I tầng 1 để nộp phí, lấy phiếu khám.

Bước 4: Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh di chuyển đến nơi thực hiện cận lâm sàng. Sau khi có kết quả bạn mang đến phòng khám ban đầu để gặp bác sĩ.

Bước 5: Bác sĩ dựa vào kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán, đưa ra kết quả cuối cùng. Hoặc chỉ cần nhận đơn thuốc và điều trị tại nhà hoặc nhập viện nếu cần thiết.

Nếu có đơn thuốc, người bệnh đến Nhà thuốc bệnh viện đối diện với nhà A để mua và ra về, kết thúc quy trình khám.

Địa chỉ Bệnh viện E ở đâu?

Qua rất nhiều lần đổi địa chỉ trong quá trình phát triển của bệnh viện, hiện Bệnh viện E Hà Nội có 2 địa chỉ phục vụ tốt nhất nhu cầu khám chữa của người dân:

  • Cơ sở 1: Địa chỉ tại 87-89 Trần Cung, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 2 (phòng khám): Số 13 Phan Huy Chú, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Thông tin liên hệ:

  • Số điện thoại: 086 889 1318
  • Email: bvetuvanonline@gmail.com
  • Website: benhviene.com

Lịch làm việc Bệnh viện E

Bệnh viện tiến hành khám chữa cho người bệnh vào thời gian chính từ thứ Hai đến thứ Sáu:

  • Buổi sáng: 7h30-12h00
  • Buổi chiều: 13h30-16h30.

Bệnh viện E có làm việc thứ 7 không? Câu trả lời là có, hiện bệnh viện có làm việc cả ngày cuối tuần, nhưng chỉ làm buổi sáng từ 7h30-12h00.

Tuy những ngày lễ Tết bệnh viện không làm việc nhưng vẫn có nhân viện trực trong trường hợp cấp cứu khẩn cứu.

Bệnh viện làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần
Bệnh viện làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần

Kinh nghiệm khám chữa tại Bệnh viện E

Bên cạnh những lưu ý về quy trình khám, dịch vụ và giá dịch vụ thì người bệnh nên lưu ý những kinh nghiệm sau để việc khám và điều trị bệnh được diễn ra suôn sẻ.

Hãy đến khám bệnh sớm: Là một bệnh viện công nên mỗi ngày Bệnh viện E tiếp nhận rất nhiều lượt khám. Nếu đến muộn phải sẽ phải chờ đợi lâu để đến lượt khám của mình.

Thậm chí nếu quá muộn bạn sẽ gặp trường hợp hết giờ thăm khám của bệnh viện, lúc này rất có thể bạn phải rời lịch sang ngày hôm sau.

1. Nên đặt lịch khám trước với Bệnh viện E

Hiện nay, các dịch vụ đặt lịch khám trực tuyến rất phổ biến và mang lại tiện lợi cho người bệnh. Theo đó, ngoài việc phải đến bệnh viện để đăng ký khám bạn có thể đặt lịch trước thông qua website chính thức và số điện thoại mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Hãy nhớ đặt lịch khám trước 1 ngày và khi đến bạn nên đến trước lịch hẹn khoảng 30 phút để làm các thủ tục khai báo thông tin cá nhân cho nhân viên y tế tại bệnh viện.

2. Chuẩn bị và mang theo đầy đủ các giấy tờ

Các giấy tờ mà bạn cần mang theo gồm: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nếu có; CMTND hoặc căn cước công dân; Giấy chuyển viện (nếu có); Các đơn thuốc thuốc bạn đang sử dụng. Ngoài ra, cần mang sổ y bạ, các giấy tờ liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn nếu có.

3. Không ăn uống trước khi đến khám

Một số trường hợp người bệnh sẽ được tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng khi cần thiết nên bạn hãy nhớ là không ăn uống trước khi đi khám. Từ đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra được kết quả chính xác hơn.

4. Nên mua thuốc tại bệnh viện

Hầu hết các bệnh viện có đầy đủ các loại thuốc cần thiết theo như đơn thuốc từ bác sĩ. Bên cạnh đó, mua thuốc tại bệnh viện cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn vì thuốc đảm bảo, nguồn gốc rõ ràng.

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về Bệnh viện E Hà Nội. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc trước đây để chủ động hơn khi thăm khám.

Cơ Sở Y Tế Tham Khảo
Chính thức
  • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
  • Da liễu
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

Xem tiếp
Chính thức
  • 1000 giường bệnh
  • Ngõ 215 Ngọc Hồi - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
  • Nội tiết
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về lĩnh vực điều trị các bệnh về nội tiết cũng như rối loạn chuyển hóa.

Xem tiếp
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 người
  • khu phố 7, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
  • Tâm thần
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa hay trú xá của người Biên Hòa xây dựng năm 1915.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Top