Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bình: Sự kết nối của ba mẹ là điểm tựa vững chắc cho con
Với những trải nghiệm từ trong cuộc sống hôn nhân của chính mình và của khách hàng, chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình luôn theo đuổi giá trị “gia hòa vạn sự hưng – gia đình hòa thuận hạnh phúc, mọi việc đều thuận lợi, tốt đẹp” – trong quá trình đồng hành cùng khách hàng.
Qua trải nghiệm của chính mình và những khách hàng có duyên được đồng hành, chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình luôn trăn trở làm sao có thể lan tỏa đến nhiều người cùng thực hiện ước mơ: Xây dựng một gia đình mà ở đó các thành viên, đặc biệt là các con trẻ được “đổ đầy” năng lượng yêu thương từ gia đình để mạnh mẽ, tự tin, đạt được những thành tựu trong học tập, thành công trong công việc và dũng cảm đối diện những thách thức của cuộc sống, và từ đó vượt qua dễ dàng. Gia đình cũng là nơi mà mỗi thành viên luôn tin tưởng rằng mình được mở lòng chia sẻ cũng như được chào đón quay trở về cho dù mình là ai ở thế giới bên ngoài mái ấm.
Tuổi thơ thiếu tình yêu thương và những trải nghiệm trong cuộc sống hôn nhân
Lớn lên trong gia đình ba mẹ thường xuyên có mâu thuẫn và sau này chia tay, chị Bình đã từng rơi vào tình cảnh vợ chồng bất hòa như ba mẹ mình trước đây. Cuộc sống hôn nhân của chị đến nay được 22 năm nhưng trong 15 năm đầu, vợ chồng chị thường có tranh cãi, bất hòa trong gia đình. Theo chị, do cái tôi của chị lúc ấy lớn và hiếu thắng, chị đã từng nghĩ rằng mình luôn đúng trong những tranh luận và không chịu hiểu đối phương, cho đến khi có sự phản kháng quyết liệt từ con, đang ở tuổi dậy thì, tuổi mà trẻ bắt đầu có nhận định riêng. Những lời nói của con, người mà chị nuôi nấng, yêu thương và nghĩ rằng mình luôn làm vì con, hy sinh cho con, đã khiến chị ngỡ ngàng nhận ra rằng cách sống, cách hành xử của mình dường như đã có điều chưa đúng và cần phải thay đổi.
Đây cũng là cái duyên đưa chị đến với những kiến thức về tâm lý học, khoa học tâm trí con người và bước chân vào nghề tâm lý trị liệu. Càng học tập và ứng dụng, chị càng thấu hiểu bản thân trong quá khứ và hiện tại.
Lớn lên với những vết thương tâm lý, chị mang trong mình cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin vì gia đình không trọn vẹn, và trái tim thiếu tình thương. Chính vì vậy, chị đã hy vọng quá lớn vào người bạn đời của mình, rằng anh phải là người luôn hiểu, quan tâm, chăm sóc chị nhất kể cả những khi chị ương ngạnh, bướng bỉnh. Chị luôn mong cầu người khác hiểu mình, bao dung cho mình chứ chưa bao giờ lắng lòng để hiểu cho người khác. Trong suốt 15 năm đầu chung sống, hai vợ chồng chị luôn có những xung đột vì sự khác biệt này.
Những kiến thức về tâm lý học, khoa học tâm trí đã giúp chị hiểu về con người nói chung, và bản thân chị đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong suốt 7 năm qua, chị đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để học và hiểu chính mình, tu sửa, quan sát và tiếp tục điều chỉnh mình để cuộc sống gia đình ngày một tốt đẹp hơn.
Sự nỗ lực, cố gắng của chị đã mang đến phép màu cho gia đình mình. Gia đình chị hiện nay êm ấm và hòa hợp hơn. Hai vợ chồng cùng biết lắng nghe, nâng đỡ và yêu thương nhau nhiều hơn. Ba mẹ và các con đã thân thiện, khoảng cách giữa hai thế hệ được xích lại gần nhau hơn. Việc học tập của các con cũng tiến triển tốt, có trách nhiệm với bản thân, không những biết tự chăm sóc mình mà còn biết tự giác học tập, con chưa cần cha mẹ phải nhắc nhở, kiểm soát.
Dù đã gặt được “trái ngọt” nhưng chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bình cũng vui vẻ chia sẻ thêm rằng mình vẫn đang tiếp tục học, thay đổi bản thân để mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được cải thiện thêm và tốt hơn, yêu thương, tin tưởng nhau hơn với phương châm: Đã tốt rồi thì tốt nữa, đã yêu rồi thì yêu nữa!
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình chia sẻ: “Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi rất mong được chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành cùng các phụ huynh và các bạn trẻ để xây dựng gia đình trở thành là điểm tựa vững chắc cho con cái, giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc. Vì tôi đã từng loay hoay trong nhiều năm trời, vô tình làm tổn thương con và người thương, chỉ vì mình không có hình mẫu đúng để làm theo. Trong khi điều này rất đơn giản, chỉ cần ba mẹ yêu thương nhau, tôn trọng, tin tưởng nhau, yêu thương, quan tâm, chăm sóc con phù hợp với từng giai đoạn của cuộc đời. Ví dụ như từ 7 – 14 tuổi, con cần sự hướng dẫn, định hướng đúng – sai, thật – giả, tốt – xấu, những điều nên làm – không nên làm từ kinh nghiệm của ba mẹ, những người mà con luôn trông cậy và tin tưởng. Đồng thời cha mẹ cần khích lệ, động viên, hỗ trợ tinh thần cho các con kịp thời khi con cần thì chắc chắn các con sẽ vững tin bước vào đời và ba mẹ thảnh thơi lúc về hưu”.
Những vấn đề tâm lý thường có nguyên nhân từ môi trường gia đình
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tham vấn và trị liệu tâm lý cho nhiều khách hàng, chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình cũng nhận ra rằng các vấn đề tâm lý của con người, dù là trẻ nhỏ hay người lớn, hầu hết đều xuất phát từ môi trường gia đình, nơi mà họ đã sống thời thơ ấu. Ở đó, sự kết nối giữa cha mẹ với nhau và sự kết nối giữa cha mẹ với con cái trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nên nhân cách, cá tính, nội lực của con.
Nếu sự kết nối này là hòa hợp thì gia đình sẽ là điểm tựa an toàn để con trẻ phát triển khỏe mạnh, tự tin, sống cởi mở, nhân ái và trưởng thành vượt trội. Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa cha mẹ với nhau, giữa cha mẹ và con cái không hòa hợp, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột hay chiến tranh lạnh thì sẽ gây ra những tổn thương tâm lý cho trẻ và hình thành nên tính cách, quan điểm, niềm tin không được tích cực ở trẻ. Và nó có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý trong tương lai.
Những tổn thương này có thể không hiển lộ, khó nhìn thấy và khó nắm bắt được, đôi khi chúng ta còn dễ lầm tưởng chúng là đặc điểm, tính cách của trẻ. Những đứa trẻ có tổn thương tâm lý thường thiếu tự tin, nhút nhát, mặc cảm, có nỗi sợ. Hoặc ngược lại, trẻ dễ nổi cáu, có những hành vi không kiềm chế được bản thân như dễ đập phá đồ đạc hay có những hành động bạo lực, quá khích với bạn bè, thú cưng…
Các vấn đề tâm lý sẽ ngày một rõ nét hơn và có thể bùng lên thành vấn đề lớn nếu như họ thường xuyên hoặc bất ngờ gặp tình huống khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống: Thường xuyên bị cha mẹ quát mắng, chì chiết, bị bệnh, vỡ nợ, phá sản, đổ vỡ trong chuyện tình cảm,… Những điều này có thể khiến họ rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. Đây là những bệnh lý đang trở nên phổ biến và gia tăng trong xã hội hiện đại ngày nay.
Sự bùng phát vấn đề tâm lý có thể bắt đầu từ rất sớm, từ khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể bùng phát khi đã trưởng thành hoặc cản trở sự hạnh phúc, thành công của con người khi trưởng thành một cách vô hình nào đó.
Tại sao sự kết nối của ba mẹ không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của con?
Kết nối là bản thể tự nhiên của mỗi con người. Con người sinh ra cần được kết nối với chính mình, kết nối với mọi người xung quanh và kết nối với thế giới thiên nhiên. Sự kết nối hiểu đơn thuần là sự giao tiếp giữa con người với con người thông qua suy nghĩ, cảm xúc, lời nói và hành động làm sao cho linh hoạt, mềm dẻo và giữ cho bản thân được thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp của xã hội.
Khi mới sinh ra, trẻ được kết nối với cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình đầu tiên. Đây cũng là môi trường đầu tiên và môi trường nền tảng để trẻ học hỏi và phát triển, gắn bó suốt cả cuộc đời. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ gắn kết thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Ở đó, cha mẹ luôn luôn dành cho con mình tình yêu thương đặc biệt nhất. Đối với trẻ, cha mẹ là những người thân yêu nhất và là người thầy đầu tiên trong cuộc đời.
Trong môi trường gia đình, trẻ học cách kết nối với những người thân yêu trong gia đình và tương lai là gia đình của chính mình, học cách cha mẹ kết nối với người khác bên ngoài gia đình. Bởi vậy, sự kết nối của cha mẹ với con cái, sự kết nối của cha mẹ với nhau sẽ là món quà, là điểm mạnh để trẻ bước vào đời vì càng lớn, con người sẽ càng tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau: Trường học, hàng xóm, công ty, gia đình riêng, nhóm bạn bè…
Trong mỗi tổ chức đó, chúng ta không thể phát triển bản thân, có được cảm xúc bình an, hạnh phúc, có được sự coi trọng, ghi nhận của các thành viên trong tổ chức hay đạt được những thành công nếu như chúng ta không kết nối, hòa hợp được với các thành viên khác.
Bởi vậy, việc giữ kết nối, sự hài hòa, hòa hợp với các thành viên trong tổ chức là điều rất quan trọng và gia đình là một tổ chức rất đặc biệt với mỗi người.
Cách cha mẹ đối xử với nhau và cách cha mẹ đối xử với con trẻ sẽ là tấm gương để con đối xử với bạn đời và con cái của mình sau này. Mối quan hệ không hòa hợp của cha mẹ có thể khiến con có những niềm tin không đúng đắn về việc xây dựng gia đình như “hôn nhân không mang tới hạnh phúc cho con người” và trẻ không muốn kết hôn khi trưởng thành. Hay cha mẹ mâu thuẫn, xung đột trong cách dạy con sẽ khiến rẻ cảm thấy mình có lỗi với cha mẹ khi làm cha mẹ buồn, tự trách bản thân mình và bớt yêu thương chính mình. Việc cha/mẹ thường xuyên có những lời lẽ không tôn trọng đối phương, nói xấu đối phương trước mặt con cũng khiến cho con tổn thương tinh thần, mâu thuẫn nội tâm vì cả hai đều là người mà trẻ yêu quý.
Việc cha mẹ kết nối với con rất quan trọng. Việc kế nối với con trẻ sẽ giúp cha mẹ quan sát, thấu hiểu những điểm yếu, điểm mạnh của con để đồng hành cùng con tốt hơn đồng thời hỗ trợ con đối mặt với các vấn đề ở trường lớp, xã hội, những tổ chức mà bên ngoài gia đình mà cha mẹ không thể đồng hành song song cùng với con. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ rơi vào tình trạng mất kết nối với cha mẹ từ lâu. Nhiều cha mẹ không thể biết con vui buồn vì điều gì, con có tâm tư, mong muốn như thế nào.
Sự kết nối giữa con người với con người phải dựa trên cơ sở tình yêu thương vô điều kiện, sự quan tâm, chia sẻ, được tôn trọng, khen ngợi, ghi nhận, công nhận. Trong những sự kiện trọng đại của trẻ hoặc trong những hoạt động thường ngày, nếu trẻ cảm thấy mình không nhận được những điều trên thì trẻ có thể đóng cánh cửa kết nối với ba mẹ lại.
Những mâu thuẫn, xung đột, bất hòa trong gia đình đến từ đâu?
Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bình, những mâu thuẫn, bất hòa, xung đột giữa vợ chồng thông thường là do hiểu nhầm, không hiểu ý nhau vì mỗi người sinh ra đã là một cá thể khác biệt.
Mỗi người trong chúng ta được lớn lên trong môi trường gia đình khác nhau, trình độ văn hóa, địa lý, vùng miền khác nhau. Ngay cả chị em cùng cha cùng mẹ, ăn cùng mâm cơm, ngủ cùng giường cũng khác nhau về tính cách, hình dáng… do cấu trúc gen di truyền từ trong bào thai của mỗi người khi sinh ra đã là khác nhau.
Trong quá trình lớn lên, những ký ức niềm vui, nỗi buồn trong tuổi thơ của mỗi người là khác nhau nên dữ kiện lưu trữ trong vô thức mỗi người khác nhau. Bởi vậy, khi giao tiếp, trao đổi cùng một vấn đề, mỗi người sẽ có sự hiểu và phản hồi khác nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, điều này lại dễ dẫn đến tình trạng hiểu nhầm ý nhau.
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình chia sẻ: “Yêu thương là cảm xúc. Bởi vậy, chúng ta luôn cần sự xây dựng, góp sức để nuôi dưỡng, duy trì và phát triển tình yêu thương. Trong lúc yêu thương dâng trào và đong đầy, chúng ta thường bỏ qua sự khác biệt và luôn hiểu ý của đối phương muốn nói gì, muốn làm gì, đôi khi còn đáp ứng nhiều hơn cả điều mà người kia mong đợi. Tuy nhiên, khi về chung một nhà, đối mặt với áp lực, căng thẳng, tình huống khó khăn trong cuộc sống, chúng ta mới nhận thấy rõ đôi bên có rất nhiều sự khác biệt. Sự khác biệt giữa những cá thể là điều bình thường nhưng đôi khi chúng ta lại không chấp nhận sự khác biệt đó. Thay vì cùng nhau điều chỉnh, kê bằng sự chênh lệch, sự khác biệt thì đôi khi chúng ta lại góp thêm hoặc buông xuôi khiến cho khoảng cách đôi bên ngày một xa hơn. Điều này khiến cho việc giao tiếp của đôi bên dễ dẫn đến hiểu lầm, không hiểu nhau và kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy khác”.
Đối với cha mẹ và con trẻ, sự khác biệt còn là khoảng cách thế hệ, môi trường trưởng thành, hiểu biết công nghệ… Nếu ba mẹ không cập nhật thông tin, cập nhật công nghệ thì ba mẹ sẽ cảm thấy mình khó kiểm soát được con và không hiểu con. Về phần con, con cũng cảm thấy cha mẹ không thể thấu hiểu được những điều mình chia sẻ và dù có hiểu, cha mẹ vẫn áp đặt con.
Đối với gia đình 3 thế hệ, khoảng cách giữa ông bà và con trẻ còn xa hơn nữa. Đôi khi cha mẹ là người bị kẹt ở giữa vì ba mẹ còn chưa dễ để thấu hiểu con thì ông bà lại càng không dễ để hiểu.
Thêm vào đó, những áp lực từ cuộc sống mưu sinh hàng ngày cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các tiện ích có sẵn khiến cho chúng ta hướng ra ngoài nhiều hơn về nhà, ít gắn kết với gia đình hơn. Dần dần, những người thân trong gia đình lại là những người không hiểu ý nhau nhất.
Xây dựng gia đình hạnh phúc cần có mục tiêu chung và tôn trọng sự khác biệt
Hôn nhân là sự kết hợp giữa hai người đến từ hai gia đình khác nhau, có lối sống, quan điểm, tính cách khác nhau. Ngoài ra, họ còn mang những đặc điểm về giới tính khác nhau. Mỗi người cũng có những áp lực riêng từ công việc, gia đình và những mối quan hệ trong cuộc sống. Bởi vậy, cuộc sống gia đình đôi khi có mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế mâu thuẫn, xung đột và xây dựng gia đình ngày một hạnh phúc, hòa hợp hơn để trở thành điểm tựa vững mạnh cho con bước vào đời.
Theo quan điểm của chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình, hôn nhân để bền vững và hạnh phúc cần có mục tiêu chung.
Trước hôn nhân, mỗi người cần hiểu bản thân mình như thế nào, khả năng, tố chất, đặc điểm nào là ưu điểm của mình và mình cần hoàn thiện điều gì? Đó là những giá trị mà bản thân mình mong muốn hướng tới. Và chúng ta cũng cần biết mẫu người thế nào phù hợp với những giá trị tiêu chuẩn của mình để mình có thể nắm bắt, đón nhận, trân quý khi gặp được người tương đồng, phù hợp nhiều nhất trong các tiêu chí của mình.
Nếu hôn nhân hiện tại đang có nhiều mâu thuẫn, xung đột thì hai người cần ngồi lại tìm ra mục tiêu chung, thống nhất những điều cần đạt được mà hai người có thể tự nguyện thực hiện và hoàn thành. Điều đó có thể là cùng nhau nâng cấp kiến thức, tư duy để nuôi dạy con, mong muốn con mình sẽ trở thành người như thế nào khi trưởng thành, cùng nhau thỏa thuận chăm sóc cha mẹ hai bên, cùng góp công sức mua nhà, cùng dành thời gian chất lượng bên nhau trong ngày, cùng lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, cùng làm việc nhà, gia đình đi du lịch một năm bao nhiêu lần…
Nói chung, chúng ta cần ngồi lại chia sẻ, thống nhất và cùng nhau thực hiện. Trong quá trình thực hiện, cần dành thời gian quan sát, theo dõi hiệu quả để điều chỉnh phương pháp, cách làm cho phù hợp hơn với mục tiêu định hướng lúc ban đầu.
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bình nhấn mạnh: “Chúng ta cần tôn trọng sự khác của bạn đời bằng cách tăng khả năng quan sát của bản thân, yêu thương chính mình, biết ơn và trân trọng những gì mình đang có. Khi nuôi dưỡng yêu thương, cảm xúc, cảm động và lòng biết ơn đủ lớn, chúng ta tự khắc sẽ yêu thương, tin tưởng và tôn trọng sự khác biệt của bạn đời, của con hay bất kỳ một ai khác. Vì bản thân mỗi người đã là một sự khác biệt, độc đáo và duy nhất, chúng ta cũng luôn khao khát được người khác công nhận giá trị của mình thì người khác cũng vậy”.
Hãy là người luôn tin tưởng, yêu thương, tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác trước khi mong cầu người khác hiểu mình. Hãy sẵn sàng dành thời gian chất lượng bên nhau để tâm sự, trao đổi với nhau nhiều hơn, hiểu ý nhau hơn, tránh hiểu lầm, hiểu sai ý người khác theo quan điểm cá nhân của mình. Nếu có thái độ, lời nói, hành động phản ứng chưa phù hợp trong một tình huống cụ thể nào đó, đặc biệt là nó làm tổn thương người đối diện, hãy sẵn sàng xin lỗi và sửa sai.
Hãy tập trung vào hiện tại để tìm niềm vui, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để gia tăng hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống của mình. Học cách cân bằng cảm xúc, gia tăng kỹ năng quan sát chính mình để cảm nhận sự bình an ở hiện tại.
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bình chia sẻ: “Chúng ta cần chủ động sống khoẻ và sẵn lòng trao yêu thương đến người khác, chứ đừng chờ đợi ai đó đem hạnh phúc đến cho mình hoặc dựa vào ai đó làm gì cho mình mình mới sống được”.
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ chia sẻ tâm tư của phụ huynh và các bạn trẻ và làm cầu nối giúp các thành viên cùng nhau xây dựng gia đình trở thành nơi yêu thương, gắn bó, nơi để chúng ta quay về, nương tựa vào nhau mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Hiện nay chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình đang làm việc tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh, đơn vị số 1 về trị liệu trầm cảm tại Việt Nam.
Một số thông tin của chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình
Họ và tên: Phạm Thị Bình.
Năm sinh: 25/10/1973.
Triết lý sống: Gia hoà vạn sự hưng.
Đơn vị công tác: Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, phường 13, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Điện thoại: 096 299 8008 hoặc (028) 2201 2555.
Chuyên ngành Tâm lý trị liệu:
- Chứng chỉ Master Coach NLP – bậc thầy thực hành và chuyên gia trị liệu ứng dụng NLP – chứng. nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP).
- Chứng chỉ HYPNOTHERAPIST – Nhà thực hành thôi miên trị liệu – cấp bởi Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ.
- Chứng chỉ TIMELINE THERAPIST – Nhà trị liệu theo phương pháp dòng thời gian – chứng nhận bởi Hiệp hội Time Line Therapy ™.
- Chứng chỉ NLP PRACTITIONER – Nhà thực hành NLP trị liệu – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP).
Để đặt lịch tham vấn với chuyên gia tâm lý, Master Coach Phạm Thị Bình, quý bạn đọc vui lòng liên hệ đến Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.