Chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm chia sẻ cách tự vượt qua trầm cảm
Trong vòng quay xã hội, với những áp lực từ công việc, gia đình, xã hội, không ít người đã rơi vào tình trạng trầm cảm. Làm sao để tự vượt qua trầm cảm? Hãy cùng nghe những chia sẻ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm về cách vượt qua trầm cảm nhé.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 35.000-40.000 tự sát vì trầm cảm.
Theo thống kê thực tế và kết quả các cuộc khảo sát tại Việt Nam, có đến 30% dân số mắc các rối loạn tâm lý, trong đó, trầm cảm chiếm đến 25% và tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng.
Có thể thấy, trầm cảm có tác động không nhỏ đến đời sống của con người. Nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời, người bị trầm cảm có thể gây nguy hiểm cho chính mình hoặc những người xung quanh. Nếu bạn chưa tìm được giải pháp phù hợp, bạn có thể tham khảo lời khuyên của chuyên gia tâm lý trị liệu Cao Kim Thắm.
Chuyên gia Cao Kim Thắm hiện đang là Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh – Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Chuyên gia Kim Thắm đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa lành trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ… cho người dân Sài Gòn.
Trầm cảm có thể tự chữa khỏi được không?
Theo chuyên gia Cao Kim Thắm, người bị trầm cảm có thể tự cải thiện vấn đề tâm lý tại nhà bằng các giải pháp phù hợp cùng sự bền bỉ, nỗ lực mỗi ngày của chính mình.
“Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý. Bệnh cải thiện nhờ sự nỗ lực của chính bản thân người bệnh chứ không phải chỉ dựa vào thuốc. Các chuyên gia tâm lý trị liệu hay các bác sĩ tâm thần cũng chỉ là người đồng hành, hướng dẫn, hỗ trợ còn người bị trầm cảm cần phải nỗ lực mỗi ngày để vượt qua trầm cảm. Điều đầu tiên giúp bạn tự vượt qua trầm cảm là thừa nhận mình đang mắc chứng trầm cảm, đang có vấn đề tâm lý cần phải chữa lành. Bạn càng chối bỏ nó thì bạn càng bị nó nhấn chìm sâu hơn”, chuyên gia Cao Kim Thắm chia sẻ.
Dưới đây là một số giải pháp mà chuyên gia Cao Kim Thắm đang hướng dẫn khách hàng thực hiện để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe tâm trí tại nhà bên cạnh các quy trình trị liệu chuyên sâu:
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày: Đây là phương pháp phổ biến nhất mà bất kỳ ai muốn có sức khỏe tâm trí và thể chất đều thực hiện. Tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe thể chất mà còn giúp cơ thể giải phóng hóc môn hạnh phúc Endorphin. Mỗi ngày tập thể dục 30 phút sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giảm các cảm xúc buồn chán, lo lắng.
Thực hành lòng biết ơn: Có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lòng biết ơn có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao sự tự tin và đồng cảm, nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần đồng thời xua đi những cảm xúc tiêu cực như ghen tị, oán hận, thất vọng, hối hận… Bạn có thể thực hành lòng biết ơn theo cuốn sách Phép màu của tác giả Rhonda Byrne. Hoặc đơn giản là mỗi ngày viết ít nhất 10 điều biết ơn và nói “cảm ơn” chúng. Hãy biết ơn cả những điều khiến chúng ta có những cảm xúc không tích cực, bởi sau nó là một bài học để chúng ta học hỏi và trưởng thành hơn.
Xây dựng mục tiêu cho cuộc sống: Những người trầm cảm thường sống không có mục tiêu, không có ước mơ, khát vọng, mất đi ý chí, nghị lực sống. Việc xây dựng mục tiêu sẽ giúp cho họ có động lực để đứng lên thực hiện mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy xây dựng mục tiêu từ sở thích hoặc một hoạt động nhỏ nào đó mà bạn muốn thử, muốn làm nhất. Đơn giản như thiết lập mục tiêu đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều quan trọng là mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể và bạn cần phải biết điều đó đem lại cho bạn cùng với những người thân xung quanh lợi ích gì.
Phương pháp chữa lành từ 4 câu thần chú Ho’oponopono: “Tôi xin lỗi bạn. Hãy tha thứ cho tôi. Tôi yêu bạn. Cảm ơn bạn”. Đây là phương pháp chữa lành của người Hawaii cổ và được một Bác sĩ tâm thần sử dụng để chữa bệnh cho tội phạm tâm thần hình sự mà không cần sử dụng thuốc.
Chia sẻ cảm xúc với người tin tưởng: Cảm xúc kìm nén, không được chia sẻ sẽ khiến cho tâm lý của người trầm cảm ngày một nặng nề hơn. Từ đó dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, muốn hủy hoại bản thân mình. Nếu không có ai để chia sẻ, bạn cũng có thể viết thư cho chính mình, xem chính mình là một người bạn thân, để giải tỏa một phần những cảm xúc đang bị dồn nén.
Thiên nhiên là nguồn năng lượng chữa lành tuyệt vời: Về với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên là giải pháp tuyệt vời để chữa lành những tổn thương, giải phóng cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể tham gia các hoạt động leo núi, dã ngoại ở rừng xanh hay trồng cây, đi bộ cùng thú cưng ở công viên…
Tâm lý trị liệu là giải pháp hiệu quả và an toàn để chữa lành tâm bệnh, đang được sử dụng ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Singapore, Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc… Tuy nhiên, tâm lý trị liệu vẫn còn rất mới lạ và chưa được phát triển rộng rãi để tiếp cận đến nhiều người dân Việt Nam. Chính vì vậy, hàng tuần, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang thực hiện các chương trình Livestream tư vấn trực tuyến và các chương trình trị liệu nhóm để giúp khách hàng tiếp cận phương pháp tâm lý trị liệu và có những chìa khóa, giải pháp phù hợp cho vấn đề của mình.
Ngoài ra, trên trên các trang thông tin về y tế hay tâm lý học, tâm lý trị liệu có rất nhiều bài viết chia sẻ các giải pháp tự vượt qua trầm cảm như thiền, yoga, chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực hay làm điều mình thích (nuôi thú cưng, đọc sách, vẽ tranh…). Bạn có thể chọn cho mình những giải pháp phù hợp để thực hiện đều đặn mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy chọn một giải pháp mà mình cảm thấy phù hợp nhất để bắt đầu thực hành.
Cần lưu ý gì khi thực hiện các phương pháp tự chữa lành trầm cảm tại nhà
⦁ Các phương pháp tự chữa lành mang lại hiệu quả chậm: Bạn cần phải bền bỉ thực hiện trong ít nhất 3 tháng để tạo thành một thói quen tốt và đem lại hiệu quả chữa lành. Đừng quên ghi nhận sự cố gắng của mình dù là nhỏ nhất.
⦁ Hiệu quả của các phương pháp tự chữa lành với mỗi người có thể khác nhau: Bởi vì vấn đề tâm lý mỗi người được hình thành từ những trải nghiệm trong quá khứ và mỗi người cũng có hệ tư duy, niềm tin khác nhau nên sự đau khổ, sự tổn thương ở mỗi người là khác nhau. Do đó, khi áp dụng cùng một phương pháp chữa lành trong cùng một thời gian với tần suất như nhau thì hiệu quả chữa lành khác nhau là chuyện bình thường.
⦁ Tiếp cận thông tin phù hợp: Hiện nay có rất nhiều hội nhóm, các trang mạng xã hội chia sẻ thông tin về trầm cảm và cách vượt qua trầm cảm. Tuy nhiên, bạn cần tỉnh thức để chọn lọc các thông tin phù hợp với mình. Hãy tránh xa các thông tin, các phương pháp khiến cho bạn có cảm xúc tiêu cực hơn.
⦁ Không nên chỉ dựa vào thuốc: Trầm cảm là bệnh tâm trí, không phải bệnh thân thể. Thuốc chỉ là phương pháp đối trị và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cũng như khiến cho người bệnh phụ thuộc vào thuốc, khả năng tái phát trầm cảm khi ngưng thuốc là rất cao. Do đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc, bạn vẫn nên rèn luyện tinh thần mạnh mẽ bằng các phương pháp tự chữa lành.
⦁ Phương pháp thiền cần có người am hiểu hướng dẫn và theo dõi: Người bị trầm cảm không nên tham gia ngay vào các khóa thiền sâu khi mới học. Bởi đôi khi nó có thể phản tác dụng, khiến người trầm cảm rơi vào trạng thái tiêu cực, hoảng loạn hơn.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình tự chữa lành và tái phát
Quá trình tự chữa lành trầm cảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bởi mỗi người có sự mạnh mẽ về tinh thần khác nhau, có khả năng hiểu biết, chọn lọc thông tin và khả năng học hỏi những tư duy, suy nghĩ mới lạ khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau và sự tổn thương tâm lý khác nhau.
Hơn nữa, những người bị trầm cảm thường không có mục tiêu, không có động lực, luôn nhìn đời bằng con mắt tiêu cực và thiếu sự kiên trì. Trong khi đó các giải pháp tự chữa lành có sự cải thiện khá chậm và phải thực hiện kiên trì ít nhất 3 tháng.
Ranh giới giữa chữa lành hoàn toàn và chữa lành một phần là rất mong manh và nếu người bị trầm cảm không có đủ kiến thức thì rất khó có thể hiểu rõ được vấn đề này. Nhất là khi người bị trầm cảm chưa tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề tâm lý của mình và nguyên nhân đó xuất phát từ môi trường sống hiện tại của họ thì khả năng tái phát trầm cảm là rất cao. Thực tế, khả năng tái phát trầm cảm là 50% với người đã điều trị khỏi trầm cảm lần đầu và tỉ lệ này còn tăng lên đến 70% – 90% cho những lần tái phát thứ 2, thứ 3…
Nếu có sự đồng hành của chuyên gia tâm lý trị liệu, bạn sẽ biết được nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề tâm lý của mình là gì và có những giải pháp đúng đắn, phù hợp với bạn. Các chuyên gia tâm lý trị liệu không chỉ là người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm mà còn có kiến thức đa dạng trong cuộc sống, có sự nhạy cảm về tâm lý con người sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chữa lành trầm cảm và có cuộc sống hạnh phúc, bình an để phấn đấu cho ước mơ, mục tiêu, khát vọng của mình.
Ngoài ra, tâm lý trị liệu còn giúp có hệ niềm tin, tư duy đúng đắn về cuộc sống, có suy nghĩ tích cực trong những hoàn cảnh khó khăn cũng như có kỹ năng để ứng phó với tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Nếu bạn không có cơ hội để tiếp cận với phương pháp tâm lý trị liệu, bạn cũng có thể đọc sách để nâng cao kiến thức của mình về trầm cảm cũng như giúp mình có tinh thần mạnh mẽ hơn, cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về cuộc sống.
Người thân nên làm gì để hỗ trợ người bị trầm cảm?
Sự đồng hành, hỗ trợ đúng cách của người thân có tác động không nhỏ đến hiệu quả tự chữa lành trầm cảm.
Chuyên gia Cao Kim Thắm chia sẻ: “Với những người tâm lý đang bất ổn, họ cần một người bình an, tinh thần vững vàng, thông cảm và thấu hiểu, không phán xét và không tạo áp lực cho họ bằng những kỳ vọng. Những người bị trầm cảm hay rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc… rất nhạy cảm với cảm xúc của người xung quanh. Một cái lắc đầu nhẹ hay một cái “chẹp miệng” của người thân cũng khiến tâm trạng của họ trở nên nặng nề hơn. Nhưng nếu được ở cạnh một người bình an, tâm trí họ cũng được bình an hơn, giảm bớt những áp lực, những rối ren bên trong họ và hành trình vượt qua trầm cảm của họ cũng trở nên dễ dàng hơn”.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về bệnh trầm cảm, thậm chí là có thái độ kỳ thị hoặc phớt lờ với nó. Chính điều này khiến cho người trầm cảm sợ chia sẻ vấn đề tâm lý của mình và khó kết nối với người thân trong gia đình hơn. Bởi vậy, người thân nên trang bị kiến thức và có cái nhìn đúng đắn về trầm cảm.
Khi nào bạn nên tìm gặp Chuyên gia tâm lý trị liệu?
Bạn nên gặp các chuyên gia tâm lý trị liệu khi tình trạng trầm cảm của bạn ảnh hưởng đến công việc, học tập, mối quan hệ, sinh hoạt hàng ngày, bạn muốn cải thiện nhưng không tự mình làm được, bạn không muốn bị phụ thuộc vào thuốc và đặc biệt là bạn có suy nghĩ tự tử hoặc làm tổn thương người khác. Trị liệu tâm lý càng sớm, khả năng hồi phục càng nhanh và chi phí cũng tiết kiệm hơn.
Phương pháp tâm lý trị liệu đặc biệt thích hợp với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ vị thành niên, người cao tuổi, người đang sử dụng thuốc để điều trị các bệnh mãn tính khác.
“Điều quan trọng là bạn cần phải vượt qua được chính bản thân mình. Và yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân hay chuyên gia là một dấu hiệu của sức mạnh” – Chuyên gia tâm lý trị liệu Cao Kim Thắm nhấn mạnh.
Nếu bạn cần có thêm sự chỉ dẫn phù hợp và đúng đắn cho tình trạng tâm lý hiện tại của mình, hãy liên hệ Chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Cao Kim Thắm qua Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp
Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com/
Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Đặt lịch tham vấn: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen