Thuốc Bôi Viêm Bao Quy Đầu
Thuốc bôi viêm da quy đầu có nhiều loại như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế virus, corticoid… Để lựa chọn được loại thuốc tốt nhất, nam giới cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân cùng mức độ bệnh. Trong quá trình dùng thuốc bôi chống viêm bao quy đầu cần chú ý tuân thủ theo đúng khuyến cáo về liều lượng, thời gian điều trị để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại.
Viêm bao quy đầu bôi thuốc gì?
Viêm bao quy đầu là tình trạng lớp da mỏng bao bọc bên ngoài đầu dương vật bị sưng viêm, tấy đỏ gây đau đớn, ngứa ngáy. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do phái mạnh không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hoặc mặc quần lót bó sát khiến cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay virus có cơ hội phát triển và gây nhiễm trùng.
Bệnh viêm bao quy đầu khá phổ biến ở nam giới, có thể gặp ở cả bé trai và những người đàn ông trưởng thành. Thống kê cho thấy, có khoảng 40% nam giới từng đến phòng khám nam khoa để điều trị vấn đề này. Bệnh thường gặp ở những người có bao quy đầu dài/hẹp, bị tiểu đường hoặc quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khiến bao quy đầu bị sưng viêm.
Hầu hết các trường hợp bị viêm bao quy đầu ở mức độ nhẹ đến vừa đều đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi. Nhóm thuốc này có tác dụng tại chỗ, giúp tác động trực tiếp lên vùng tổn thương nên hạn chế được tác dụng phụ cho cơ thể.
Thuốc bôi chống viêm bao quy đầu có nhiều loại với những tác dụng khác nhau. Bệnh nhân có thể được chỉ định 1 loại thuốc hay kết hợp nhiều thuốc cùng lúc. Chúng thuộc các nhóm sau:
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho người bị nhiễm khuẩn
- Thuốc kháng virus: Đáp ứng tốt với các trường hợp bị viêm bao quy đầu do nhiễm virus
- Thuốc kháng nấm: Được chỉ định khi xét nghiệm thấy nấm ở vùng tổn thương.
- Thuốc corticosteroid: Dùng cho các trường hợp không đáp ứng được với thuốc kháng viêm non-steroid.
- Thuốc làm khô se bề mặt tổn thương
- Thuốc chứa chất dưỡng ẩm, bảo vệ và kích thích tái tạo các tế bào da mới.
6 loại thuốc bôi viêm bao quy đầu hiệu quả
Các loại thuốc bôi đang được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm bao quy đầu gồm:
1. Thuốc bôi trị viêm bao quy đầu Acyclovir
Acyclovir là thuốc bôi chống viêm bao quy đầu được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị nhiễm trùng do virus. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự sinh sôi, phát triển của một số chủng virus gây bệnh, đặc biệt là herpes sinh dục.
Thuốc Acyclovir được sử dụng để điều trị viêm bao quy đầu tại chỗ theo đường bôi ngoài. Khi tiếp xúc với bề mặt tổn thương, các thành phần hoạt chất có trong thuốc vừa giúp hỗ trợ tiêu diệt virus, làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, đồng thời xoa dịu cơn đau cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giúp tổn thương ở bao quy đầu nhanh hồi phục. Đối với các trường hợp bị suy yếu hệ miễn dịch, sử dụng thuốc Acyclovir còn giúp ngăn chặn sự lây lan của virus tới các cơ quan lân cận, giúp cho nam giới tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng trên diện rộng.
Acyclovir được bào chế dưới dạng kem tuýp 2g, 10g. Thuốc còn có sẵn dưới dạng uống hoặc dạng tiêm tĩnh mạch nhưng ít khi được chỉ định và chúng cho tác dụng toàn thân, chỉ thích hợp với người bị nhiễm trùng nghiêm trọng, virus lây lan trên diện rộng.
Thuốc bôi Acyclovir chỉ có tác dụng tại chỗ nên ít gây ra tác dụng phụ hơn so với các thuốc điều trị toàn thân. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nam giới nên đề phòng khi gặp các triệu chứng như nóng rát dữ dội ở vùng tổn thương, mệt mỏi, nổi mề đay… Thuốc dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
Liều lượng:
- Mỗi ngày bôi thuốc 5 lần. Làm sạch và lau khô bao quy đầu trước khi thoa thuốc.
- Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày liên tục. Tuy nhiên, có những trường hợp bị nhiễm trùng nặng thời gian điều trị có thể kéo dài lên đến 10 ngày.
- Không bôi thuốc vào ban đêm.
Giá bán tham khảo:
Giá bán của thuốc bôi viêm bao quy đầu Acyclovir phụ thuộc vào thương hiệu thuốc, nguồn gốc xuất xứ và hàm lượng:
- Acyclovir Stella Cream 5g: 16.000 đồng/tuýp
- Acyclovir Stada cream 5g: 25.000 đồng/tuýp
2. Thuốc mỡ kháng sinh Polybamycin chữa viêm bao quy đầu
Polybamycin là thuốc kháng sinh được bào chế ở dạng thuốc mỡ bôi ngoài da. Loại thuốc này được chỉ định rộng rãi cho nam giới bị viêm bao quy đầu do nhiễm vi khuẩn.
Thuốc Polybamycin được bào chế từ Bacitracin (400 IU) kết hợp với các thành phần khác gồm Neomycin (3.5 mg) và Polymyxin B (5000 IU). Đây là 3 loại kháng sinh nằm trong nhóm polypeptid và aminoglycosid. Chúng hoạt động bằng cách tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp protein cùng ARN để tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt và không thể tiếp tục sinh trưởng.
Chống chỉ định sử dụng Polybamycin cho người bị dị ứng với một trong 3 thành phần của thuốc. Không bôi thuốc lên vùng bao quy đầu có vết thương hở. Nghiên cứu cho thấy, thuốc Polybamycin có thể gây ra một số phản ứng dị ứng chậm hoặc gây kích ứng da, sốc thuốc đối với các trường hợp quá mẫn cảm. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây độc tính tai, điếc, thủng màng nhĩ khi bôi trên diện rộng hoặc lạm dụng kéo dài. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn nên ngừng sử dụng ngay, rửa sạch bao quy đầu và thông báo cho bác sĩ điều trị biết.
Liều lượng:
- Làm sạch vùng bao quy đầu bị viêm, dùng khăn mềm thấm khô. Sau đó lấy lượng thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng lên khu vực cần điều trị.
- Tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, mỗi ngày bạn có thể thoa thuốc từ 1 – 3 lần.
- Không bôi thuốc kéo dài liên tục quá 7 ngày khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
3. Thuốc bôi chống viêm bao quy đầu Neomycin Sulfate
Thêm một loại thuốc bôi viêm bao quy đầu thông dụng để bạn tham khảo đó là Neomycin Sulfate. Đây là một loại kháng sinh nằm trong nhóm aminoglycosid có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein của một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gram -, gram + cùng các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh viêm bao quy đầu ở nam giới.
Đôi khi, thuốc Neomycin Sulfate còn được sử dụng để dự phòng và điều trị các nhiễm trùng trên bề mặt bao quy đầu và các vùng da khác có liên quan đến chàm da, dị ứng, phát ban… Tuy nhiên, các trường hợp có bao quy đầu nhạy cảm hoặc từng quá mẫn với thành phần của loại thuốc này tuyệt đối không nên sử dụng.
Một số báo cáo cho thấy, Neomycin Sulfate có thể mang lại một số phản ứng phụ như kích ứng da, khô da bao quy đầu, nổi mẩn hoặc thay đổi màu sắc vùng da cần điều trị. Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài còn gây lờn kháng sinh và khiến cho tình trạng nhiễm trùng thêm nghiêm trọng. Thận trọng tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ khi dùng Neomycin Sulfate điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận và thính giác, nhiễm trùng lan rộng, viêm bao quy đầu sau bỏng.
Liều lượng và cách dùng thuốc:
- Mỗi ngày bôi thuốc 1 – 3 lần để chữa viêm bao quy đầu cho thanh thiếu niên và nam giới trưởng thành.
- Trẻ em chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn
- Không bôi thuốc Neomycin Sulfate quá 5 lần trong ngày
- Chỉ bôi một lớp mỏng thuốc trong phạm vi vùng bao quy đầu bị tổn thương. Không dùng trên diện rộng khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tránh thoa lên vết thương hở.
4.Thuốc bôi Hydrocortisone chữa viêm bao quy đầu
Hydrocortison là một loại thuốc thuộc nhóm glucocorticoid. Các trường hợp bị viêm bao quy đầu nặng và không đáp ứng được với các loại thuốc kháng viêm thông thường có thể được bác sĩ chỉ định thuốc này.
Khi tiếp xúc với vùng tổn thương, Hydrocortison sẽ hoạt động bằng các ức chế miễn dịch, làm giảm phản ứng dị ứng ở bao quy đầu, giúp vùng tổn thương bớt sưng viêm. Ở dạng bôi, Hydrocortison có thể được bào chế dưới các hình thức như kem, gel, lotion hay thuốc mỡ. Thuốc không chỉ có tác dụng giảm viêm mà còn cải thiện đáng kể các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở bao quy đầu.
Thuốc bôi viêm bao quy đầu Hydrocortison thường chỉ được sử dụng trong ngắn hạn bởi loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:
- Teo cơ, teo da
- Loãng xương
- Chậm phát triển khi dùng kéo dài cho trẻ
- Viêm da tiếp xúc
- Sốc phản vệ
- Dị ứng da
- Tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn cơ hội…
Liều lượng:
- Thoa thuốc từ 2 – 3 lần mỗi ngày trong thời gian đầu
- Giảm tần suất bôi xuống còn 1 – 2 lần khi bao quy đầu đã bớt sưng viêm.
- Không dùng thuốc kéo dài quá 2 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
5. Thuốc bôi viêm bao quy đầu Chloram H
Chloram H là loại thuốc bôi chống viêm bao quy đầu có sự phối hợp giữa thành phần hoạt chất kháng sinh Chloramphenicol cùng chất kháng viêm Hydrocortisone acetate. Thuốc vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vừa hỗ trợ giảm sưng đau, xoa dịu cơn ngứa, giúp tổn thương ở bao quy đầu nhanh hồi phục. Chloram-H đáp ứng tốt với các trường hợp bị viêm bao quy đầu do ký sinh trùng, vi khuẩn gram (-) hoặc gram (+).
Tránh bôi Chloram H trên diện rộng hoặc lạm dụng kéo dài, nhất là khi dùng điều trị viêm bao quy đầu cho các bé trai. Người bị dị ứng với thành phần thuốc hoặc suy giảm chức năng gan thận không nên sử dụng. Cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát hoặc nổi ban đỏ ở bao quy đầu có thể xuất hiện sau khi bạn sử dụng thuốc. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Liều dụng:
- Bôi thuốc trực tiếp lên vùng bao quy đầu bị viêm mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Thời gian điều trị kéo dài tối đa sau 1 tuần. Nếu bệnh chưa khỏi, hãy tái khám để được bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.
6. Thuốc Calamine Lotion điều trị viêm bao quy đầu
Calamine Lotion được sử dụng để bôi ngoài da nhằm mục đích xoa dịu cơn ngứa cùng cảm giác kích ứng khó chịu ở bao quy đầu, đồng thời giúp bề mặt tổn thương nhanh khô, se.
Một số trường hợp có thể bị dị ứng với thành phần của Calamine Lotion gây ra các tác dụng phụ như nổi mề đay, phát ban, khó thở. Loại thuốc này thường được chỉ định kết hợp cùng với thuốc kháng viêm, thuốc kháng virus, vi khuẩn để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Nếu sau 7 ngày sử dụng mà các triệu chứng viêm bao quy đầu vẫn không tiến triển thì bạn nên tới bệnh viện gặp bác sĩ để thay đổi loại thuốc khác có đáp ứng tốt hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi chống viêm bao quy đầu
- Bệnh viêm bao quy đầu không được điều trị đúng cách có thể hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng giường chiếu của phái mạnh hoặc thậm chí khiến nam giới mất khả năng làm cha. Chính vì vậy, bạn nên đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc về nhà điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Lạm dụng thuốc bừa bãi có thể gây kháng kháng sinh, lờn thuốc và nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Làm sạch bao quy đầu trước khi thoa thuốc để các hoạt chất nhanh thẩm thấu và phát huy hiểm quả tốt hơn.
- Không bôi thuốc quá dày gây kích ứng bao quy đầu
- Sau khi thoa thuốc xong, bạn nên đợi một lúc để thuốc khô và thẩm thấu hoàn toàn trước khi mặc quần vào.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn có ý định kết hợp thuốc bôi viêm bao quy đầu kê đơn với các loại thuốc thảo dược tự chế.
- Mặc quần rộng rãi và giữ cho vùng kín luôn thoáng mát, sạch sẽ để giảm thiểu các tác dụng khó chịu và giúp thuốc phát huy hiệu quả nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm