Cách chữa trị thoái hoá đốt sống cổ
Đau nhức mỏi cổ vai gáy, đau đầu, giảm thị lực… là những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, thoát vị, thậm chí là bại liệt. Việc hiểu rõ những nguyên nhân, dấu hiệu là điều vô cùng cần thiết để phòng ngừa và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng lão hóa, hao mòn hoặc tổn thương của sụn khớp. Các vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa thường gặp là C3, C4, C5, C6, bởi đây là vị trí chịu chèn ép lớn nhất khi vận động vùng cổ vai gáy.
-
Nguyên nhân của thoái hóa cột sống cổ
Có rất nhiều yếu tố gây ra thoái hóa cột sống cổ, nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân dưới đây:
✔️ Do tuổi tác, thoái hóa tự nhiên: Khi con người già đi, cơ thể và hệ xương khớp cũng yếu dần, khả năng tái tạo sụn khớp và lượng dịch bôi trơn cũng ít đi, do đó dễ bị thoái hóa cột sống.
✔️ Do tai nạn, chấn thương: Các va đập do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tập luyện thể thao… khiến đốt sống cổ tổn thương, phá vỡ cấu trúc sụn khớp ở cột sống cổ.
✔️ Do tính chất công việc, sai tư thế: Những người ngồi làm việc với một tư thế quá lâu (văn phòng), hoặc làm những công việc thường xuyên bê vác vật nặng, cúi đầu, gập cổ, ngửa cổ… có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao.
✔️ Do di truyền, bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có dị dạng đốt sống do di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà.
✔️ Do cân nặng: Béo phì, thừa cân khiến các đốt sống cổ phải chịu trọng lượng cơ thể lớn, dẫn đến tổn thương, hao mòn.
✔️ Nguyên nhân khác: Sử dụng chất kinh thích, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học…
-
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Ở mỗi giai đoạn, thoái hóa đốt sống cổ có biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung người bệnh thường có một số dấu hiệu sau đây:
+ Đau nhức cổ: Những cơn đau tăng lên khi xoay cổ hoặc vận động.
+ Cứng cổ: Hiện tượng này thường gặp vào buổi sáng khi thức dậy
+ Đau tai, đau đầu, hoa mắt, giảm thị lực: Thoái hóa cổ khiến dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng đau nhức.
+ Tê bì cánh tay và ngón tay.
+ Vận động khó khăn, nhất là khi hoạt động tại vùng cổ như xoay cổ, ngửa cổ, cúi đầu…
+ Dấu hiệu Lhermitte: là hiện tượng khó chịu đột ngột, cảm giác có luồng điện đi xuống xương sống, tay, chân…
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh xương khớp phổ biến không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không chữa trị đúng cách hoặc kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:
+ Thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình
+ Chèn ép rễ thần kinh
+ Hạn chế vận động, rối loạn cảm giác tứ chi
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gai xương
+ Teo cơ, biến dạng đốt sống
+ Bại liệt, tàn phế
Những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến
Thoái hóa đốt sống cổ rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ được đẩy lùi.
Vì vậy, khi có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chụp X – Quang, MRI để xác định tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn cách chữa trị hiệu quả.
Hiện nay, có 3 biện pháp chữa xương khớp, thoái hóa cột sống cổ phổ biến gồm: Dân gian, tây y và đông y.
1. Chữa trị thoái hóa đốt sống cổ bằng mẹo dân gian
Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng khi gặp phải các triệu chứng thoái hóa. Người bệnh sử dụng các mẹo, bài thuốc dân gian lưu truyền từ xa xưa từ lá lốt, cỏ xước, cỏ trinh nữ, đinh lăng, kinh giới… để uống, chườm, đắp, nhằm giảm đau, viêm sưng tại chỗ.
✔️ Bài thuốc uống từ lá lốt, cây trinh nữ, đinh lăng: Rửa sạch và phơi khô 30gam mỗi loại. Sau đó cho tất cả vào đun cùng 1,5 lít nước và uống hàng ngày.
✔️ Bài thuốc đắp từ lá lốt, ngải cứu, cây chó đẻ: Rửa sạch mỗi loại thảo dược 300gam, để ráo nước, xay nát. Cho hỗn hợp vào chảo sao nóng với lửa nhỏ, sau đó đặt vào khăn mỏng và chườm lên vị trí cổ bị đau.
✔️ Bài thuốc chườm nóng từ ngải cứu: Rửa sạch 300gam lá ngải cứu, để ráo, cho vào chảo sao nóng cùng 1 nắm muối hạt. Sau đó cho hỗn hợp này vào một mảnh vải, để bớt nóng và chườm lên vùng cổ bị thoái hóa.
✔️ Bài thuốc uống từ ngải cứu và mật ong: Rửa sạch 300 gam ngải cứu và giã nát. Sau đó lọc lấy nước, pha với 2 thìa mật ong. Uống hỗn hợp 2 lần/ngày.
Ưu điểm:
– Các bài thuốc dân gian dễ kiếm, dễ thực hiện tại nhà
– An toàn, lành tính, chi phí rẻ
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với trường hợp thoái hóa đốt sống thể nhẹ, với giai đoạn mãn tính, biện pháp này gần như không có tác dụng. Mặt khác, các mẹo dân gian chỉ mang tính truyền miệng, không có kiểm chứng khoa học.
2. Sử dụng phương pháp tây y chữa thoái hóa đốt sống cổ
Cơ chế chữa bệnh của tây y là tập trung điều trị các triệu chứng từ bên ngoài, nhằm giảm đau, tiêu viêm.
- Điều trị thoái hóa cổ bằng thuốc tây
Bác sĩ thường chỉ định người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sử dụng một số loại thuốc tây sau:
+ Thuốc giảm đau (Acetaminophen, Paracetamol)
+ Thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAID): Diclofenac, Meloxicam, Aspirin…
+ Thuốc giãn cơ Tolperisone(Mydocalm), Mephenesin(Decontractyl), Eperisone HCl (Myonal)…
+ Thuốc Corticosteroids (Methylprednisolone, Prednisone…)
Ưu điểm: Tiêu viêm, giảm đau nhanh, tiện lợi sử dụng.
Nhược điểm: Có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau dạy dày, suy gan thận… thậm chí là nhờn thuốc. Vì vậy người bệnh không tự ý mua uống mà sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Vật lý trị liệu
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị như giường kéo hiện đại, chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn trị liệu, chiếu thấu nhiệt vi sóng, túi chườm nóng… để tác động vào cột sống cổ bị thoái hóa, giúp giảm đau, kéo giãn cột sống, tăng tuần hoàn máu, giảm co thắt, phục hồi cử động.
- Bài tập dành cho thoái hóa cột sống cổ
Một số bài tập dành cho thoái hóa cổ hiệu quả thường được nhiều người áp dụng gồm:
– Bài tập gập cổ: Ngồi trên ghế, lưng thẳng, thực hiện động tác gập cổ xuống và giữ nguyên cho đến khi mỏi. Sau đó ngửa cổ ra sau, khi nào thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại động tác khoảng 10 – 15 lần.
– Bài tập nghiêng đầu: Dựa lưng vào ghế, đầu nghiêng sang phải. Dùng tay phải đặt lên tai trái, đẩy đầu qua phải, giữ nguyên cho đến khi mỏi thì nghỉ. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Lặp lại động tác khoảng 15 lần.
– Bài tập kéo giãn: Người bệnh nằm ngửa, nhờ 1 người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường dùng 2 tay đặt phía sau gáy nâng đỡ đầu lên, đồng thời dùng lực kéo để làm giãn cột sống.
- Phẫu thuật
Đây là biện pháp được sử dụng với trường hợp bệnh nặng, điều trị nội khoa hoặc vật lý trị liệu không có kết quả. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến gồm: mổ nội soi, mổ hở, phẫu thuật thay thế đĩa đệm…
Mặc dù phẫu thuật có thể giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi thoái hóa đốt sống cổ, nhưng chi phí rất cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này.
3. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y
Đông y là phương pháp được nhiều người tìm đến sau khi sử dụng mẹo dân gian hoặc tây y không mang lại kết quả. Cơ chế điều trị của y học cổ truyền là tác động sâu vào bên trong, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, điều hòa cơ thể, nâng cao sức khỏe để bệnh không có cơ hội tái phát.
Để chữa thoái hóa đốt sống cổ, đông y sử dụng các phương pháp sau:
- Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp: Tác động vào kinh mạch, huyệt đạo để thông kinh hoạt lạc, giảm đau, giảm cơ cứng vùng cổ.
- Cấy chỉ: sử dụng chỉ tự tiêu đưa vào các huyệt, giúp kháng viêm, giảm áp lực vùng cổ thoái hóa, giảm đau, giải phóng chèn ép dây thần kinh…
- Sử dụng bài thuốc từ thiên nhiên (chủ yếu là thuốc nam): các phương thuốc gồm nhiều loại thảo dược quý, có tác dụng chữa bệnh tốt, vừa trị bệnh từ gốc, vừa phục hồi chức năng phủ tạng, nâng cao sức đề kháng.
Ưu điểm:
– An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ
– Phù hợp với cơ địa người Việt
– Hiệu quả lâu dài
Nhược điểm: Mất công đun sắc, thời gian sử dụng lâu do thuốc điều trị từ gốc đến ngọn.
Thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, hỗ trợ việc điều trị và gia tăng hiệu quả, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể:
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C (cam, ổi, bưởi, dứa, đu đủ…), bổ sung các thực phẩm giàu canxi (sữa, tôm, cua…), các loại nấm, đậu nành, vitamin D…
- Nên kiêng các thực phẩm cay nóng, giàu chất béo, thịt đỏ, bia, rượu, nước có ga, chất kích thích…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Không ngồi quá lâu với 1 tư thế, thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày (đi bộ, bơi lội, yoga…)
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh dễ mắc nhưng khó chữa. Vì vậy ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, từ đó có hướng điều trị hiệu quả, dứt điểm, tránh các biến chứng nguy hiểm.