Safinamide

Safinamide
Hoạt Chất

Safinamide

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh Parkinson

    Quốc gia sản xuất: Mỹ

Tác giả: Cập nhật: 2:24 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Safinamide là loại thuốc ức chế MAO, thường được sử dụng trong điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của căn bệnh Parkinson. Nó giúp cải thiện khả năng hoạt động bình thường cho người bệnh, giảm tình trạng đau cứng cơ hay run rẩy, cứng khớp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tăng cường các chất tự nhiên có lợi trong não, phục hồi hệ thần kinh.

Công dụng của thuốc Safinamide

Parkinson là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể người bệnh thiếu hụt dopamine – một loại hormone dẫn truyền thần kinh có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát não bộ và các hoạt động trong cơ thể.

Thuốc Safinamide có công dụng gì?
Thuốc Safinamide có công dụng gì?

Khi thiếu hụt loại hormone này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như rối loạn vận động, co cứng cơ khớp, run rẩy, di chuyển khó khăn và chậm chạp. Những dấu hiệu này là triệu chứng điển hình của căn bệnh Parkinson.

Thuốc Safinamide được sử dụng trong điều trị bệnh lý Parkinson bằng cách kích thích sản sinh các chất tự nhiên có lợi trong não bộ, trong đó có dopamine. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson, giúp bệnh nhân có thể hoạt động bình thường.

Thuốc Safinamide được bào chế dưới dạng viên nén. Liều dùng của người bệnh sẽ do các bác sĩ trực tiếp chỉ định.

Dùng thuốc Safinamide như thế nào?

  • Thuốc Safinamide được sử dụng bằng đường uống trực tiếp. Liều lượng thuốc sẽ được đưa ra dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.
  • Có thể dùng thuốc kèm hay không kèm thức ăn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên dùng thuốc kèm thức ăn để hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Khi uống thuốc, người bệnh nên nuốt trọn cả viên. Tránh việc nhai, nghiền nhỏ hoặc ngậm thuốc trong miệng, điều này sẽ làm thuốc phát huy công dụng mạnh tại chỗ và dễ khiến cho người bệnh bị kích ứng.
  • Nên uống thuốc cùng một cốc nước đầy để tăng khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
  • Thuốc Safinamide sẽ đem lại hiệu quả khá tốt nếu được sử dụng đúng cách và đều đặn. Do đó, người bệnh nên tạo cho mình thói quen dùng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày. Điều này sẽ giúp thuốc phát huy công dụng ổn định, đồng thời giúp người bệnh tránh việc quên liều.
  • Tình trạng cao huyết áp đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Do đó, người bệnh cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo an toàn.
  • Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.
  • Sau một thời gian dùng thuốc, nếu tình trạng bệnh lý không tiến triển tốt, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Liều dùng thuốc Safinamide

Sau khi thăm khám và tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Thuốc Safinamide sẽ được phân chia liều lượng như sau:

1. Liều dùng cho người lớn

  • Liều khởi đầu: Sử dụng thuốc Safinamide với liều lượng 50mg/lần/ngày.
  • Liều duy trì: Sau khoảng 2 tuần, bác sĩ sẽ theo dõi khả năng dung nạp thuốc của người bệnh và có thể tăng liều lên 100mg.

*** Lưu ý: Liều dùng thuốc tối đa trong một ngày không được vượt quá 100mg.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về liều dùng thuốc Safinamide cụ thể cho trẻ nhỏ. Do đó, trong trường hợp thực sự cần sử dụng, người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình điều trị bệnh.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Safinamide

Khi dùng thuốc Safinamide, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Liệt kê đầy đủ cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới.
  • Dùng thuốc đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
  • Trường hợp đang mang thai, dự định có con, đang cho con bú hoặc chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ về vấn đề dùng thuốc, hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình điều trị.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Thông báo với bác sĩ về vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải.

Tác dụng phụ của thuốc Safinamide là gì?

Khi dùng thuốc không đúng cách, sai liều lượng hoặc cơ thể mẫn cảm với thuốc, người bệnh có thể gặp phải một tác dụng phụ sau đây:

  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu
  • Buồn ngủ thường xuyên và dữ dội
  • Khó khăn trong việc giữ thăng bằng
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu giận
  • Dễ bị kích động, bồn chồn, lo lắng
  • Cơ thể cử động không kiểm soát
  • Dễ bị ngất xỉu, cơ thể mệt mỏi, mất sức
  • Ham muốn tình dục tăng cao
  • Co cứng cơ khớp, thậm chí có thể bị co giật
Safinamide có thể gây ra tình trạng co cứng khớp xương cho người bệnh
Safinamide có thể gây ra tình trạng co cứng khớp xương cho người bệnh

Khi thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu trên đây, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh để chúng trở nên nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Tương tác của thuốc Safinamide

1. Những thuốc nào tương tác với Safinamide?

Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc có thể dẫn đến nhiều tương tác nhất định, gây ảnh hưởng đến công dụng thuốc cũng như sức khỏe của người bệnh. Để hạn chế điều này, người bệnh cần cung cấp cho bác biết về các loại thuốc mà bản thân đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới.

Bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin mà người bệnh cung cấp để điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc Safinamide mà người bệnh cần lưu ý:

  • Apraclonidin
  • Bupropion
  • Buspirone
  • Carbamazepin
  • Thuốc giảm cân/ăn kiêng: Diethylpropion
  • Deutetrabenazine
  • Dextromethorphan
  • Methyldopa
  • Một số chất bổ sung: Tryptophan, Tyramine
  • Tetrabenazine
  • Thuốc điều trị chứng đau nửa đầu Sumatriptan, Rizatriptan, Zolmitriptan
  • Valbenazine
  • Các loại thuốc gây nghiện có hại như thuốc lắc
  • Thảo dược wort St. John
  • Các loại thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc gây rối loạn thiếu tập trung như Amphetamine, Methylphenidate
  • Cyclobenzaprine
  • Meperidine
  • Methadone
  • Propoxyphene
  • Tramadol
  • Các loại thuốc ức chế MAO khác

2. Thức ăn và bia rượu có tương tác với thuốc Safinamide?

Những loại thực phẩm có nhiều chất Tyramine có thể tương tác với thuốc Safinamide và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất này như phô mai, dưa chua, thực phẩm lên men, chất làm ngọt nhân tạo, đồ ăn nhanh, trái cây họ cam quýt,…

Bên cạnh đó, rượu bia cũng là loại đồ uống chứa nhiều Tyramine. Khi sử dụng, chúng có thể làm suy giảm công dụng của thuốc, đồng thời khiến người bệnh gặp phải nhiều tác dụng phụ. Vậy nên người bệnh tuyệt đối không nên uống rượu bia trong khi đang dùng thuốc Safinamide.

3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Safinamide?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể tác động đến công dụng của thuốc Safinamide. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà bản thân đang mắc phải để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nên làm gì khi dùng thuốc quá/ lỡ liều?

Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Lúc này, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Lưu ý, hạn chế việc tự chữa trị tại nhà vì một vài sai lầm có thể khiến các triệu chứng của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Còn với trường hợp dùng thuốc lỡ liều, người bệnh có thể khắc phục bằng cách uống thuốc trong thời gian nhớ ra sớm nhất. Nếu đã gần với giờ dùng thuốc kế tiếp, người bệnh nên bỏ qua liều cũ và duy trì liều mới. Hoặc để an toàn, người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc gấp đôi liều lượng quy định.

Bảo quản thuốc Safinamide như thế nào?

  • Nên để thuốc ở những nơi thoáng mát và có nhiệt độ phòng ổn định.
  • Tránh để thuốc ở nơi có độ ẩm hoặc bị tác động bởi ánh nắng trực tiếp.
  • Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà tắm.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ và thú nuôi trong gia đình.
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì nếu không sử dụng đến.
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách hủy thuốc sao cho an toàn.

Thuốc Safinamide điều trị bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Safinamide điều trị bệnh bằng cách kích thích sản sinh các chất tự nhiên có lợi trong não, tăng hàm lượng Dopamine, từ đó giảm bớt các triệu chứng khó chịu của Parkinson như: Run rẩy, co cứng khớp xương, khó khăn trong hoạt động,…

Safinamide điều trị bệnh Parkinson có hiệu quả không?
Safinamide điều trị bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Vậy thuốc Safinamide trị bệnh Parkinson có hiệu quả không? Safinamide đem lại công dụng khác nhau cho từng đối tượng bệnh nhân. Với người có cơ địa hợp thuốc và tình trạng bệnh còn nhẹ, thuốc sẽ nhanh chóng phát huy được tối đa công dụng.

Tuy nhiên, với những người dễ mẫn cảm với thuốc và tình trạng bệnh lý đã ở giai đoạn nặng thì thuốc Safinamide sẽ không thể đem lại kết quả tốt nhất.

Thuốc Safinamide có giá bao nhiêu?

Giá thuốc Safinamide thường có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán. Do đó, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc cửa hàng thuốc uy tín để mua thuốc trực tiếp với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo.

Trên đây là những thông tin về loại thuốc điều trị bệnh Parkinson Safinamide. Mong rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho người dùng trong quá trình loại bỏ bệnh lý khó chịu này. Nếu còn điều gì thắc mắc, người dùng có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn một cách chính xác.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Bệnh nhân bị Parkinson nên dùng thuốc Rasagiline như thế nào cho hiệu quả?

Nguồn tham khảo
Top