Insulin glargine là một trong những loại insulin điển hình được công ty dược phẩm đa quốc gia của Pháp – Sanofi Aventis sản xuất nhằm giúp các bệnh nhân bị đái tháo đường bình ổn lại lượng đường trong máu, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị mù lòa, hoại tử tay chân, đột quỵ… Thuốc còn được biết đến với một số tên gọi khác như Lantus, Basaglar và Toujeo.
Thuốc Insulin glargine có công dụng gì?
Tiêm insulin là một trong những cách điều trị hữu hiệu cho các bệnh nhân bị tiểu đường, đặc biệt là đối tượng mắc tiểu đường tuýp 1. Một trong những loại insulin hiện nay được nhiều người bệnh tin dùng đó chính là Insulin glargine. Nó còn được biết đến với một số tên gọi khác như Lantus, Basaglar và Toujeo.
Khi được đưa vào bên trong cơ thể, nó sẽ đóng vai trò như insulin được cơ thể sản sinh ra một cách tự nhiên. Thuốc có vai trò là kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn gan tạo ra đường, tăng lượng đường đến các cơ bắp, chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào.
Chỉ sau vài giờ được tiêm vào cơ thể người bệnh, thuốc sẽ bắt đầu hoạt động và nó có thể kéo dài mức độ hiệu quả trong vòng 24 giờ. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng insulin glargine kết hợp với một loại thuốc khác để giúp điều trị bệnh một cách có hiệu quả hơn.
Thuốc được sản xuất bởi Sanofi-Aventis – một công ty dược phẩm đa quốc gia của Pháp. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Chỉ cần dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, lượng đường huyết bên trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường sẽ được kiểm soát để hạn chế tối đa nguy cơ bị mù lòa, đột quỵ…
Nên sử dụng Insulin glargine như thế nào?
Insulin glargine không có dạng viên uống. Nó chỉ được sản xuất ở dạng dung dịch tiêm hoặc bút tiêm. Thuốc thường được tiêm dưới da ở một số khu vực như:
Bụng: Tiêm ở vị trí cách rốn khoảng 5 cm. Theo các bác sĩ, khi được tiêm vào bụng, insulin glargine nói riêng và các loại insulin khác nói chung sẽ đi vào máy một cách nhanh nhất.
Cánh tay: Đặt kim tiêm ở mặt sau của cánh tay, khoảng cách giữa vai và khuỷu tay. Tuy nhiên ở vị trí này, bệnh nhân khó có thể tự tiêm mà cần phải có sự hỗ trợ của một người khác. Tốc độ insulin vào máu ở mức độ vừa phải
Đùi: Đâm kim vào phía trước của đùi, chỗ có nhiều mô mỡ
Lưng hoặc hông: Đây cũng là khu vực thường được lựa chọn để tiêm insulin glargine vào bên trong cơ thể. Ở vị trí này và đùi, tốc độ hấp thụ insulin sẽ chậm nhất.
Khi tiêm insulin glargine, người bệnh cần nhớ thường xuyên thay đổi vị trí tiêm để khu vực đó không bị thâm tím hoặc gặp các tổn thương bề mặt da khác. Mọi người tuyệt đối không tự ý tiêm dung dịch thuốc vào tĩnh mạch hoặc cơ vì có thể dẫn đến hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
1. Liều dùng Insulin Glargine cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1
Đối với người lớn:
Liều ban đầu: 0,5-0,8 đơn vị/kg/ngày
Giai đoạn giữa: 0,2-0,5 đơn vị/kg/ngày
Liều phân chia: 0,5-1,2 đơn vị/kg/ngày
Kháng insulin: 0,7-2,5 đơn vị/kg/ngày
Đối với trẻ trên 6 tuổi:
Liều khởi đầu: 0,5-0,8 đơn vị/kg/ngày
Giai đoạn giữa: 0,2-0,5 đơn vị/kg/ngày
Liều phân chia: 0,5-1,2 đơn vị/kg/ngày
Thanh thiếu niên: 0,8-1,5 đơn vị/kg/ngày.
2. Liều dùng Insulin Glargine cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2
Đối với người lớn:
Liều ban đầu: 0,5-1,5 đơn vị/kg/ngày
Liều duy trì: 2,5 đơn vị/kg/ngày
Đối với trẻ trên 6 tuổi:
Liều ban đầu: 0,5-1,5 đơn vị/kg/ngày
Liều duy trì: 2,5 đơn vị/kg/ ngày
Tác dụng phụ của Insulin glargine là gì?
Khi sử dụng insulin glargine, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:
Đổ nhiều mồ hôi
Chóng mặt, buồn ngủ
Rối loạn nhịp tim
Thường xuyên đau nhức mỏi tay chân
Phát ban, nổi mẩn ngứa trên da
Tiêu chảy
Đau đầu, mắc chứng khó tiêu
Hay bị tỉnh giấc về ban đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Cơ thể dễ mệt mỏi, thiếu sức sống
Tăng cân nhanh chóng
Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Insulin glargine?
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Mắc bệnh về gan hoặc thận
Bị suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề khác liên quan đến tim mạch
Người bị huyết áp thấp
Trẻ em dưới 6 tuổi
Đang dùng thuốc điều trị một căn bệnh nhiễm trùng nào đó
Bệnh nhân thường xuyên bị rối loạn cảm xúc, có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực (từ hưng phấn bất ngờ chuyển sang trầm cảm)
Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Insulin glargine?
Chỉ tiêm một lần/ngày vào một khung giờ cố định mỗi ngày để tránh tình trạng quên liều
Rửa tay cũng như khu vực cần tiêm sạch sẽ trước khi cắm mũi kim insulin glargine
Không tiêm loại insulin này khi bệnh nhân có triệu chứng hạ đường huyết
Tránh ngừng dùng thuốc mà không thông báo cho bác sĩ
Khi đang sử dụng insulin glargine, người bệnh tránh tự ý chuyển sang dùng loại khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Nếu muốn tự tiêm insulin tại nhà, người bệnh cần được bác sĩ hướng dẫn cách tiêm một cách chính xác nhất
Thuốc có thể tiêm vào tĩnh mạch trừ khi được thực hiện bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn cao
Thuốc có thể được để trong lọ, người dùng cần sử dụng kim và ống tiêm. Mỗi lần tiêm, mọi người cần phải nhớ dùng kim tiêm mới hoàn toàn
Với thuốc dạng bút tiêm, hãy hỏi thật kỹ bác sĩ về cách sử dụng
Không dùng chung kim tiêm, ống tiêm với các bệnh nhân khác để tránh trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm
Không pha loãng hoặc trộn insulin glargine với bất kỳ loại insulin nào khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Luôn kiểm tra dung dịch insulin trước khi tiêm để đảm bảo nó phải có màu trong suốt và không có bất cứ cặn bẩn nào
Bệnh nhân có thể sẽ được tiêm khẩn cấp glucagon trong trường hợp bị hạ đường huyết nặng và không thể ăn uống được gì
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá khi mắc bệnh tiểu đường
Thường xuyên kiểm tra đường huyết để xác định mức độ hiệu quả của thuốc
Tập thể dục có thể làm tăng tốc độ cơ thể hấp thu insulin, do đó sau khi tiêm thuốc, mọi người nên chờ khoảng 45 phút, sau đó mới được phép vận động mạnh
Insulin glargine tương tác với những loại thuốc nào?
Insulin glargine sẽ tương tác với một số thuốc như:
Metreleptin (Myalept)
Iproniazid (Marsilid)
Isocarboxazid
Linezolid (Zyvox)
Xanh methylen
Moclobemide (Aurorix)
Nialamide (Niamid)
Phenelzine (Nardil)
Procarbazine (Matulane, Matulane)
Rasagiline (Azilect)
Selegiline (Emsam)
Tranylcypromine (Parnate)
Rosiglitazone (Avandia)
Metoprolol (Lopressor, Toprol)
Propranolol (Inderal
InnoPran
Pronol)
Pentamidin
Pramlintide
Pioglitazone
Exenatide
Acebutolol
Atenolol
Bisoprolol
Esmolol
Lisinopril
Quinapril
Ramipril
Candesartan
Clonidin
Guanethidin
Disopyramide
Fluoxetine
Sulfamethoxazole
Pentoxifylline
Albuterol
Terbutaline
Isoniazid
Bảo quản Insulin glargine như thế nào?
Bảo quản insulin glargine ở nhiệt độ phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh
Những lọ dung dịch insulin đã được mở bắt buộc phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Sau 28 ngày, với những lọ đã mở ra cho dù chưa dùng hết, mọi người cũng nên vứt bỏ đi
Insulin glargine cũng nên để ở nhiệt độ phòng
Nhà có trẻ con, người bệnh cần nhớ để thuốc tránh xa tầm với của các bé
Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
Nên mua Insulin glargine ở đâu? Giá bao nhiêu?
Insulin glargine hiện đã có bán tại nhiều bệnh viện cũng như hiệu thuốc trên toàn quốc. Giá thành của loại sản phẩm này không hề rẻ. Theo tìm hiểu, insulin glargine dạng bút tiêm có giá khoảng 1.800.000VNĐ và đương nhiên mức giá này sẽ có sự chênh lệch so với từng địa điểm bán.
Thuốc insulin glargine không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường. Nó chỉ có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức độ an toàn, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng. Chính vì thế, bên cạnh việc tiêm thuốc đều đặn mỗi ngày, bệnh nhân cần nhớ giữ tinh thần thoải mái, ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.