Quinine

Quinine
Hoạt Chất

Quinine

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Điều trị bệnh sốt rét do muỗi đốt

    Công ty sản xuất: PHARMAKINA

    Quốc gia sản xuất: Cộng hòa Dân chủ Congo

Tác giả: Cập nhật: 2:33 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Khi người bệnh bị chẩn đoán mắc sốt rét, một trong số những loại thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng đó là Quinine. Các chất bên trong thuốc Quinine khi được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh, nó sẽ dần dần tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét, từ đó trả lại cho người bệnh một cơ thể khỏe mạnh. Thuốc đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng nhận mức độ hiệu quả nên mọi người hoàn toàn có thể tin tưởng về mức độ hiệu quả và an toàn.

Thuốc Quinine có công dụng gì?

Sốt rét là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng gây ra do một loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Trong thời điểm mùa mưa, khi muỗi sinh sôi nảy nở nhiều, nguy cơ mắc bệnh sốt rét sẽ cao một cách chóng mặt. Ký sinh trùng sốt rét có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết muỗi đốt và sống trong hồng cầu hoặc gan.

Thuốc Quinine điều trị bệnh sốt rét
Thuốc Quinine điều trị bệnh sốt rét

Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến cho mọi người đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn chức năng gan
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Viêm gan mạn tính
  • Xơ gan
  • Hạ đường huyết
  • Cơ thể thiếu hụt sắt, axit folic
  • Đau hoặc viêm dây thần kinh

Khi bị bệnh tấn công, người bệnh cần phải tìm đến bệnh viện để bác sĩ chuẩn đoán tình hình. Bên cạnh đó, một đơn thuốc đặc trị sẽ được kê cho mỗi bệnh nhân. Một trong những loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này là Quinine.

Theo các chuyên gia y tế, Quinine khi được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh,  nó sẽ tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét sống bên trong các tế bào hồng cầu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần dùng một loại thuốc khác như primaquine để loại bỏ ký sinh trùng Plasmodium ra khỏi các mô các bên trong cơ thể. Quinine không được sử dụng để phòng chống sốt rét.

Sử dụng thuốc Quinine như thế nào?

Thuốc Quinine được bào chế dưới dạng viên nén và có liều lượng sử dụng cho từng đối tượng bệnh nhân như sau:

  • Uống 648mg Quinine (2 viên) mỗi ngày
  • Một ngày có thể uống khoảng 1-3 lần thuốc
  • Mỗi lần uống thuốc trong ngày cách nhau khoảng 8 tiếng
  • Sử dụng thuốc liên tục trong 3-7 ngày
  • Bác sĩ có thể có sự điều chỉnh liều lượng thuốc sau khi kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Thuốc có dạng viên nén
Thuốc có dạng viên nén

Thuốc Quinine có những tác dụng phụ nào?

Người bệnh cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần vì trong quá trình sử dụng Quinine, mọi người có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau tức ngực, bụng
  • Sốt
  • Phát ban, đỏ bừng mặt
  • Lượng đường trong máu bị hạ thấp
  • Số lượng tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu trong máu thấp
  • Viêm gan
  • Quáng gà, tầm nhìn bị ảnh hưởng
  • Buồn nôn, nô
  • Tiêu chảy
  • Giảm huyết áp
  • Đầu óc quay cuồng, chóng mặt
  • Khó phân biệt các màu sắc
  • Nhịp tim không đều
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Thường xuyên nhầm lẫn, sự tập trung suy giảm, mất phương hướng
  • Run rẩy tay chân

Các hiện tượng này có thể nhanh chóng biến mất nhưng cũng có thể âm ỉ kéo dài nhiều ngày và khiến bệnh nhân càng thêm mệt mỏi, khó chịu. Để cho yên tâm, nếu trong thời gian sử dụng thuốc Quinine, người bệnh phát hiện có sự hiện diện của các tác dụng phụ trên thì thông báo ngay cho bác sĩ.

Người bệnh có thể bị đau tức ngực khi dùng thuốc
Người bệnh có thể bị đau tức ngực khi dùng thuốc

Đối tượng nào cẩn trọng khi dùng thuốc Quinine?

Nếu người bệnh thuộc một trong những đối tượng dưới đây, bác sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh liều lượng Quinine, thậm chí là không cho phép họ sử dụng loại thuốc này.

  • Mắc một số bệnh về tim như suy tim, rối loạn nhịp tim
  • Nồng độ tiểu cầu thấp
  • Nồng độ kali trong máu thấp
  • Gan, thận, phổi không được khỏe
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Thiếu hụt enzym di truyền
  • Mắc bệnh Myasthenia gravis – bệnh nhược cơ, một bệnh lý thần kinh cơ tự miễn
  • Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thị giác
  • Trẻ dưới 16 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng thuốc Quinine?

  • Không sử dụng thuốc Quinine với mục đích khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
  • Không uống thuốc khi đói bụng
  • Sau khi dùng Quinine, nếu người bệnh cảm thấy đau bụng, hãy ăn nhẹ một chút gì đó
  • Quinine có thể được dùng cùng với một hoặc nhiều loại thuốc trị sốt rét khác nhưng chỉ trong trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ
  • Người bệnh nên dùng thuốc này 2 đến 3 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc kháng axit có chứa nhôm hoặc magiê
  • Sau 1-2 ngày uống thuốc, người bệnh sẽ thấy tác dụng của nó. Trong trường hợp bệnh tình không có tiến triển gì hoặc nó trở nên tồi tệ hơn, mọi người cần phải thông báo ngay cho bác sĩ
  • Nếu ngừng dùng thuốc quá sớm hoặc bỏ liều, bệnh tình có thể sẽ không được điều trị dứt điểm
  • Thuốc cần được đưa vào bên trong cơ thể một cách nguyên vẹn, điều đó có nghĩa là người bệnh không được cắn, nhai, nghiền nát viên thuốc trong miệng
  • Mỗi lần uống thuốc, bệnh nhân nên sử dụng khoảng 240ml nước
  • Không dùng liều hơn hoặc ít hơn liều lượng thuốc đã được bác sĩ chỉ định trước đó
  • Tuyệt đối không uống bia rượu trong thời gian sử dụng thuốc Quinine
Uống thuốc với một cốc nước đầy
Uống thuốc với một cốc nước đầy

Quinine tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các chuyên gia y tế, việc người bệnh cung cấp cho bác sĩ đầy đủ tên gọi các loại thuốc, kể cả thuốc điều trị bệnh lẫn vitamin và thảo dược, là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nhiều loại thuốc có tương tác phải Quinine nhưng không phải tất cả trong số đó đều có thể hỗ trợ đẩy mạnh tác dụng của Quinine.

Dưới đây là danh sách một số thuốc có tương tác với Quinine:

  • Thuốc ngăn ngừa và điều trị chứng sợ độ cao: Acetazolamide (Diamox),
  • Thuốc điều trị các bệnh liên quan đến phổi: Aminophylline (Truphylline), theophylline (Theo-Dur)
  • Thuốc để điều trị ung thư: asen trioxide (Trisenox), vandetanib (Capreba) và imatinib (Gleevec)
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp động mạch phổi: Bosentan (Tracleer)
  • Thuốc kháng sinh: azithromycin (Zithromax), clarithromycin (Biaxin), erythromycin (E-Mycin), levofloxacin (levaquin Leva-Pak), moxifloxacin (Avelox), pentamidine (Nebupent), telithromycin (Ketek), tetracycline (Sumycin)
  • Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline (Elavil), citalopram (Celexa), clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin), nefazodone (Serzone), venlafaxine (Effexor)
  • Thuốc chống nấm: itraconazole (Sporanox), ketoconazole (Nizoral), posaconazole (Noxafil), voriconazole (Vfend)
  • Thuốc làm tăng cholesterol: atorvastatin (Lipitor), simvastatin (Zocor), lovastatin (Mevacor)
  • Thuốc ho có chứa dextromethorphan
  • Thuốc điều trị bệnh về tim: amiodarone, digoxin, dofetilide, disopyramide, dronedaron, flecainide, ibutilide, metoprolol, procainamide, Propafenone, quinidine, sotalol, verapamil
  • Thuốc trị viêm gan C: boceprevir, telaprevir
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS: atazanavir, delavirdine, efavirenz, fosamprenavir, indinavir, nelfinavir, nevirapine, ritonavir, saquinavir
  • Thuốc chống buồn nôn và chống nôn: dolasetron, droperidol, ondansetron
  • Thuốc chống loạn thần: chlorpromazine, clozapine, haloperidol, mesoridazine, pimozide, thioridazine, ziprasidone
  • Thuốc chống động kinh: carbamazepine, fosphenytoin, oxcarbazepine, phenobarbital, phenytoin, primidone
  • Thuốc giảm axit dạ dày: cimetidine, ranitidine hoặc thuốc kháng axit có chứa nhôm
  • Thuốc trị lao: rifabutin, rifampin, rifapentine
Tránh dùng Quinine với loại thuốc này
Tránh dùng Quinine với loại thuốc này

Nên bảo quản thuốc Quinine như thế nào?

  • Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Không nên để thuốc trong tủ lạnh
  • Vị trí để thuốc cần phải cao hpn so với tầm với của trẻ
  • Thuốc sẽ nhanh bị hỏng nếu để ở những nơi ẩm ướt
  • Không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào thuốc

Mua thuốc Quinine ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Quinine có giá khoảng 50.000-60.000đ/lọ 180 viên. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng như cơ sở bán thuốc nào, thuốc Quinine cũng có giá như vậy. Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, mọi người nên mua trực tiếp tại bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Quinine được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài. Hy vọng thông qua bài viết, mọi người có cái nhìn tổng quát về nó, biết cách sử dụng cho chính xác.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Top